Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, mùa mưa bão chính thức bắt đầu
Theo các chuyên gia khí tượng thuỷ văn, mùa mưa bão năm 2022 đã chính thức bắt đầu với sự xuất hiện của cơn áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên Biển Đông vào đêm qua (28/6).
Hồi 7h ngày 29/6, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 500km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80km tính từ tâm ATNĐ.
Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và có xu hướng mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 30/6, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 115,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 410km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 15,0 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 113,5 đến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.
Dự báo, trong 24-48h tới, ATNĐ sẽ mạnh lên thành bão.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 1/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Đáng chú ý, trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Video đang HOT
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên ở vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao từ 2,0-4,0m; biển động. Trên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2,0-3,0m; biển động.
Trung tâm Dự báo khí tượng, thuỷ văn quốc gia nhận định, cơn ATNĐ đầu tiên của mùa bão diễn biến phức tạp, cơ quan dự báo quốc tế cho hướng di chuyển rất rộng, có thể hướng đến Hồng Kông (Trung Quốc) hoặc miền Trung Việt Nam. Trung tâm Dự báo khí tượng, thuỷ văn quốc gia dự báo, khả năng cao ATNĐ tiếp tục di chuyển chậm theo hướng Tây Bắc, trong 24 đến 48 giờ tới có thể mạnh thành bão.
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới, cảnh báo mưa dông tại Hà Nội
Rạng sáng nay (29-6), vùng áp thấp ở trên Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và có khả năng mạnh lên thành bão trong vòng 2 - 3 ngày tới.
Vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới - Ảnh: NCHMF
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 1h sáng 29-6, áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 500km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/h), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và có xu hướng mạnh thêm.
Đến 1h ngày 30-6, áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 420km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 9.
Vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên) từ vĩ tuyến 15 đến 19 độ Vĩ Bắc, từ kinh tuyến 113,5 đến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Trong 24 - 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và tiếp tục mạnh thêm.
Đến 1h ngày 1-7, áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/h), giật cấp 9.
Vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông trong 24-48 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên) từ vĩ tuyến 16 đến 20,5 độ Vĩ Bắc, từ kinh tuyến 112 đến 117 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn.
Trong 48 - 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên ở vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao từ 2-4m, biển động.
Trên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2-3m, biển động.
Ngay trong sáng nay, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tiếp tục có công điện gửi các bộ, ban, ngành, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.
Bộ Ngoại giao liên hệ với các quốc gia trong khu vực đề nghị tạo điều kiện cho ngư dân và tàu cá vào tránh trú và hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
Cảnh báo mưa dông nội thành Hà Nội
Theo bản tin lúc 6h37 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, qua theo dõi trên ảnh mây vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh radar thời tiết cho thấy hiện nay, mây đối lưu đang tiếp tục phát triển, gây mưa rào và dông trên khu vực các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội.
Cảnh báo trong khoảng 1-2 giờ tới, vùng mây đối lưu này tiếp tục phát triển và dịch chuyển về phía Đông gây mưa rào và dông cho các khu vực kể trên, sau đó lan sang các quận nội thành của thành phố Hà Nội. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Biển Đông sắp có bão, cảnh báo thiên tai nguy hiểm Áp thấp nhiệt đới từ vùng biển Philippines nhiều khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông. Những ngày tới, thời tiết trên biển và đất liền nước ta sẽ xuất hiện thiên tai nguy hiểm. Đó là thông tin được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia gửi văn bản cảnh báo đến Ban Chỉ...