Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 22-12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATN) ở vào khoảng 8,0 độ vĩ bắc; 110,2 độ kinh đông, ngay trên khu vực Huyền Trân.
Người dân xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn ( Nghệ An) đốt củi sưởi ấm cho trâu, bò vào những ngày giá rét. Ảnh: QUANG AN
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40 đến 50 km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 60 km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. Dự báo trong 24 giờ sau đó, ATN di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 đến 15 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ).
Vùng nguy hiểm do ATN trên Biển ông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 7,0 đến 9,0 độ vĩ bắc; từ kinh tuyến 108,0 đến 111,5 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Gió mạnh và sóng lớn trên biển: Vùng biển phía tây khu vực nam Biển ông (bao gồm cả vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động; sóng biển cao từ 3 đến 5 m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ATN: cấp 3.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp phân tích kết hợp với nhiễu động trong đới gió đông trên cao nên hôm nay ( 23-12), các tỉnh từ Bình ịnh đến Bình Thuận và Nam Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến 40 đến 80 mm, có nơi hơn 100 mm. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Cũng theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, hôm nay, miền bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ trời ấm hơn với nền nhiệt tăng từ 2 đến 3 0C. Ngày mai (24-12), miền bắc đón một đợt không khí lạnh tăng cường. Ngày 25-12, nền nhiệt tăng lên, trời ấm dần, chỉ còn rét về đêm và sáng. Khoảng ngày 30 đến 31-12, sẽ có một đợt gió mùa đông bắc cường độ rất mạnh gây rét đậm, rét hại cho các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Theo báo cáo của bộ đội biên phòng các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, tính đến 6 giờ ngày 22-12, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 515 phương tiện với 349.015 người biết diễn biến, hướng di chuyển của ATN để chủ động phòng tránh hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, tính đến 6 giờ ngày 22-12, số lượng tàu thuyền được kiểm đếm tại các vùng nước cảng biển do Cảng vụ hàng hải từ Bình Thuận đến Kiên Giang, Cà Mau quản lý là 1.100 tàu thuyền, trong đó có 470 tàu biển và 630 phương tiện thủy nội địa.
Sáng 22-12, các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tổ chức đoàn kiểm tra, rà soát các phương án phòng tránh, ứng phó ATN. Theo đó, tổ chức kiểm tra những nơi xung yếu; thông báo kịp thời đến người dân biết để chủ động ứng phó ATN. Các đồn biên phòng nắm bắt số lượng tàu thuyền đang hoạt động trên biển, kiên quyết không để người dân lưu trú trên các lồng bè; liên lạc với các chủ tàu thuyền đang hoạt động trên biển để có phương án neo đậu, tránh trú an toàn.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh iện Biên nhiệt độ xuống thấp, nhất là tại các vùng núi cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã có văn bản gửi các địa phương về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho gia súc, vật nuôi. Toàn tỉnh hiện có hơn 210.000 con trâu, bò.
UBND tỉnh Bắc Kạn đã có Quyết định 2123-Q-UBND ban hành phương án phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi và thủy sản vụ đông năm 2020 – 2021. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác chống rét cho đàn vật nuôi, thủy sản và cây trồng; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện và diễn biến thời tiết. Toàn tỉnh hiện có hơn 68.000 con trâu, bò, ngựa.
Theo Chi cục Thủy lợi TP Hà Nội, vụ xuân 2021, Hà Nội có kế hoạch gieo cấy 84.489 ha lúa. Thời gian lấy nước để gieo mạ, đổ ải bắt đầu từ tháng 1-2021 đến trung tuần tháng 2-2021. ể bảo đảm đủ nước gieo cấy, Hà Nội đã đầu tư kinh phí xây dựng nhiều trạm bơm lấy nước ứng phó tình trạng hạ thấp lòng dẫn sông Hồng, như: Trung Hà (huyện Ba Vì), Thanh iềm (huyện Mê Linh), Ấp Bắc (huyện ông Anh)…
Sáng 22-12, Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Cẩm Xuyên thả 2,5 tấn cá với 250.000 con cá giống xuống hồ Kẻ Gỗ. ây là hoạt động hằng năm của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh nhằm bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ngoài hồ Kẻ Gỗ, dịp này, Chi cục Thủy sản đã thả cá giống xuống hồ Ngàn Trươi (Vũ Quang), đập Khe Mơ (Hương Sơn) và thời gian tới là hồ Nhà ường (Can Lộc) với tổng số 8,6 tấn cá giống.
Tại Quảng Nam, mưa to và sóng biển mạnh kéo dài trong mấy ngày qua đã làm cho bờ biển xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành tiếp tục bị sạt lở, xâm thực sâu vào đất liền. Nhiều tuyến bờ kè tạm của người dân dựng lên để nuôi trồng thủy sản bị triều cường và sóng biển gây hư hại nặng, nhiều hồ nuôi tôm bị sóng biển san phẳng. Chính quyền địa phương đã kiến nghị cơ quan cấp trên khảo sát và xây dựng công trình chống sạt lở tổng thể để bảo đảm an toàn cho người dân.
Tại Bến Tre, nước mặn đã bắt đầu xâm nhập sâu vào các nhánh sông trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các nhánh sông chính như: Cửa ại, Hàm Luông, Cổ Chiên độ mặn 4 xâm nhập vào từ 20 đến 32 km, tính từ cửa sông. ộ mặn 1 xâm nhập sâu nhất trên sông Cửa ại khoảng 42 km (thuộc xã Giao Hòa, huyện Châu Thành) và sông Cổ Chiên từ 39 đến 42 km (thuộc xã Thành Thới A và xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam). Tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo thực hiện nhanh các công trình đang triển khai để phục vụ tốt cho công tác phòng, chống hạn mặn mùa khô 2020 – 2021; vận động người dân trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt…
Tối 22-12, ATN suy yếu từ bão số 14 đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Hồi 19 giờ ngày 22-12, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 7,5 đến 8,5 độ vĩ bắc; 109,0 đến 110,0 độ kinh đông, ngay trên khu vực Huyền Trân. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ). Dự báo trong 12 giờ sau đó, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 đến 15 km.
Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông
Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão trên Biển Đông trong 12 giờ tới. Bão có hướng đi thay đổi liên tục và có thể mạnh đến cấp 9, giật cấp 11.
Rạng sáng 20/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết áp thấp nhiệt đới ở vùng biển Philippines đã vào Biển Đông. Lúc 1h, tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây khoảng 380 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất cấp 7, giật cấp 9.
Trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới đi theo hướng tây tây bắc, vận tốc 25 km/h và khả năng mạnh thành bão. Chiều 20/12, tâm bão nằm ngay ở phía nam đảo Song Tử Tây. Sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Sau đó, bão đổi hướng, đi theo hướng tây nam và giảm vận tốc xuống còn 15 km/h. Rạng sáng 21/12, tâm bão cách đảo Song Tử Tây khoảng 200 km về phía tây nam. Sức gió duy trì ở cấp 8, giật cấp 10.
Ngày và đêm 21/12, hình thái này giữ hướng đi và vận tốc, có khả năng mạnh thêm. Rạng sáng 22/12, tâm bão cách bãi Huyền Trân 140 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Sau đó, bão đổi hướng đi theo hướng tây, tiếp tục giảm vận tốc xuống còn 10-15 km/h. Cơ quan khí tượng chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng của bão tới đất liền nước ta.
Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão trên Biển Đông. Ảnh: NCHMF .
Hiện, cơ quan khí tượng Hong Kong và Nhật Bản đã phát đi bản tin về áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão trên Biển Đông. Các nhận định ban đầu cho thấy bão ít có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đất liền nước ta.
Theo cơ quan khí tượng Hong Kong, bão sẽ đi hơi chếch xuống phía nam và có thể đạt cường độ mạnh nhất là 75 km/h, tương đương cấp 8, giật cấp 10 vào ngày 22/12. Sau đó, hình thái này khả năng đi thẳng qua mũi Cà Mau rồi suy yếu thành vùng áp thấp.
Dù vậy, hoàn lưu bão có thể gây ra một đợt mưa trái mùa cho các tỉnh phía nam trong ngày 21-23/12. Vùng ảnh hưởng do bão trải rộng khắp đất liền Nam Bộ.
Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm trên Biển Đông nằm từ vĩ tuyến 8 đến 12 độ vĩ bắc và từ kinh tuyến 112 đến 120 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Vùng biển phía đông khu vực giữa và nam Biển Đông có mưa rào kèm theo dông, nguy cơ xảy ra lốc, sét. Gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 11. Biển động rất mạnh, sóng biển cao 5-7 m.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của một rãnh áp thấp nối với áp thấp nhiệt đới, kết hợp với không khí lạnh nên vùng biển phía tây của khu vực nam Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Sóng cao 2-4 m, biển động.
Mưa lớn sau bão số 7, áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa to đến rất to trong hôm nay. Áp thấp nhiệt đới cũng đang tiến vào Biển Đông với gió giật cấp 8 và có khả năng mạnh lên thành bão cấp 10 trong 24-48 giờ tới. Hiện nay (15/10), do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, sau suy yếu thành...