Áp trần vẫn không quản được giá sữa
Sau hơn 18 tháng áp trần giá sữa, thị trường có dấu hiệu đi xuống, sản lượng tiêu thụ giảm sút trong khi giá bán thực chất cũng chưa hỗ trợ người tiêu dùng như kỳ vọng của nhà quản lý.
Cuối tháng 5/2016, lãnh đạo Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ xem xét từ tháng 7 dỡ bỏ chính sách giá trần đối với mặt hàng sữa trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, hiện cơ quan quản lý vẫn chưa có động thái nào về việc thay đổi chính sách này.
Việc áp giá trần được thực hiện từ đầu tháng 6/2014, dự kiến ban đầu kết thúc vào tháng 6/2015 nhưng sau đó lại được gia hạn đến hết năm nay. Theo cơ quan quản lý, đây là biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp trong ngành, cơ quan chức năng lại khó có thể xác định giá trần đổi với các mặt hàng sữa một cách có căn cứ.
Theo chuyên gia Ngô Trí Long, dù dùng công cụ giá trần với sữa, cơ quan quản lý vẫn không thực sự “quản” được giá mặt hàng này. Ảnh: Reuters
Lý do được đưa ra là thị trường sữa có hàng trăm dòng sản phẩm có tính chất rất khác nhau. Mỗi hãng sữa và mỗi một quốc gia có một tiêu chuẩn, bí quyết công nghệ riêng. Theo đó, giá sữa của các dòng có thể chênh nhau đển cả trăm nghìn đồng. Chỉ cần thêm, bớt thành phần là chất lượng sữa đã thay đổi, kéo theo sự thay đổi về giá. Nếu tính theo phương pháp chi phí, chỉ có doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu hoặc sản xuất mới biết chi phí thực. Khi nhà quản lý chưa thể nắm rõ về chi phí đầu vào của từng loại sữa thì sẽ không thể đưa ra giá cơ sở đúng đắn cho từng loại sữa.
Vì vậy, doanh nghiệp sữa có thể đổi nhãn mác, tên gọi để tránh sự kiểm soát của việc áp giá trần đối với sản phẩm sữa đó. Đồng thời, chính sách cũng tạo những chiêu lách quy định giá trần, gian dối bằng cách đổi tên sản phẩm để bán vào nội địa, Nhà nước không quản lý được.
Về định chế quản lý giá trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có 2 phương thức: bằng cách định giá và quản lý giá gián tiếp. Theo Luật Giá, sữa không thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, bởi không phải là sản phẩm độc quyền. Để quy định giá trần đối với sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, cơ quan quản lý phải chứng minh được có những doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường, hoặc mặt hàng này đang có biến động bất thường, tăng giá quá cao so với đầu vào. Nhưng cơ quan chức năng chưa xác định được điều này. Đồng thời cũng chưa chứng minh được sự tăng giá bất thường của giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, bởi mỗi lần doanh nghiệp lách tăng giá chỉ khoảng 7-9%, vẫn trong giới hạn cho phép.
Ý tưởng áp trần giá sữa từng được đưa ra năm 2009 nhưng không thực hiện được khi chính cơ quan quản lý thấy thật khó áp dụng với vài trăm dòng sản phẩm với tính đa dạng và đặc thù của mỗi loại như sữa. Khi hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế quốc tế thì mong muốn được nhiều nước công nhận là nền kinh tế thị trường cũng ngày một lớn. Quy định áp trần giá sữa không phù hợp với thể chế định giá trong nền kinh tế thị trường như đã quy định trong các Luật Giá và Luật cạnh tranh cũng chính là một rào cản. Chúng ta sẽ bị thua thiệt trong hoạt động thương mại quốc tế, nếu không được công nhận là một nền kinh tế thị trường
Video đang HOT
5 đại sứ của Mỹ, Australia, Canada, New Zealand, Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã gửi thư tới Bộ trưởng Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan đề nghị xem xét cơ chế giá quản lý. Họ cho rằng với cơ chế quản lý giá đó, Việt Nam đi chệch khỏi định hướng cơ chế thị trường, làm gia tăng quan ngại về sự tuân thủ các cam kết WTO. Đồng thời, việc này không khuyến khích các nhà đầu tư mới muốn vào Việt Nam và ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm, làm gia tăng gánh nặng về hành chính và chi phí cho các công ty (nước ngoài) ở Việt Nam.
Đối với sản phẩm sữa, giá và chất lượng phải luôn song hành, không nên chỉ đề cập một yếu tố. Khi thị trường sữa đã có sự cạnh tranh thực sự, người tiêu dùng sẽ là người lựa chọn và quyết định cuối cùng tới giá của sản phẩm, trên cơ sở xem xét tương quan với chất lượng của sản phẩm, tùy thuộc vào khả năng thu nhập của họ. Do vậy, Nhà nước không nên sử dụng biện pháp hành chính trong quản lý giá sữa, mà bằng biện pháp thị trường.
Khi dỡ bỏ áp giá trần, để bình ổn giá sữa, cơ quan quản lý cần khuyến khích cạnh tranh và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Bộ Tài chính cần xây dựng nguyên tắc xác định cơ cấu giá thành đầy đủ, chính xác theo các yếu tố hình thành giá và luôn đảm bảo tính hợp lý, để hình thành giá bán phù hợp. Đây là căn cứ để cơ quan tài chính kiểm tra giá bán cũng như sự điều chỉnh giá của các doanh nghiệp sữa khi có biến động chi phí đầu vào.
Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ hơn với các Bộ, ngành liên quan khác kiểm tra những quy định hiện hành, xử phạt, khống chế triệt để hành vi vi phạm, liên kết tăng giá, nếu có dấu hiệu đầu cơ nâng giá bất hợp lý, sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải cắt bớt khâu trung gian không cần thiết để ổn định mức chiết khấu. Cơ quan tài chính sẽ quản lý và kiểm tra các mức chiết khấu cho đại lý. Ngoài ra, cần xây dựng website để thông tin toàn bộ các loại sản phẩm sữa hiện có trên thị trường trong nước và nước ngoài về mẫu mã, chất lượng và giá cả.
Theo VnExpress
Siêu thị dẹp nạn lót tay, sách nhiễu doanh nghiệp
Các siêu thị cũng lắng nghe đề nghị của doanh nghiệp và mạnh tay loại bỏ các loại "phí không chính thức".
Lâu nay, chuyện đưa hàng mới vào siêu thị quá khó khăn, muốn hàng vào siêu thị phải lót tay, mức chiết khấu ngày càng tăng cao... khiến nhiều doanh nghiệp (DN) bức xúc.
Khó đưa hàng mới vào siêu thị
Ông Lê Hồng Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Gỗ Đức Thành, kể muốn đưa một sản phẩm mới vào siêu thị mất khá nhiều thời gian, từ hai đến ba tháng. "Lý do vì phải qua rất nhiều khâu xét duyệt của siêu thị. Hơn nữa, các siêu thị thường lo ngại khi nhập sản phẩm mới thì doanh số bán hàng không đạt chỉ tiêu như mong muốn. Chính điều này khiến khách hàng không có cơ hội tiếp cận với sản phẩm mới" - ông Thắng phân tích.
Không chỉ vậy, theo ông Thắng, hiện nay mức chiết khấu tại siêu thị ngoại cao hơn siêu thị nội nhiều và thường tăng theo thời gian, năm sau cao hơn năm trước. Điều này gây áp lực rất lớn cho DN nội trong việc cạnh tranh giá bán so với sản phẩm ngoại nhập cùng loại. Ông Thắng dẫn chứng: "DN bán sản phẩm mà phải chiết khấu cho siêu thị đến 10%. Tổng mức chiết khấu cao như vậy thì DN còn đâu lợi nhuận".
Cùng gặp khó khăn tương tự, đại diện Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị nêu thực tế một số siêu thị yêu cầu DN khi muốn đưa một sản phẩm mới vào siêu thị thì buộc phải rút bỏ một sản phẩm cũ. Đó là chưa kể những chi phí mà DN phải "hỗ trợ" siêu thị theo tháng, quý, năm khá cao và ngày càng tăng làm khó DN. Đồng tình, một DN khác cho hay ngoài các loại phí chính thức, DN còn phải chi thêm nhiều khoản "phí không chính thức", phí "lót tay" cho nhân viên siêu thị để hàng được đưa lên quầy kệ, nếu không hàng sẽ bị nhét trong kho.
Giữa doanh nghiệp và siêu thị cần có sự chia sẻ.
Trong ảnh: Khách đang mua hàng tại siêu thị. Ảnh: TÚ UYÊN
Phó Tổng Giám đốc TH True Milk Ngô Minh Hải nhận xét việc cung ứng hàng trong siêu thị có những quy định, điều khoản khiến DN phải tính toán rất nhiều để có thể duy trì hàng ở kênh phân phối này. Hệ quả là nhà cung cấp không thể đa dạng hóa sản phẩm của mình tại hệ thống siêu thị.
"Để được tham gia trong bản tin khuyến mãi của siêu thị DN phải chiết khấu từ 12% trở lên. Giá bán hàng trong siêu thị cao hơn nhiều so với kênh truyền thống dẫn tới sự so sánh của người tiêu dùng khi mua sản phẩm tại siêu thị" - ông Hải cho biết thêm.
Dấu hiệu đáng mừng
Trước những bức xúc của DN, ông Hong Won Sik, Tổng Giám đốc Lotte Mart Việt Nam, lý giải các nhà bán lẻ đều hướng đến mục tiêu chung là làm sao đưa các mặt hàng tốt nhất với giá hợp lý đến tay người tiêu dùng. Nếu sản phẩm của DN đưa ra không phù hợp với yêu cầu, tiêu chí của khách hàng thì siêu thị rất khó bán, do đó các siêu thị phải cân nhắc.
"Khi khách hàng không có nhu cầu hay đánh giá sản phẩm của DN không được tốt thì siêu thị sẽ cùng với nhà cung cấp chia sẻ. Chẳng hạn như triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá... để sản phẩm đó đến người tiêu dùng dễ dàng hơn. Đây là nhiệm vụ chung của nhà sản xuất lẫn nhà phân phối" - ông Sik nêu quan điểm.
Liên quan đến vấn đề phải lót tay nếu muốn đưa hàng vào siêu thị, ông Hong Won Sik khẳng định: "Chúng tôi đã áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm khắc khi phát hiện có tiêu cực. Ví dụ khi phát hiện nhân viên siêu thị nhận lót tay từ nhà cung cấp, chúng tôi lập tức sa thải. Chúng tôi cũng đã chấm dứt hợp tác với nhiều nhà cung cấp có nhân viên lót tay cho nhân viên của siêu thị để được đưa hàng vào siêu thị".
Không chỉ sa thải, theo ông Sik, những người vi phạm còn bị đưa vào danh sách đen, dán ở trước phòng tiếp khách để làm bài học cho người khác. "Trước đây chúng tôi phát hiện khá nhiều trường hợp vi phạm và họ đã bị sa thải, ngưng làm việc. Đến nay thông qua những biện pháp quyết liệt như vậy, hiện tượng lót tay đã giảm rất nhiều. Quá trình giao dịch giữa các nhân viên thu mua của siêu thị với các nhà cung cấp ngày càng minh bạch hơn, lành mạnh hơn. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục kiên quyết xử lý để dẹp bỏ nạn lót tay" - ông Sik nhấn mạnh.
Ghi nhận những tín hiệu tích cực từ phía các siêu thị, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Saigon Food Lê Thị Thanh Lâm chia sẻ thời gian gần đây sau khi các hiệp hội, cơ quan chức năng vào cuộc tổ chức các hội nghị kết nối giữa các nhà sản xuất với hệ thống phân phối thì các siêu thị có sự thay đổi đáng kể trên nhiều mặt. Chẳng hạn như Vingroup hỗ trợ chiết khấu với mức bằng 0% cho DN Việt, Saigon Co.op cũng tổ chức hội nghị nhà cung cấp để nắm bắt, lắng nghe ý kiến của DN. Qua đó DN cũng biết được những mong muốn, yêu cầu của siêu thị để đáp ứng.
"Đặc biệt, mới đây một số hệ thống siêu thị ngoại đã đề nghị được đến tham quan nhà máy sản xuất và bàn chương trình hợp tác với DN. Chúng tôi nhận thấy đây là sự thay đổi lớn vì trước đây DN không được các nhà bán lẻ quan tâm. Thậm chí hơn 10 năm qua, DN nhiều lần mời siêu thị đến tham quan nhà máy sản xuất nhưng bị phớt lờ. Nay có những siêu thị chủ động đề nghị như vậy là dấu hiệu rất đáng mừng" - bà Lâm nói.
Không làm theo kiểu "đùng một cái" Bà Lê Thị Thanh Lâm cho rằng các siêu thị cần tôn trọng DN, lắng nghe ý kiến từ DN. Không nên làm theo kiểu đùng đùng gửi thông báo ngắn gọn là "siêu thị sắp ngưng bán sản phẩm của DN" vì không đạt doanh số. DN cần được chia sẻ, cần có thông tin đầy đủ để có kế hoạch sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của siêu thị và khách hàng. Đồng quan điểm, ông Ngô Minh Hải đề nghị các siêu thị nên căn cứ tình hình kinh doanh của nhà cung cấp để đưa ra mức chiết khấu hợp lý, giảm chi phí kê khai sản phẩm mới. Đặc biệt, cần thay đổi quy định khi đăng ký bán một mã sản phẩm mới thì phải loại bỏ một mã hàng cũ. Từ đó nhằm đảm bảo chính sách giá bán cho khách hàng hợp lý, giảm thiểu khoảng cách giá bán giữa kênh siêu thị và kênh truyền thống. Ông LÊ HỒNG THẮNG , Tổng Giám đốc Công ty Gỗ Đức Thành
TU UYÊN
Theo_PLO
Làm sạch môi trường kinh doanh: Cách nào? Việc cấp khống giấy lưu hành cho hơn 800 loại thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường tại Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản - Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Tú Anh khẳng định đó là "tín hiệu tốt cho...