Biển Đông sắp có bão, cảnh báo thiên tai nguy hiểm
Áp thấp nhiệt đới từ vùng biển Philippines nhiều khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông.
Những ngày tới, thời tiết trên biển và đất liền nước ta sẽ xuất hiện thiên tai nguy hiểm.
Đó là thông tin được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia gửi văn bản cảnh báo đến Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai trong hôm nay 27.6.
Áp thấp nhiệt đới từ vùng biển Philippines nhiều khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông. Ảnh TN
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay ở vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines) đã xuất hiện một vùng áp thấp.
Các mô hình đưa ra dự báo vùng áp thấp này sẽ di chuyển vào Biển Đông vào đêm nay 27.6 và khả năng cao sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Video đang HOT
Do nhiệt độ nước biển ở Biển Đông đang rất ấm nên áp thấp nhiệt đới có khả năng sẽ mạnh lên thành bão với xác suất lên tới 70%.
Cũng theo dự báo, cơn bão này sẽ không đi vào đất liền mà hoạt động ở khu vực bắc Biển Đông.
Tuy nhiên, cơn bão này sẽ gián tiếp kích hoạt gió mùa tây nam gây mưa gió ở Nam bộ, Tây nguyên. Các nơi khác vẫn có nắng nóng. Khu vực biển quanh quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trong những ngày tới thời tiết xấu.
Cũng theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối 29.6 đến 2.7, Bắc bộ và Bắc Trung bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có mưa rất to.
Khu vực Tây nguyên và Nam bộ từ ngày 29.6 đến 3.7 khả năng có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to.
Cần đề phòng nguy cơ lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ; sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp, ven sông.
Ngoài ra, trên các sông, suối nhỏ thuộc khu vực Bắc bộ, bắc Trung bộ có khả năng xảy ra một đợt lũ nhỏ.
Dự báo thời tiết trên biển từ ngày 29.6 trở đi, khu vực phía nam của Biển Đông, bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận trở vào đến Cà Mau gió tây nam mạnh dần lên cấp 5, sau tăng lên cấp 6, giật cấp 7 – cấp 8, sóng cao từ 2 – 3 m, biển động.
Bão lớn với hướng di chuyển khó lường xảy ra dồn dập vào cuối năm 2022
Từ nay đến cuối năm, Biển Đông đón khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ, ảnh hưởng trực tiếp nước ta 4-6 cơn, đề phòng bão lớn, hướng di chuyển khó lường dồn dập.
Chia sẻ tại Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2022 tổ chức ngày 13/6, ông Hoàng Văn Đại - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nhận định, từ nay đến hết năm 2022, hiện tượng ENSO sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina.
Ông Hoàng Văn Đại - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia chia sẻ tại Hội nghị.
"Từ nay đến cuối năm trên Biển Đông sẽ có khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 4-6 cơn, thấp hơn đến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (TBNN). Đề phòng bão xảy ra dồn dập và có cường độ mạnh, hướng di chuyển phức tạp trong những tháng cuối năm", ông Đại chia sẻ.
Theo ông Đại, mưa ở Bắc Bộ diễn ra nhiều từ tháng 7-9/2022, với tổng lượng mưa (TLM) cao hơn 15-30% so với TBNN, tháng 8/2022 cao hơn từ 5-15% so với TBNN.
Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ: Từ tháng 7-8/2022, xấp xỉ so với TBNN; tháng 10/2022, cao hơn từ 15-40%. Tháng 11-12/2022 cao hơn từ 15-35%.
Nắng nóng xuất hiện muộn, từ nay đến cuối năm, nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ tập trung nửa cuối tháng 6, tháng 7 và đầu tháng 8, nắng nóng không gay gắt, không kéo dài như năm 2021. Không khí lạnh khả năng hoạt động sớm trong khoảng tháng 10, tháng 11/2022.
"Nắng nóng xuất hiện ở Bắc Bộ và Trung Bộ trong tháng 7-8 nhưng có thể không gay gắt, không kéo dài như năm 2021. Không khí lạnh khả năng hoạt động sớm. Nền nhiệt những tháng đầu mùa đông thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ", ông Đại cho hay.
Ông Đại nhận định, đỉnh lũ năm 2022 trên các sông ở Bắc Bộ phổ biến cao hơn năm 2021. Các đợt lũ lớn phổ biến tập trung vào thời kỳ chính vụ mùa lũ, tháng 7- 8.
Từ tháng 6 đến tháng 12/2022, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện các đợt lũ. Đỉnh lũ các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ở mức báo động 1 (BĐ1)-BĐ2 và trên BĐ2, các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông nguy cơ xuất hiện lũ lớn; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh trung du, miền núi.
Trong tháng 10 và tháng 11/2022, Nam Bộ sẽ xuất hiện 4 đợt triều ở mức cao: Đợt 1 từ 8-11/10, đợt 2 từ 26-31/10, đợt 3 từ 6-12/11 và đợt 4 từ 23-29/11. Độ cao mực nước tại Vũng Tàu trong các đợt triều cường đều đạt trên 4m.
Các đợt triều cường trong tháng 11/2022 nếu trùng vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc có cường độ mạnh tràn xuống phía Nam, khu vực trũng, thấp ở cửa sông ven biển, vùng ven biển chịu ảnh hưởng của thủy triều tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ sẽ có nguy cơ ngập, lụt.
Khám phá bệnh viện dã chiến nằm ở lưng chừng núi tại Hải Phòng Từng là nơi chữa bệnh cho thương binh trong thời kỳ kháng chiến, hiện nay bệnh viện dã chiến nằm ở lưng chừng núi trên đảo Cát Bà trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Nằm trên độ cao hơn 100m so với mặt nước biển, bên con đường xuyên đảo, hang Quân Y (thuộc địa phận thôn Hải Sơn, xã Trân Châu,...