Áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 3390/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Sản phẩm thép cuộn tại một nhà máy ở Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên cơ sở hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã quyết định khởi xướng điều tra vụ việc vào ngày 3/9/2019.
Việc điều tra được thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan.
Do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và một số vấn đề cần làm rõ liên quan đến phạm vi sản phẩm, ngày 21/8/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2240/QĐ-BTC về việc gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp CBPG đối với thép cán nguội.
Tuy nhiên, vì không thể tiến hành điều tra tại chỗ các công ty sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, Bộ Công Thương đã gửi bản câu hỏi thẩm tra và tạo điều kiện cho các công ty sản xuất, xuất khẩu nước ngoài cung cấp thêm các thông tin, tài liệu để giải thích, làm rõ cho các nội dung đã cung cấp ở giai đoạn sơ bộ và nêu ý kiến, quan điểm đối với vụ việc.
Quy trình điều tra đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện bắt buộc theo quy định của Hiệp định chống bán phá giá của WTO, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan để áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Cụ thể, kết quả điều tra cho thấy có tồn tại 3 yếu tố gồm hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài; có sự đe dọa gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước và hành vi bán phá giá là nguyên nhân chính dẫn tới đe dọa gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.
Theo Bộ Công Thương, trong thời kỳ điều tra, lượng nhập khẩu thép cán nguội từ Trung Quốc đạt 272.073 tấn, chiếm 65,5% tổng lượng nhập khẩu thép cán nguội vào Việt Nam.
Số liệu nhập khẩu cho thấy có sự gia tăng tuyệt đối và tương đối đối với lượng nhập khẩu thép cán nguội từ Trung Quốc so với lượng sản xuất tại Việt Nam.
Sự gia tăng này là nguyên nhân chính gây tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa tương tự của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Vì vậy, ngành sản xuất trong nước đang bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể, thể hiện ở hầu hết các chỉ số, đặc biệt là các chỉ số về lợi nhuận, tồn kho và thị phần. Bên cạnh đó, biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu được xác định là từ 4,43% đến 25,22%.
Trên cơ sở kết quả điều tra, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép cán nguội từ Trung Quốc để ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước do tác động từ lượng lớn các sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu đang được bán phá giá vào Việt Nam sau khi cân nhắc hài hòa giữa quyền lợi của ngành sản xuất trong nước, lợi ích của các ngành công nghiệp hạ nguồn sử dụng sản phẩm thép cán nguội.
Đối với một số sản phẩm thép cán nguội đặc biệt được đề nghị xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ Công Thương sẽ có thông báo tiếp nhận hồ sơ miễn trừ theo quy định tại Thông tư 37/2019/TT-BCT.
Theo quy định, biện pháp chống bán phá giá sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết định 3390/QĐ-BCT có hiệu lực. Hàng năm, các bên liên quan có thể nộp hồ sơ yêu cầu Bộ Công Thương tiến hành điều tra, rà soát lại về vấn đề phạm vi sản phẩm, mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho nhà xuất khẩu mới hoặc mức thuế hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài.
Video đang HOT
Giá tiêu hôm nay 22/12: Doanh nghiệp thận trọng dù dự đoán xuất hiện chu kỳ tăng giá đầu năm 2021
Giá tiêu hôm nay 22/12 trong khoảng 52.500 - 55.500 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua, duy chỉ giảm nhẹ 500 đồng/kg ở Đồng Nai.
Giá tiêu hôm nay 22/12: Doanh nghiệp thận trọng dù dự đoán xuất hiện chu kỳ tăng giá đầu năm 2021
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay hiện được thu mua với mức 54.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 53.500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 52.500 đồng/kg, giảm nhẹ 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 55.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 55.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giảm 116,5 rupee/tạ (0,33%) xuống mức 35.227,25 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 12/2020 tăng 100 rupee/tạ (0,28%), chốt ở mức 35.850 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 17/12/2020 đến ngày 23/12/2020 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 314,87 VND/INR.
Sau thời gian tăng mạnh trong tháng 11/2020 do ảnh hưởng của mưa lũ đến các vùng trồng trọng điểm, giá tiêu thời gian đầu tháng 12 bắt đầu sụt giảm. Tuy vậy, so với đầu năm mức tăng hiện tại của giá tiêu cũng khoảng 35 - 40%, đây là tín hiệu tốt cho bà con trồng tiêu khi sắp bước vào vụ thu hoạch mới.
Hiện mối lo dịch bệnh đang là vấn đề của các nhà vườn, nhiều dự đoán cho thấy sản lượng vụ mới sẽ giảm (do nhiều nguyên nhân). Do đó sẽ bắt đầu chu kỳ tăng giá mới từ đầu năm 2021, lúc đỉnh điểm có thể lên tới trên 70.000 đồng/kg.
Tuy vậy, các doanh nghiệp đang thận trọng hơn, bởi họ nhìn nhận nhu cầu tiêu vẫn còn ở mức thấp do tình hình Covid-19 đang rất phúc tạp, nhất là chủng mới tại Anh khiến châu Âu lại rơi vào cảnh "tê liệt".
"Ngày xưa 10 người muốn bán thì bây giờ con số ấy giờ lên 50 - 60 người. Trong khi nhu cầu không có do nhiều nhà hàng trên thế giới phải đóng cửa. Phân khúc nhà hàng, khách sạn ở Châu Âu tiêu thụ rất nhiều hồ tiêu của Việt Nam nhưng hiện cũng đang bị tê liệt. Thậm chí, sang năm 2021, tôi cho rằng lượng tiêu thụ hồ tiêu của Việt Nam có thể giảm tới 50%", ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phúc Sinh Group đánh giá.
Điều này dẫn tới việc các doanh nghiệp không mua tồn kho nhiều và thận trọng hơn.
Những hiệp định FTA nổi bật Việt Nam tham gia năm 2020 EVFTA, RCEP và UKVFTA là các hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn của Việt Nam và bổ trợ quan trọng cho các hiệp định thương mại tự do đã ký kết như CPTPP. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong việc tham gia đàm phán và ký kết các FTA. Mức độ...