Áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền sẽ đổi hướng rồi suy yếu
Dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ đổi hướng đi khi vào đất liền rồi suy yếu nhanh thành áp thấp, gây mưa to diện rộng tại các tỉnh thuộc Trung Bộ và Nam Bộ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, chiều nay (14/11) áp thấp nhiệt đới không mạnh thành bão khi đi sâu vào biển Đông như dự báo nhưng vẫn gây mưa to đến rất to ở các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sau đó vùng mưa này sẽ mở rộng xuống các tỉnh Nam Bộ.
Đến 13h ngày 14/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,9 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Phú Yên đến Bình Thuận khoảng 420km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Video đang HOT
Dự báo áp thấp nhiệt đới đổi hướng, đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. (Ảnh: NCHMF)
Đến 13h ngày 15/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6. Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao và không khí lạnh tăng cường nên vùng biển từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận từ tối nay có gió giật mạnh cấp 6, cấp 7. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; từ ngày mai (15/11), vùng mưa này sẽ mở rộng xuống các tỉnh Nam Bộ.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Hơn 5.000 lao động đang lênh đênh ngoài khơi, trong vùng bão
Chiều 5/11, bà Mai Kim Thi - Chi cục trưởng chi cục KT-BVNLTS Bình Định cho biết, hiện còn gần 6 ngàn tàu cá với trên 5.460 lao động đang hoạt động trong vùng ảnh hưởng của bão số 13.
Cụ thể, trên vùng biển Hoàng Sa hiện còn 27 tàu/216 lao động, vùng biển giữa Hoàng Sa còn 60 tàu/604 lao động, vùng biển Trường Sa còn 505 tàu/4822 lao động đang hoạt động.
Hiện tại qua trạm bờ và hệ thống Icom gia đình, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã thông báo về tình hình diễn biến bão số 13, đồng thời yêu cầu các chủ tàu khẩn cấp tìm nơi tránh trú bão. Bên cạnh đó, nhiều phương tiền đã xin các nước láng giềng cho phép vào tránh trú bão an toàn.
Tàu cá Bình Định neo đậu về nơi an toàn
Trong khi đó tại Phú Yên, tính đến chiều nay, vẫn còn hơn 190 tàu với hơn 1.000 lao động đánh bắt khu vực quần đảo Trường Sa; khoảng 130 tàu với trên 450 lao động đang đánh bắt gần bờ. Riêng 4 tàu đánh bắt tại khu vực Hoàng Sa đã được hướng dẫn chạy về đảo Song Tử Đông thuộc quần đảo Trường Sa tránh trú bão.
Ngoài ra, các sông trên địa bàn có mực nước thấp; nước tại các hồ thủy điện, thủy lợi ở tỉnh đều xuống gần mực nước chết, nên nếu có mưa lũ thì hạ du khó thể xảy ra cảnh lũ chồng.
Hiện chính quyền hai tỉnh Bình Định và Phú Yên liên tiếp thông báo đến nhân dân về diễn biến bão số 13, tiến hành chằng chống công trình nhà cửa, duy trì lực lượng cứu hộ để sẵn sàng ứng cứu, xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra.
Doãn Công
Theo Dantri
Các tỉnh, thành trong vùng nguy hiểm của bão cần cấm biển Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các tỉnh, thành phố nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp cần kiểm soát tàu, thuyền, lưu ý kêu gọi vào bờ, hướng dẫn các tàu, thuyền neo đậu an toàn và phải đưa người lên bờ khi tàu neo đậu. Đặc biệt là phải thực hiện cấm biển từ ngày 6/11. Chiều 5/11, Ban...