Áp thấp quét qua Philippines, ít nhất 68 người thiệt mạng
Nhiều người chủ quan vì áp thấp nhiệt đới chưa mạnh lên thành bão, trong khi mưa lớn kéo dài gây lũ lụt và sạt lở tại nhiều nơi.
Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kéo dài ở Philippines . ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNA
Hãng AFP dẫn nguồn từ lực lượng phòng vệ dân sự Philippines ngày 31.12 cho hay ít nhất 68 người thiệt mạng và con số ngày có thể tăng lên do lũ lụt và sạt lở gây ra bởi áp thấp nhiệt đới.
Theo đó, 57 người tại vùng đồi núi Bicol phía đông nam Manila và 11 người khác trên đảo Samar đã thiệt mạng, chủ yếu do lở đất và đuối nước.
“Tôi e rằng con số này còn tăng vì còn nhiều khu vực vẫn chưa tiếp cận được”, theo ông Claudio Yucot đứng đầu cơ quan phòng vệ dân sự Bicol.
Áp thấp nhiệt đới được đặt tên Usman đã quét qua Philippines vào ngày 26.12 kèm theo mưa lớn trong nhiều ngày qua. Theo ông Yucot, nhiều người không đề phòng vì Usman không đủ mạnh để được xem là bão theo hệ thống cảnh báo của chính phủ.
“Nhiều người chủ quan vì họ đang trong không khí nghỉ lễ và không có cảnh báo bão”, ông nói. Ít nhất 17 người mất tích và hơn 40.000 người đã phải di dời để tránh lũ và sạt lở.
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Hồ nước vỡ trong vụ sạt lở ở Nha Trang thi công trái phép
Chính quyền cho rằng, chủ dự án đào hố trái phép trên núi, khi mưa lớn "bom nước" vỡ đổ xuống vùi nhiều nhà dân, khiến 4 người tử vong.
Ngày 20.11, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đã đến kiểm tra "hồ nước" trên núi ở phường Vĩnh Hòa (một trong 4 địa phương bị sạt lở) bị vỡ gây sạt lở khiến 4 người trong gia đình thầy giáo tử vong, hàng loạt căn nhà đổ sập ba hôm trước.
Hồ nước trên núi vỡ kéo theo đất đá đổ xuống khu dân cư sáng 18.11. Ảnh: An Phước
Hồ nước dài hơn 70 m, ngang gần 20 m, sâu hơn 2 m, nằm trong dự án khu dân cư cao cấp Hoàng Phú. Công trình này nằm trên sườn núi, cao hơn 50 m so với khu dân cư, xung quanh được bao bởi đất và những tảng đá lớn. Khi mưa, nước trong hồ ứ đọng rồi dâng cao.
Ông Ngô Văn Ửng (40 tuổi), một người dân có nhà sập, kể, sáng 18.11, mưa gió dữ dội, ông phát hiện nước từ trên núi đổ xuống như thác, tràn vào nhà mình. Thấp thỏm không yên, ông leo lên kiểm tra. Tới nơi, ông hốt hoảng thấy hồ nước của dự án xây khu dân cư cao đang rung lắc, nguy cơ vỡ.
Ông liền xuống núi, hô hoán cho hàng xóm hay biết, rồi cùng vợ ẵm hai con rời khỏi nhà. Lúc sau, hồ vỡ khiến nước tuôn xối xả, kéo theo đất đá trên cao xuống vùi lấp nhiều căn nhà phía dưới. "Sự việc diễn ra rất nhanh, nhà tôi cũng đổ sập, chỉ còn đống gạch vỡ, may gia đình tháo chạy kịp mới thoát thân", ông cho hay.
Ông Ửng kể lại lúc nước từ núi đổ xuống làm hàng loạt căn nhà sập, bốn người trong gia đình hàng xóm bị đè chết. Ảnh: Xuân Ngọc
'Hố nước' thi công trái phép
Theo Sở Xây dựng, dự án khu dân cư Hoàng Phú rộng 11,5 hécta, nằm trên khu dân cư, do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thanh Châu làm chủ đầu tư. Nơi đây dự kiến xây 380 căn biệt thự, nhà phố với mô hình khu phức hợp kín theo tiêu chuẩn quốc tế gồm công viên chuyên đề, vườn tri thức và đài thiên văn...
Ông Trần Văn Thọ, Phó giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa cho biết, qua kiểm tra, phát hiện tại dự án có nhiều hạng chưa được cấp phép nhưng vẫn thi công.
Trong đó, chủ đầu tư thi công đường dẫn thoát nước mặt và múc đất tạo hố trên núi. Theo nguyên tắc, hệ thống đường dẫn gom nước từ trên núi phải chảy xuống dự án, nhưng đơn vị này đã để chảy thẳng xuống chân núi, ngay khu dân cư hiện hữu.
Phó giám đốc Sở lý giải, mỗi khi nước trên nguồn chảy xuống với hệ thống đường dẫn dài sẽ tạo nên lưu lượng "rất khủng khiếp". "Chủ đầu tư đã tác động làm thay đổi dòng chảy, tạo vùng trũng, dẫn đến sự cố", ông nói và cho biết.
Vị trí hồ nước vỡ, khiến hàng chục căn nhà dưới chân núi tan hoang. Ảnh: Xuân Ngọc
Về việc có thông tin cho rằng, chủ đầu tư làm hồ bơi với tên gọi "hồ tắm vô cực", ông Thọ nói rằng thực tế sau khi kiểm tra chưa có hồ nhân tạo nào được xây, mà do họ đào đất tại núi tạo nên hố nước.
Trong quy hoạch 1/500 dự án có thể hiện hồ bơi, tuy nhiên nhà đầu tư chưa thực hiện. Bởi theo ông, khi thi công hồ bơi cần có thiết kế bản vẽ chi tiết và được cơ quan chức năng thẩm định cấp phép.
Ông Thọ cho biết đã làm báo cáo trình UBND tỉnh. Ngày 21.11, thanh tra Sở Xây dựng sẽ lập biên bản, đình chỉ toàn bộ hoạt động thi công, ra quyết định xử phạt với những hạng mục sai phạm của dự án.
Trong khi đó, thượng tá Phan Văn Cường, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh, cho biết, sau sự việc xảy ra đơn đã cử cán bộ đến hiện trường để xác minh.
Sáng 18.11, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Toraji suy yếu, Nha Trang mưa lớn kéo dài 6 giờ khiến nhiều tuyến đường bị ngập cục bộ, một số tuyến giao thông tê liệt. Tại các khu dân cư ở xã Phước Đồng, phường Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ, Vĩnh Hòa, mưa lớn kéo theo sạt lở núi khiến đất đá đổ xuống, vùi lấp hàng chục nhà dân khiến nhiều người chết và mất tích.
Đến ngày 20.11, cơ quan chức năng đã tìm được 19 người chết, hiện vẫn còn 1 nạn nhân mất tích.
Theo Xuân Ngọc (VNE)
Vì sao Nha Trang ngập, sạt lở nghiêm trọng khiến nhiều người chết? Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, đến sáng 19.11, vụ sạt lở ở TP.Nha Trang đã làm 13 người chết, 11 người bị thương, 5 người mất tích; 43 căn nhà bị sập, hư hỏng... Trong hôm nay, các địa phương tích cực hỗ trợ người dân khắc phục sự cố và tìm kiếm nạn nhân mất tích. Nhà cửa người dân ở Nha...