Áp thấp suy yếu từ bão số 2 đã thành vùng áp thấp trên các tỉnh Lạng Sơn – Quảng Ninh
Chiều nay (23/7), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 2) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực các tỉnh Lạng Sơn-Quảng Ninh.
Mưa lớn khiến người dân di chuyển khó khăn vào ngày 23/7/2024. Ảnh: TTXVN
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, hồi 13 giờ, vị trí vùng áp thấp ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).
Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, suy yếu và tan dần.
Tình hình mưa lớn ở các tỉnh miền Bắc; gió mạnh và sóng lớn ở các các vùng biển phía Nam còn phức tạp.
Video đang HOT
Các chuyên gia cũng cảnh báo, hiện nay, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận đang có mưa vừa đến mưa to. Dự báo trong 3 đến 6 giờ tới, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 30- 60mm, có nơi trên 80mm.
Cảnh báo, đợt mưa này có khả năng sẽ gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu phổ biến từ 15-30cm; Đáng chú ý một số tuyến phố có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu từ 30-50cm…
Các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến phố ngập sẽ bị ảnh hưởng, khó khăn khi di chuyển.
Một số tuyến phố nguy cơ ngập:
Áp thấp nhiệt đới gây mưa to kéo dài, cục bộ có nơi mưa rất to
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ, ngày 15/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ Kinh Đông; trên vùng biển Quảng Trị đến Quảng Nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.
Hướng di chuyển của vùng áp thấp. Ảnh: TTXVN phát
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10-15km/giờ. Dự báo đến 7 giờ, ngày 16/7, áp thấp nhiệt đới sẽ suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên hầu các vùng biển có sóng to, gió lớn, biển động. Cụ thể vùng biển ngoài khơi từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8-9; biển động; vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6; biển động.
Trên đất liền, từ đêm 15 đến đêm 17/7, áp thấp nhiệt đới gây mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Hòa Bình, Thanh Hóa đến Quảng Trị lượng mưa phổ biến từ 60-120mm, cục bộ có nơi trên 200mm; khu vực Tây Nguyên lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, cục bộ có nơi trên 150mm (mưa lớn tập trung vào chiều và đêm).
Ngày 15/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn. Chủ trì cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các khu vực chịu ảnh hưởng rà soát lại hệ thống cống, rãnh, huy động lực lượng chức năng kiểm tra, khơi thông dòng chảy nhằm giảm thiểu ngập lụt đô thị.
Các địa phương chịu ảnh hưởng bởi áp thấp, hoàn lưu áp thấp đề phòng lũ quét, sạt lở đất, hạn chế tối đa tác động của loại hình thiên tai trên đến tính mạng, cuộc sống và sản xuất của người dân.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý áp thấp nhiệt đới có khả năng suy yếu nhưng các địa phương khu vực ven biển cần đề phòng mưa lớn, dông lốc.
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã kiểm đếm, hướng dẫn 40.146 tàu với 196.741 người biết vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh; trong đó có 1.037 tàu với 6.187 người hoạt động tại vùng biển từ Quảng Trị - Quảng Ngãi và khu vực Hoàng Sa.
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Tối 19/7, các chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão. Đường đi của vùng Áp thấp trên biển Đông (tối 19/7/2024). Ảnh: TTXVN phát Hồi 19 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,6 độ Vĩ Bắc; 116,8...