Áp thuế suất 17% cho DNNVV, thu ngân sách giảm 1.500 tỷ đồng/năm
Nếu DNNVV được áp dụng thuế suất 17% theo tiêu chí doanh thu không quá 100 tỷ đồng/năm thì giảm thu ngân sách khoảng 1.500 tỷ đồng/năm.
Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng các giải pháp cụ thể về thuế nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, trong đó bao gồm các giải pháp về thuế hỗ trợ các DNNVV, DN khởi nghiệp, xử lý nợ thuế…
Đề xuất DNNVV được giảm thuế suất phổ thông xuống còn 17%
Việc xây dựng các chính sách hỗ trợ DNNVV là một trong những nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng chính sách nhằm hỗ trợ DNNVV phát triển tại Nghị quyết số 35/NQ-CP.
DNVVN quy mô nhỏ nhưng giải quyết được vấn đề lao động và việc làm (Ảnh minh họa: KT)
Theo phân tích của ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, để phát triển DN, DNVVN là 1 trong những trọng tâm mà các nước đang phát triển đang rất chú ý bởi vì bởi vì: DNVVN quy mô nhỏ nhưng giải quyết được vấn đề lao động và việc làm; DNVVN là DN dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là khi tình hình kinh tế có biến động.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy DNNVV luôn là mục tiêu trọng tâm của các chính sách phát triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển, trong đó chính sách hỗ trợ về thuế cũng là công cụ thường được các nước sử dụng. Nhiều nước có quy định DNNVV được áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất phổ thông.
Video đang HOT
Chính phủ đặt mục tiêu phát triển doanh nghiệp (DN) Việt Nam đến năm 2020 có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động, trong đó có các DN quy mô lớn, nguồn lực mạnh… hằng năm có khoảng 30-35% DN Việt Nam có hoạt động đổi mới, sáng tạo.
Cũng như nhiều quốc gia khác, tại Việt Nam, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KT-XH và tỷ lệ DNNVV tại Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh nghiệp. Vì vậy, để việc hỗ trợ DNNVV được khả thi trong thực hiện thì chính sách thuế cũng là một trong các công cụ cần tính tới.
Để tiếp tục khuyến khích DNNVV phát triển, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Quốc hội cho DNNVV được giảm thuế suất phổ thông xuống còn 17% áp dụng trong thời hạn tối đa 4 năm (giai đoạn 2017 -2020).
Doanh nghiệp quy mô càng nhỏ thì càng dễ bị tổn thương
Về tiêu chí xác định DNNVV khi áp dụng các ưu đãi nêu trên, theo ông Phạm Đình Thi, hiện nay kinh nghiệm mỗi quốc gia đều có một tiêu chí xác định DNNVV riêng, nhưng chủ yếu dựa vào doanh thu, thu nhập, lao động và vốn đầu tư. Theo Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 thì doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa được áp dụng mức thuế suất phổ thông 20% trong giai đoạn 2013-2015 là doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 20 tỷ đồng.
Tại dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang gửi xin ý kiến các Bộ ngành, địa phương…) đề xuất xác định DNNVV dựa theo tiêu chí doanh thu (doanh thu của năm trước liền kề không vượt quá 100 tỷ đồng) hoặc lao động (lao động bình quân năm của năm trước liền kề không quá 300 người).
Tuy nhiên, “nếu lấy tiêu chí theo đề xuất nêu trên để xác định đối tượng được áp dụng mức giảm thuế suất thuế TNDN theo diện doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thì chưa thật sự phù hợp”- ông Thi lưu ý.
Bởi thực tế cho thấy, các doanh nghiệp càng có quy mô nhỏ thì càng dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế, môi trường kinh doanh, trước sự cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế,… trong bối cảnh kinh tế – xã hội và thu ngân sách hiện nay thì việc xác định tiêu chí DNNVV để đề xuất giải pháp hỗ trợ giảm thuế suất thuế TNDN cần dựa trên nguyên tắc: hỗ trợ đúng, trúng đối tượng để đạt được lợi ích kinh tế, xã hội cao nhất nhưng lại không làm ảnh hưởng lớn đến thu NSNN.
Thực tế, Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 cũng đã xác định doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa được áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất phổ thông trong giai đoạn 2013 – 2015 là doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 20 tỷ đồng.
Từ những phân tích nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Quốc hội xác định tiêu chí DNNVV như quy định tại Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 (doanh thu năm trước liền kề không quá 20 tỷ đồng).
Theo số liệu số thu thuế TNDN năm 2015 cho thấy: nếu xác định DNNVV theo tiêu chí doanh thu năm trước liền kề không quá 20 tỷ đồng như quy định tại Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 thì số lượng doanh nghiệp này mặc dù chiếm đến 86,2% nhưng số thu về thuế TNDN chỉ có 2.746 tỷ đồng; còn nếu nâng mức doanh thu lên 100 tỷ đồng như đề xuất tại dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV thì số lượng doanh nghiệp chiếm 95,2% (tăng 9% so với số doanh nghiệp có mức doanh thu không quá 20 tỷ đồng) là số thu về thuế TNDN là 8.710 tỷ đồng (tăng 5.964 tỷ đồng so với DN có mức doanh thu không quá 20 tỷ đồng).
Do đó, nếu xác định DNNVV được áp dụng thuế suất 17% theo tiêu chí doanh thu năm không quá 100 tỷ đồng thì mức giảm thu ngân sách khoảng 1.500 tỷ đồng/năm, còn nếu xác định DNNVV theo tiêu chí doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng thì mức giảm thu ngân sách chỉ khoảng 473 tỷ đồng.
Tăng trưởng GDP là cái gốc của vấn đề thu ngân sách
Liên quan đến những băn khoăn về chính sách giảm thu trong bối cảnh ngân sách đang khó khăn, ông Phạm Đình Thi giải thích: Nếu chính sách trúng, đúng đối tượng thì chỉ cần sử dụng một nguồn lực rất nhỏ nhưng lại có tác động rất lớn đến sản xuất kinh doanh. Tác động đó chính là tạo điều kiện cho DNNVV phát triển, cũng chính là tăng trưởng GDP. Mà tăng trưởng GDP là cái gốc của vấn đề thu ngân sách.
Nếu đạt được điều đó thì không sợ giảm thu ngân sách, vì kinh tế phát triển sẽ tạo nguồn thu lớn hơn và bền vững hơn, cũng là cơ hội tái cơ cấu lại nguồn thu trong nước để tăng tỷ trọng thu nội địa. Thực tế, kinh nghiệm thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2014 cũng đã cho thấy điều này.
Mặt khác ngân sách những năm hiện tại cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều do số lượng DNNVV chiếm phần lớn trong nền kinh tế nhưng tỷ trọng đóng góp vào NSNN về thuế TNDN lại nhỏ.
Hơn nữa, để vừa đảm bảo nguồn thu NSNN, vừa có các chính sách thuế nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, số giảm thu ngân sách do thực hiện các giải pháp về thuế sẽ được bù đắp bằng các giải pháp như: Đẩy mạnh công tác xử lý nợ đọng thuế; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế, nhất là chống chuyển giá…./.
Theo_VOV
PVN bù lỗ cho lọc dầu Nghi Sơn hàng ngàn tỉ đồng/năm
Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) mới đây đã có báo cáo đánh giá tác động liên quan đến thu ngân sách nhà nước khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSRP - ở Thanh Hóa) đi vào hoạt động.
Theo đó, khi NSRP đi vào hoạt động, năm 2017 tổng thu ngân sách nhà nước dự kiến giảm 1.377 tỉ đồng, năm 2018 giảm 10.929 tỉ đồng, năm 2019 giảm 10.632 tỉ đồng và năm 2020 giảm 14.110 tỉ đồng. Riêng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), do bao tiêu sản phẩm từ NSRP nên với phương án giá dầu 45 USD/thùng thì sẽ phải bù lỗ 1,54 tỉ USD/10 năm (tương đương khoảng 3.500 tỉ đồng/năm). Tuy nhiên, PVN sẽ thu được lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn 1.400-1.600 tỉ đồng/năm. Như vậy, khi NSRP đi vào hoạt động, PVN sẽ phải bù lỗ bình quân 80-110 triệu USD/năm, tương đương khoảng 1.800-2.500 tỉ đồng/năm.
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có vốn đầu tư 9 tỉ USD gồm bốn thành viên liên doanh với PVN chiếm 25,1%, các công ty của nước ngoài chiếm phần còn lại. Dự kiến dự án sẽ đi vào vận hành thử vào tháng 11-2016 đến tháng 6-2017, vận hành thương mại từ tháng 7-2017. Đến năm 2020 nhà máy sẽ vận hành chính thức.
Theo_PLO
Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 57,5% dự toán năm Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 7 ước đạt 102 nghìn tỷ đồng, tăng 21,4 nghìn tỷ đồng ( 26,6%) so với tháng 6; lũy kế thu 7 thángnăm 2016 đạt 583,6 nghìn tỷ đồng, bằng 57,5% dự toán năm, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2015. Thông tin trên được Bộ Tài chính công bố...