“Áp lực” trên chuyến bay đưa trái tim Hà Nội đi cứu sống bệnh nhân Huế
“ Chuyến bay đưa trái tim Hà Nội đi cứu sống bệnh nhân Huế rất áp lực!” “Trái tim được chứa đựng trong hộp y tế đặc biệt và đặt ở trên ghế hạng C, ngồi kế bên là 1 bác sỹ. Chúng tôi đã phải cố định chiếc hộp này rất chắc chắn để đảm bảo không bị ảnh hưởng trong quá trình cất-hạ cánh hoặc gặp khi thời tiết nhiễu động” – nữ tiếp viên Nguyễn Mai Anh cho biết.
Mới đây, chuyến bay VN1543 của Vietnam Airlines chở theo trái tim của bệnh nhân chết não từ Hà Nội hiến tặng cho một bệnh nhân ở Huế, giúp các bác sỹ thực hiện ca ghép tim xuyên quốc gia lần đầu tiên thành công tại Việt Nam. PV Dân trí đã có cuộc tiếp xúc và ghi nhận những chia sẻ của tiếp viên trưởng Nguyễn Mai Anh.
Chuyến bay đặc biệt
- Phóng viên: Xin chị cho biết công tác chuẩn bị về thời gian, kỹ thuật, phục vụ, hành khách của chuyến bay VN1543 có gì khác so với những chuyến bay bình thường?
Tiếp viên Nguyễn Mai Anh: Tôi được biết thông tin về chuyến bay đặc biệt vào buổi tối, trước khi thực hiện nhiệm vụ không nhiều thời gian, vì thế tôi rất hồi hộp. Cả buổi tối tôi đã suy nghĩ rất nhiều về chuyến bay sáng hôm sau sẽ phải triển khai như thế nào cho hiệu quả.
Chuyến bay này khác nhiều so với những chuyến bay bình thường. Khi nhận được thông tin, tài liệu về chuyến bay thì tôi đã phải nghiên cứu rất kỹ về công việc của phi hành đoàn, các bộ phận tham gia khai thác và sự phối hợp của các ban ngành khác với chuyến bay. Tôi cũng tìm hiểu về mô tạng và thời gian bao lâu có thể đảm bảo trái tim duy trì sự sống đối với người nhận…
Tiếp viên trưởng Nguyễn Mai Anh đang chỉnh lại dây an toàn để giữ chặt hộp y tế đựng trái tim trên máy bay, để chuyển tới cho bệnh nhân ở Huế đang chờ được cứu sống
Trước chuyến bay chúng tôi có một buổi họp, tại đó chúng tôi đã trao đổi rất kỹ với các thành viên trong phi hành đoàn về mục đích, tính chất của chuyến bay VN1543 và những công việc phải làm để đảm bảo đúng giờ, an toàn, chính xác.
Trên máy bay, ngoài các trang thiết bị thông thường thì được cung cấp bổ sung thêm một số trang thiết bị khác để cố định thiết bị đựng mô tạng trên ghế máy bay nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất.
- Ở trên máy bay, trái tim đặc biệt này được sắp xếp ở vị trí nào thưa chị?
Trái tim được chứa đựng trong hộp y tế đặc biệt và đặt ở trên ghế hạng C (hạng Thương gia), ngồi kế bên là 1 bác sỹ. Chúng tôi đã phải cố định thiết bị này rất chắc chắn để đảm bảo không bị ảnh hưởng trong quá trình cất-hạ cánh hoặc gặp khi thời tiết nhiễu động.
- Đối với các hành khách, họ có hay biết chuyến bay VN1543 chở theo một “nguồn sống” đặc biệt từ Hà Nội chuyển vào cho bệnh nhân tại Huế?
Chúng tôi không trao đổi trước với hành khách trên máy về việc này vì đó là yêu cầu y tế và nguyện vọng của gia đình các bệnh nhân. Nhưng chiếc hộp y tế chứa trái tim đặc biệt này được đặt trên khoang hạng C nên các khách trên khoang C cũng nhìn thấy và nhận ra sự khác biệt, các hành khách đi hạng Phổ thông (Y) không được biết. Có trường hợp hành khách hỏi chúng tôi cũng giải thích một phần để hành khách hiểu và thông cảm với những bất tiện có thể ảnh hưởng tới họ.
- Được biết chuyến bay VN1543 bị chậm 15 phút do ca phẫu thuật kéo dài hơn dự kiến, việc chậm chuyến này có được tính toán trong kế hoạch hay phải triển khai phương án đột xuất, thưa chị?
Đúng như vậy, tuy nhiên việc chậm chuyến đã nằm trong các phương án triển khai của nhà khai thác và phi hành đoàn có thể xoay sở dễ dàng. Chậm 15 phút có thể sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hành khách trên chuyến bay, nhưng tôi tin rằng nếu biết rằng việc chờ đợi này giúp mang đến sự sống cho người bệnh thì tất cả mọi người đều vui lòng, thậm chí có thể chờ đợi lâu hơn.
Video đang HOT
Chuyến bay VN1543 với hành trình đặc biệt chở trái tim từ Hà Nội đi cứu sống bệnh nhân Huế
Sứ mệnh “níu giữ trái tim”!
- Chị có thể chia sẻ về điều ấn tượng nhất trên chuyến bay “níu giữ trái tim” Hà Nội cho bệnh nhân Huế đang chờ đợi được sống?
Chuyến bay VN1543 như “chạy đua” với thời gian, vì vậy từ nhân viên an ninh, bộ phận phục vụ mặt đất, nhân viên làm thủ tục, nhân viên kỹ thuật, các tiếp viên của chuyến bay đều đặt ý thức trách nhiệm lên rất cao để hoàn thành chuyến bay.
Đặc biệt, các bác sỹ dù đã phải thức trắng cả đêm để thực hiện ca phẫu thuật căng thẳng, mệt mỏi, nhưng ở trên máy bay tôi luôn nhìn thấy sự tận tâm, vui mừng của các bác sỹ vì có thể mang được tài sản quý giá đến cho bệnh nhân đang chờ đợi được sống. Tôi rất khâm phục, cảm động trước tài năng và sự tận tuỵ của đội ngũ y bác sỹ.
- Là một tiếp viên, chị đã từng tham gia chuyến bay nào chở mô tạng người hay chưa? Chị thấy sứ mệnh của mình đối với “trái tim” trên chuyến bay mà chị trực tiếp phục vụ như thế nào?
Tôi đã có 11 năm làm trong ngành hàng không, với cương vị là tiếp viên thì tôi đã rất nhiều lần thực hiện nhiệm vụ ở các sự kiện quan trọng, nhưng đây là lần đầu tiên tôi phục vụ chuyến bay chở mô tạng người.
Trên chuyến bay đưa trái tim Hà Nội đi cứu sống bệnh nhân Huế rất áp lực! Tôi cảm thấy áp lực về thời gian vận chuyển từ Hà Nội tới Huế, bởi mỗi giây phút đều là một cơ hội sống, là sinh mạng của người bệnh đang chờ đợi, áp lực vì mong muốn làm sao đảm bảo được ý nguyện của người hiến tặng trái tim đến được với người nhận kịp thời nhất.
Nữ tiếp viên hàng không Nguyễn Mai Anh ngoài đời
- Gần đây, đăng ký hiến tạng đang lan rộng trong xã hội, sau chuyến bay đặc biệt đã tham gia phục vụ, chị có suy nghĩ như thế nào về nghĩa cử hiến tạng?
Đối với truyền thống của người á Đông, việc hiến tạng có lẽ là một quyết định khá khó khăn đối với bản thân người hiến tạng và người thân của họ. Tuy nhiên, thời gian gần đây nghĩa cử hiến tạng đang lan rộng và thu hút nhiều người quan tâm, đăng ký hiến tạng. Tôi thấy đó là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp khi tự nguyện trao đi những cơ hội sống quý giá.
Sau chuyến bay VN1543 tôi đã nói chuyện rất nhiều với gia đình về nhiệm vụ của mình. Thực ra việc hiến tạng tôi đã nghĩ đến từ lâu và khi kết thúc chuyến bay trở về nhà tôi đã trao đổi với gia đình về việc cùng đăng ký hiến tạng, việc này mẹ tôi rất ủng hộ. Tôi nghĩ rằng khi mình qua đời nhưng có thể gửi tặng lại sự sống cho một hoặc nhiều người khác thì đó là việc rất đáng làm.
- Cảm ơn chị đã chia sẻ về một chuyến bay đặc biệt!
Châu Như Quỳnh
Theo Dân trí
Chúng ta đang trở thành một xã hội không ngủ như thế nào?
Chúng ta đang bước vào một xã hội ngày càng nhanh hơn với nhiều áp lực hơn, cùng với đó là tình trạng nghiện mạng xã hội và mức độ giao tiếp đòi hỏi sự sẵn sàng 24/7.
Nói như nhà viết kịch đồng thời là nhà văn Thomas Dekker, "giấc ngủ là sợi xích vàng gắn kết sức khỏe và cơ thể chúng ta lại với nhau".
Chúng ta đang bước vào một xã hội ngày càng nhanh hơn với nhiều áp lực hơn, cùng với đó là tình trạng nghiện mạng xã hội và mức độ giao tiếp đòi hỏi sự sẵn sàng 24/7.
Những tác dụng phụ của môi trường này là nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó thư giãn hơn, chế độ ăn tùy tiện hơn và thậm chí còn xuất hiện cụm từ "FOMO", hay nỗi sợ bỏ lỡ điều gì đó.
Nhưng đồng thời ngay cả khi khó chợp mắt, chúng ta vẫn phải vật lộn để không bị ngủ gật.
Ngủ kém tác động đến tâm trạng và sự tập trung
Chu kỳ ngủ
Trong khi ngủ, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể giảm xuống cùng với những thay đổi phức tạp xảy ra trong não.
Giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ là chuyển động mắt không nhanh, xảy ra theo 3 giai đoạn ngày càng sâu dần.
Giai đoạn một và hai là giấc ngủ lơ mơ mà chúng ta có thể dễ dàng bị đánh thức.
Giai đoạn thứ ba là giấc ngủ hơn và chúng ta khó đánh thức hơn nhưng có thể cảm thấy mất phương hướng nếu bị đánh thức.
Giai đoạn bốn được gọi là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, là thời điểm giấc mơ diễn ra. Mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 phút và cần có cả 4 chu kỳ để thức dậy với cảm giác sảng khoái.
Giấc ngủ được kiểm soát chủ yếu bởi nhịp sinh học, đó là đồng hồ bên trong cơ thể và chu kỳ 24 giờ điều khiển cả các quá trình sinh học và sinh lý.
Nó dự đoán những thay đổi môi trường cho phép cơ thể thích nghi và chịu ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng.
Khi đồng bộ, bạn sẽ tự nhiên thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, điều này giải thích cho những khoảnh khắc kỳ lạ đó khi mà bạn thức dậy ngay trước khi chuông báo thức tắt.
Sau khi tỉnh táo khoảng 15 giờ, áp lực phải ngủ sẽ trở nên lớn hơn khi sự mệt mỏi bắt đầu và với sự khởi đầu của đêm tối, nhịp sinh học giảm xuống mức thấp nhất để giúp duy trì giấc ngủ.
Có bằng chứng cho thấy rằng giấc ngủ tự nhiên hoàn hảo là ngủ khoảng 4 tiếng sau đó thức dậy và ngủ thiếp đi thêm một vài tiếng nữa, đặt câu hỏi về quan điểm cho rằng cần giấc ngủ liên tục 8 tiếng để thức dậy với cảm giác sảng khoái.
Vấn đề có thể xảy ra khi bạn thức giấc sau 4 tiếng và không ngủ lại được, đó là trường hợp đối với những người bị chứng mất ngủ.
Lo lắng liên quan đến việc không thể ngủ lại càng dẫn đến mất ngủ, nên thay vì nằm trên giường nhìn chằm chằm lên trần nhà, có lẽ tốt hơn là ngồi dậy, pha một thứ đồ uống nóng nào đó và ngồi lặng lẽ trong ánh sáng lờ mờ, có thể đọc hoặc viết ra những ý tưởng, những căng thẳng hoặc những vấn đề để giúp rũ sạch tâm trí và giúp bạn sẵn sàng ngủ lại.
Chúng ta là một xã hội không ngủ đủ điển hình
Ý tưởng nghỉ ngơi và ngủ đôi khi được xem là không quan trọng. Nhiều người làm việc ngày đêm để chứng tỏ năng lực, và tận dụng mọi thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu của mình.
Việc thừa nhận cảm giác mệt mỏi đôi khi được xem là dấu hiệu của sự yếu đuối nhưng về lâu dài, sức mạnh và sức bền đến từ khả năng "tắt điện" và cho phép bản thân hồi phục cuối cùng sẽ giúp bạn đạt được cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, trong khi vẫn giữ được sức khỏe tốt.
Tại sao bạn thực sự cần một giấc ngủ ngon - và không bao giờ nên làm việc quá sức
Trong khi ngủ, não sẽ xử lý thông tin, cơ và khớp phục hồi sau quá trình sử dụng liên tục trong ngày, sản xuất hoóc-môn tăng trưởng tăng lên và protein được bổ sung trong tất cả các bộ phận của cơ thể.
Ngủ kém tác động đến tâm trạng, sự tập trung và tỉnh táo, và thiếu ngủ trong thời gian dài có liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng bao gồm bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.
Nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học Leeds cho thấy những người thiếu ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng nhiều khả năng có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn và tăng nguy cơ thừa cân hoặc béo phì.
Không ngủ đủ giấc được tạo ra sự mất cân bằng trong các hormon điều chỉnh sự thèm ăn và cách cơ thể phá vỡ và sử dụng các chất dinh dưỡng để tạo thành năng lượng.
Những hoóc-môn này bao gồm leptin (điều chỉnh thèm ăn), ghrelin (kích thích sự thèm ăn) và insulin (điều hòa đường huyết).
Tác động của các hoóc-môn này đến sự thèm ăn và thừa cân có thể dẫn đến năng lượng thấp và làm giảm động lực cho hoạt động thể chất càng đặt nền móng cho bệnh béo phì.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Mẹo chọn ghế máy bay để tránh bị ốm khi đi du lịch Muốn giảm nguy cơ mắc bệnh cúm trên chuyến bay, bạn nên chọn chỗ ngồi cạnh cửa sổ và hạn chế đi lại. Theo NPR, đó là lời khuyên được các nhà khoa học Mỹ đưa ra trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences. Trước đó, để tìm hiểu mầm bệnh lây lan trên máy bay như thế nào, nhóm nghiên...