APEC bế mạc với tinh thần “liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng”
Sau hai ngày họp, HNCC APEC lần thứ 20 đã bế mạc tại thành phố cảng Vladivostok của Nga với việc thông qua Tuyên bố chung “ Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng” cùng 5 văn kiện kèm theo, nhấn mạnh cam kết hợp tác và tăng trưởng bền vững.
Tuyên bố và các văn kiện này khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của các nhà Lãnh đạo APEC cam kết thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, nâng cao vị thế quốc tế của Diễn đàn. Theo các văn kiện này, APEC sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng sáng tạo, an ninh năng lượng, tự do hóa thương mại hàng hóa môi trường, hợp tác giáo dục, chống tham nhũng và minh bạch hóa.
Hội nghị đánh giá cao việc Liên bang Nga lần đầu tiên đăng cai và tổ chức thành công các hoạt động APEC trong năm 2012 với nhiều đề xuất, sáng kiến, thể hiện rõ vai trò ngày càng quan trọng của nước Nga ở khu vực. Hội nghị cũng đánh giá cao những chuẩn bị tích cực của Indonesia cho việc đăng cai APEC năm 2013, và hoan nghênh Trung Quốc, Philippines, Peru chính thức khẳng định đăng cai APEC từ năm 2014 đến năm 2016.
Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 20 đã thành công tốt đẹp với việc đạt được nhiều kết quả và thỏa thuận then chốt, tạo xung lực mới cho hợp tác, liên kết khu vực. Hội nghị cũng đã đánh dấu chặng đường hợp tác đầy sôi động và hiệu quả của Diễn đàn APEC.
APEC ngày nay đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò là Diễn đàn hợp tác và liên kết kinh tế hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hướng tới tương lai, các thành viên đang nỗ lực để APEC ngày càng vững mạnh, liên kết chặt chẽ, vì hoà bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng ở khu vực.
Trước đó, các nhà Lãnh đạo đã tiến hành hai phiên họp quan trọng về an ninh lương thực, tăng trưởng sáng tạo và tình hình kinh tế thế giới, kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
- Phiên họp đầu tiên về chủ đề an ninh lương thực và tăng trưởng sáng tạo do Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì. Đây là lần đầu tiên vấn đề an ninh lương thực trở thành chủ đề chính của một phiên họp tại Hội nghị cấp cao APEC.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đại diện cho nước chủ nhà của Hội nghị Bộ trưởng An ninh lương thực APEC lần thứ nhất tổ chức năm 2010, được mời phát biểu dẫn đề.
Phát biểu tại phiên họp, Tổng thống Putin nêu rõ, hơn bao giờ hết, an ninh lương thực đang trở thành một thách thức lớn toàn cầu và với vai trò là diễn đàn hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, APEC cần hành động mạnh mẽ.
Các nhà Lãnh đạo nhấn mạnh nhu cầu cấp bách gia tăng hợp tác trước thực trạng gia tăng dân số, trẻ em suy dinh dưỡng, sản xuất nông nghiệp chịu tác động sâu rộng của biến đổi khí hậu cũng như quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa… Kể từ cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007 – 2008, giá lương thực luôn ở mức cao và dự báo sẽ biến động đến năm 2020. Hiện nay, vẫn còn khoảng 1 tỷ người dân trên thế giới sống trong nghèo đói, trong đó 60% là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Do đó, Hội nghị đã nhất trí tiếp tục triển khai tích cực các biện pháp hợp tác bảo đảm an ninh lương thực trên cơ sở cách tiếp cận đa ngành, trong đó coi trọng tăng đầu tư cho nông nghiệp, tăng sản lượng và năng suất sản xuất lương thực, hợp tác công – tư, áp dụng công nghệ mới, quản lý bền vững hệ sinh thái biển, ngăn chặn đánh bắt cá bất hợp pháp…
Video đang HOT
Các nhà Lãnh đạo cũng đề xuất thúc đẩy hợp tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phát triển các thị trường nông sản minh bạch và ổn định…
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực cần được gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển quốc gia tổng thể, quá trình tái cơ cấu kinh tế cũng như việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam, Chủ tịch nước khẳng định phát triển nông nghiệp và nông thôn chính là bước đột phá đầu tiên của công cuộc đổi mới và hiện tiếp tục là biện pháp hữu hiệu giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Chủ tịch nước đề nghị các thành viên APEC đẩy mạnh hợp tác với các khuôn khổ hợp tác ASEAN, ASEAN 3, ba bên và Nam – Nam nhằm hỗ trợ thiết thực các nước đang phát triển trong bảo đảm an ninh lương thực.
- Tại phiên họp thứ hai về tình hình kinh tế thế giới và kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương, các nhà Lãnh đạo chia sẻ đánh giá về những thách thức đối với phục hồi kinh tế, nguy cơ suy giảm tăng trưởng, tác động sâu rộng của thị trường tài chính bất ổn và nợ công cao ở châu Âu.
Theo đó, Hội nghị nhất trí thúc đẩy thực hiện Chiến lược tăng trưởng của APEC đã được các Lãnh đạo thông qua năm 2010, đề cao chính sách ổn định tài khóa, ủng hộ và sẽ đóng góp hơn nữa đối với các nỗ lực quốc tế, nhất là các quyết định của Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Los Cabos (Mexico) để tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng, tạo công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.
Trao đổi tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ cần phải đổi mới lý thuyết và mô hình phát triển kinh tế cho phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học – công nghệ và những chuyển dịch nhanh chóng trong tương quan lực lượng kinh tế quốc tế. Chủ tịch nước đề nghị APEC chú trọng hơn vào việc hỗ trợ các nền kinh tế thành viên tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, đồng thời tiếp tục đóng góp thiết thực cho việc cải tổ cơ chế quản trị kinh tế – tài chính toàn cầu theo hướng công bằng, dân chủ và hiệu quả hơn, phát huy vai trò của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
Cũng trong ngày 9/9, bên lề HHCC APEC 20, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có các cuộc gặp gỡ song phương với Tổng thống Hàn Quốc và Philippines.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ đối tác chiến lược song phương thời gian qua, nhất là trong năm Hữu nghị Việt – Hàn 2012 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú. Hai bên cần tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, phấn đấu sớm đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỷ USD trước năm 2015.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị phía Hàn Quốc tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc. Phía ViệtNam đang tích cực nỗ lực với các biện pháp thực tế nhằm phối hợp với phía Hàn Quốc giải quyết thỏa đáng những vấn đề tồn tại trên tinh thần hiểu biết và chia sẻ những khó khăn của nhau.
Tại cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Philippines Aquino, hai bên thảo luận các biện pháp thúc đẩy và nâng tầm quan hệ song phương. Hai bên nhất trí cho rằng, trong thời gian tới, ASEAN phải tiếp tục củng cố đoàn kết, dành ưu tiên cao cho mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015, phát huy vai trò trung tâm và bảo đảm ASEAN có tiếng nói, đóng góp chung vào các vấn đề quan trọng, thiết thân vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Vladivostok đến Asana, thăm cấp Nhà nước Cộng hòaKazakhstan.
Theo Dantri
ĐH Troy, Hoa Kỳ - Cho một tương lai vững chắc.
Song, hiện nay, tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều môi trường đào tạo liên kết với các chương trình đào tạo tiên tiến tại các nước phát triển mang đẳng cấp Quốc tế, đặc biệt là về giáo dục cũng là nơi các bạn trẻ có thể gởi gắm tương lai.
Môi trường năng động cho sự khởi đầu vững chắc
Troy là môt trường đại học công lâp của Hoa Kỳ đã được "The Princeton Review 2011" bâu chọn "Trường tôt nhât miên Đông Nam Hoa Kỳ" và tạp chí Forbes bâu chọn "Top 100 trường Đại học Công lâp tôt nhât". ĐH Troy đã liên kêt với Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn triên khai chương trình đào tạo cử nhân ĐH Troy tại Viêt Nam. Bằng cấp của ĐH Troy được công nhận trên toàn thế giới.
Với đội ngũ nhân viên là những người tài năng, tâm huyết và giàu kinh nghiệm, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của học sinh cùng với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, một phương thức thực hành đào tạo đã được minh chứng là tối ưu qua nhiều thập kỷ, ĐH Troy luôn là trường có chất lượng giáo dục mang tầm cỡ quốc tế.
Cơ sở ĐH Troy - STU đã được Bộ Giáo dục, Đào tạo Việt Nam và Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoa kỳ (Southern Association of Colleges and Schools -SACS) công nhận vào năm 2006. Sau hơn 6 năm hoạt đông cơ sở ĐH Troy - STU vinh hạnh được trở thành một trong những cơ sở quôc tê thành công của ĐH Troy.
Lễ trao bằng tốt nghiệp cho 51 Cử nhân Đại học Troy tại ĐH Công nghệ Sài Gòn ngày 20/09/2011.
Nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn và hướng giải quyết
Đê trở thành sinh viên quôc tê, du học tại Hoa Kỳ là sự lựa chọn hàng đâu nhưng đòi hỏi chi phí đâu tư khá cao, khoảng 900 triêu - 1 tỷ đông cho bôn năm học. Ngoài ra, sinh viên còn phải đáp ứng điều kiện quy định về tiếng Anh, điểm số, khả năng tài chính, đặc biệt là vấn đề xin visa vào Hoa Kỳ khiến cho con đường du học Mỹ còn khá hạn chế đối với học sinh, sinh viên các nước, trong đó có Việt Nam.
Du học tại chỗ hoặc bán du học và chuyển tiếp là sự lựa chọn mới giúp các bạn học sinh tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn có thể thụ hưởng chương trình giáo dục của Hoa Kỳ với chất lượng đào tạo tốt và bằng cấp mang tầm quốc tế.
Với học phí hợp lý cho chương trình Cử nhân Hoa Kỳ, ĐH Troy là một lựa chọn toàn diện, cân bằng giữa chi phí đâu tư hợp lý và chất lượng đào tạo, bằng cấp hoàn toàn theo tiêu chuẩn hệ thống giáo dục đào tạo của Hoa Kỳ.
Sinh viên có thể học toàn phần 4 năm tại Việt Nam và đạt được bằng Cử nhân của đại học Troy, Hoa Kỳ. Ngoài ra, sinh viên có cơ hội chuyển tiếp sang học tập tại Troy, Alabama, Hoa Kỳ để hoàn thành chương trình đại học.
Ngoài vấn đề về chi phí thì thời gian đầu tư cũng là môt trong những yêu tô không kém phần quan trọng khiến mà các "nhà đâu tư" luôn cân nhắc. Chương trình của ĐH Troy được đào tạo theo hê thông tín chỉ, thay vì hoàn tât chương trình học trong 4 năm, sinh viên có thê chủ đông sắp xêp thời gian học tâp đê hoàn thành ước mơ trở thành Cử Nhân Quôc tê chỉ trong vòng 3,5 năm. Như vậy, bạn đã tiêt kiêm thêm môt khoản trong chi phí đâu tư của mình.
Sau khi hoàn thành khóa học, Cử nhân ĐH Troy có thê tự tin chinh phục các nhà tuyên dụng của các công ty trong và ngoài nước bằng kiên thức, những ứng dụng thực tê và khả năng Tiêng Anh tôt. Với chương trình học luôn được câp nhât, Cử nhân Đại Học Troy nhanh chóng hòa nhâp với môi trường và thích ứng được yêu câu làm viêc hiên nay của Viêt Nam cũng như Quôc tê.
Đặc biêt, để đón chào năm học mới, các bạn tân sinh viên của ĐH Troy tại cơ sở Troy - STU còn có cơ hội nhận học bông từ 50% đên 100% khi có kêt quả thi đại học trên 18 điêm trong kỳ thi tuyên sinh năm 2012, tông trị giá học bông lên tới 1,5 tỷ đông.
Sinh viên chuyển tiếp nhận bằng tốt nghiệp tại ĐH Troy, Albama, Hoa Kỳ.
Để giúp quý phụ huynh và các e học sinh hiểu thêm về học bổng cũng như các chương trình đào tạo, ĐH Troy - STU mở chương trình Hội thảo Tuyển sinh Khóa 13 vào lúc 9h00 - 11h00 ngày 30/08 và 01/09/2012 tại P.A309, Đại học Công Nghệ Sài Gòn, 180 Cao Lỗ, phường 4, quận 8 - TPHCM.
Vui lòng gọi (08)38508265 để đăng ký tham dự.
Ngoài ra, quý phụ huynh, học sinh sẽ được tư vấn trực tiếp tại trường mỗi ngày từ 8h00 - 17h00.
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHÊ SÀI GÒN (STU)
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUỐC TẾ (ITPC)
Địa chỉ: Phòng A206, 180 Cao Lỗ, phường 4, quận 8 - TPHCM.
ĐT: (08) 38508265 hoặc (08) 38505520 ext:205
Email: admission@troyhcmc.edu.vn
Website: www.troyhcmc.edu.vn
Theo VNE
Vì sao các quốc gia Đông Á khó thân nhau? Trung Quốc đang trên đà thăng tiến - nhanh và mạnh. Nhưng vì sao các quốc gia láng giềng của Trung Quốc không thể đoàn kết cùng nhau để đối trọng với nước này? (Ảnh minh hoạ) Trong một thập niên qua, các quốc gia Đông Á đã gây nhạc nhiên cho các nhà quan sát bởi mong muốn hợp tác cùng nhau,...