Áp phích in cờ Trung Quốc, banner có hình lính Mỹ: Không thể xem nhẹ giáo dục tư tưởng
Sự việc áp phích in cờ Trung Quốc, banner lấy hình lính Mỹ ở 2 trường ĐH cho thấy sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm của người liên quan, đồng thời báo động việc giáo dục tư tưởng, truyền thống dân tộc đang bị xem nhẹ.
Cẩu thả, thiếu trách nhiệm
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, nhìn nhận sự việc xảy ra ở Trường ĐH Kinh doanh – Công nghệ Hà Nội và Trường ĐH Tôn Đức Thắng chứng tỏ người trực tiếp thực hiện rất cẩu thả, còn người đứng đầu thì thiếu trách nhiệm.
Còn ông Nguyễn Văn Đáng, giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, những sai sót này rất phản cảm, bởi xảy ra trong dịp cả nước hướng tới kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dù xảy ra sai sót không phải chủ ý của các trường, nhưng theo ông Đáng, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên được giao phụ trách là rất lớn. Đó là sự thiếu cẩn trọng, kiểm tra và giám sát các sự kiện cũng như các kênh truyền thông liên quan đến cơ sở của mình, dẫn tới hậu quả là những sản phẩm truyền thông lệch chuẩn xuất hiện đầy phản cảm.
Áp phích của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội in cờ Trung Quốc
“Hậu quả và tác động của những vụ việc này tuy vô hình nhưng sẽ rất nghiêm trọng nếu tiếp tục xảy ra. Bởi vấn đề này tác động đến nhận thức chính trị của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ về quá khứ cũng như hiện tại.
Những bàn luận, suy diễn lệch lạc có thể khiến nhiều người nhận thức sai về lịch sử đất nước hay hình thành những quan điểm không phù hợp với quan điểm chính thống trong xã hội”- ông Đáng nói.
Ông Đáng cũng nhấn mạnh, sinh viên có tri thức nhất định nhưng chưa trưởng thành về trải nghiệm sống, bản lĩnh. Sinh viên là lực lượng trí thức trong tương lai, nên nếu nhận thức sai lệch về chính trị thì hệ lụy rất lớn sau này.
Ở góc độ của người từng làm truyền thông, ông Phùng Quán, Phó chủ tịch công đoàn, ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng việc thiết kế các áp phích, banner hiện nay thường vay mượn hình ảnh trên mạng, trong khi người thực hiện lại không hiểu nguồn gốc những hình ảnh này, thiếu các kiến thức về sở hữu trí tuệ, bản quyền nên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Cần xây dựng quy tắc ứng xử của giảng viên, sinh viên
Video đang HOT
Theo ông Phạm Thái Sơn, để xảy ra sự việc áp phích in cờ Trung Quốc, banner lấy hình lính Mỹ cho thấy cần báo động về việc giáo dục tư tưởng, lịch sử truyền thống dân tộc cho sinh viên, giảng viên. Việc này rất quan trọng nhưng lâu nay đang bị các trường đại học xem nhẹ và nếu có làm thì rất sơ sài.
“Trách nhiệm đầu tiên thuộc về thầy cô giáo. Muốn sinh viên hiểu được thì các thầy cô phải truyền được ‘tính lửa’ trong bài giảng của mình”.
Banner fanpage Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở cơ sở Bảo Lộc lấy hình lính Mỹ
Bên cạnh đó, theo ông Sơn, các ngày Thương binh liệt sĩ, ngày Quốc khánh 2/9, 30/4…, sinh viên cần được đi thực tế ở các căn cứ cách mạng.
Mặt khác, sự tham gia của báo chí, đặc biệt là truyền hình trong việc giáo dục tư tưởng, truyền thống dân tộc rất quan trọng. Chúng ta nên có những gameshow về truyền thống cách mạng để thu hút sinh viên tham gia.
Việc giáo dục tư tưởng, truyền thống dân tộc phải đi sâu hơn vào thực tế, phải thấy được thế hệ gen Z đang cần gì để có cách làm họ thẩm thấu và hiểu rõ các truyền thống dân tộc. Các trường đại học cũng nên đổi mới cách dạy những môn Triết học, Lịch sử… để thu hút sinh viên.
Ông Phùng Quán thì cho rằng, các trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chính trị cho giảng viên, sinh viên, nâng cao tinh thần cảnh giác trước những hoạt động phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, suy thoái đạo đức.
Theo ông Nguyễn Văn Đáng, rất nhiều bài học cần được nghiêm túc rút ra. Trước hết, lãnh đạo nhà trường và giảng viên phải ý thức hơn về nguy cơ xảy ra khủng hoảng truyền thông trong các hoạt động từ giảng dạy, ngoại khóa, hay sự kiện kỷ niệm…
Nhà trường cũng cần xây dựng các quy tắc ứng xử của giảng viên, sinh viên, định kỳ phổ biến đến tất cả sinh viên trong trường. Trước mỗi sự kiện nào đó, cần phân tích kỹ tính chất, các yêu cầu đối với sự kiện để có thể đặt sự kiện trong tầm kiểm soát, tránh để xảy ra những tình huống bột phát, thậm chí vô ý thức
“Cần ý thức rằng chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số. Mọi lời nói, hành vi, hình ảnh… đều có thể được ghi lại và lan truyền rất nhanh chóng. Do đó, mỗi trường đại học cần có sự giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động cá nhân cũng như tập thể diễn ra trong không gian cơ sở, hoặc liên quan đến nhà trường”- ông Đáng nói.
Trung Quốc là nước mua loại nông sản này nhiều nhất thế giới, Việt Nam bán cho Trung Quốc 99%
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản lượng cao su tự nhiên và thứ 3 về xuất khẩu cao su.
Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu nhiều cao su nhất của Việt Nam.
Việt Nam - Trung Quốc: đối tác thương mại lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cao su
Có thể khẳng định Việt Nam - Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của nhau trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cao su, bởi hầu hết sản lượng cao su của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản lượng cao su tự nhiên, đồng thời đứng thứ 3 về thị trường xuất khẩu cao su thế giới.
Năm 2021, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu cao su tăng trưởng cả về lượng và trị giá, trong đó trị giá xuất khẩu đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,95 triệu tấn, trị giá 3,27 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với năm 2020.
Xuất khẩu cao su trong năm 2021 đã lập một kỷ lục mới về trị giá trong lịch sử ngành cao su Việt Nam.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết, cao su Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức, Mỹ,...
Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam, với 1,39 triệu tấn, trị giá 2,28 tỷ USD, tăng 2,5% về lượng và tăng 24,9% về trị giá so với năm 2020, chiếm 71,4% về lượng và chiếm 69,7% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước.
Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới, với 11,35 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam - Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của nhau trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cao su, bởi hầu hết sản lượng cao su của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Trong ảnh: Công nhân Công ty Cao su Dầu Tiếng thu mua mủ cao su tiểu điền. Ảnh: CS Dầu Tiếng.
Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 2 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam chiếm 17,7% trong tổng trị giá nhập khẩu cao su của Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021, tăng so với mức 15,5% của cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,5% về lượng và chiếm 99,4% về trị giá trong tổng xuất khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam, với 1,22 triệu tấn, trị giá 2,03 tỷ USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 30,4% về trị giá so với năm 2020.
Nhu cầu cao su của Trung Quốc vẫn tăng, giá cao su còn cao
Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu, năm 2021, thị trường cao su thế giới gặp khó khăn do thị trường ô tô toàn cầu gặp khủng hoảng chip bán dẫn, nhập khẩu cao su từ Trung Quốc chậm lại bởi chính sách "Zero Covid" của nước này...
Vì vậy, phần lớn thời gian giá cao su trong năm 2021 đi ngang hoặc giảm, mặc dù cũng có vài đợt tăng, nhưng không kéo dài quá 1 tháng.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, năm 2022, thị trường kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, sau khi các ngân hàng Trung ương lớn tung ra các gói cứu trợ, giá cao su thế giới có thể sẽ tăng trong quý I/2022 do nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến thiếu hụt bởi nguồn cung cao su Đông Nam Á đang bị thời tiết xấu ảnh hưởng đến sản lượng mủ tự nhiên.
Tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su sẽ tiếp tục có những thuận lợi. Nhu cầu về cao su tự nhiên của thế giới sẽ tiếp tục tăng.
Việc mở lại biên giới quốc tế của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng cao su phục hồi.
"Năm 2022, Việt Nam có khả năng hưởng lợi kép cả về lượng xuất khẩu và trị giá do thế giới vẫn khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su, giá mủ cao su tiếp tục tăng hoặc neo ở mức cao" - Cục Xuất nhập khẩu nhận định.
Ngay trong tháng 01/2022, giá cao su trong nước có xu hướng tăng nhẹ, giá mủ cao su tiểu điền được các thương lái thu mua dao động quanh mức 290-350 đồng/độ mủ.
Tại Bình Phước giá thu mua mủ nước của Công ty cao su Phú Riềng dao động ở mức 300- 340 đồng/độ mủ.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 348 -350 đồng/độ mủ. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động ở mức 323 đồng/độ mủ.
Trung Quốc chi 4,5 tỷ USD để mua loại trái cây này, là thứ quả Việt Nam đang tìm đường bán chính ngạch Từ năm 2010 đến nay, tiêu thụ sầu riêng ở Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh trong khi Việt Nam đang xúc tiến để xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang thị trường này. Trung Quốc chi 4,5 tỷ USD nhập khẩu sầu riêng Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ năm 2010 đến nay, tiêu thụ...