Áp thấp nhiệt đới đã vào Biển Đông, sắp mạnh lên thành bão
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đêm qua (2/1), áp thấp nhiệt đới đã vượt qua miền Trung đảo Pa-la-oan (Philippines) và đi vào phía Nam Biển Đông. Dự báo trong nhiều giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25-30km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: NCHMF).
Hồi 1h ngày 3/1, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,9 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 360km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25-30km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 13h ngày 3/1, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 114,0 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc Quần đảo Trường Sa) khoảng 140km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Video đang HOT
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km.
Đến 1h ngày 4/1, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,7 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, cách đảo Phú Quý khoảng 280km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 8,0 đến 12,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Hình thành cơn bão số 1 trên Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, sáng nay (3/1) sau khi đi vào khu vực phía Đông quần đảo Trường Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão Bolaven (cơn bão số 1 năm 2018).
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 1. (Ảnh: NCHMF).
Cụ thể, hồi 7h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 210km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km.
Đến 7h ngày 4/1, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,1 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Ninh Thuận-Bình Thuận khoảng 250km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 8 có bán kính khoảng 130km tính từ vùng tâm bão.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 19h ngày 4/1, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Phú Yên-Bà Rịa Vũng Tàu. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 8,0 đến 12,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Biển Đông sắp có áp thấp nhiệt đới kép, lại hướng vào Nam Bộ Một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động gần quần đảo Trường Sa và một áp thấp nhiệt đới khác đang di chuyển vào Biển Đông đều hướng đến Nam Bộ. Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, một...