Áp lực tinh thần đang gặm nhấm trẻ
Không roi vọt hay bạo lực nhưng không ít học sinh suy sụp sức khỏe và tinh thần vì những lời nói hay cách cư xử vô tình từ mọi người xung quanh.
Thời gian gần đây, dư luận không khỏi xót xa, đau lòng trước một số vụ việc học sinh (HS) tự tử. Gần đây nhất, chiều 4/12, một học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Bình Nhì 1, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang suýt chết do uống thuốc trừ sâu vì bị nghi trộm tiền trong cặp sách của cô giáo. Trước đó, em Nguyễn Thị Cẩm Tú, HS lớp 9 Trường THCS Trung Lập, huyện Củ Chi, cũng tìm đến cái chết vì làm mất hơn 500.000 đồng tiền quỹ lớp… Các em còn quá nhỏ nhưng phải chịu những áp lực lớn không đáng có từ các bậc phụ huynh, giáo viên và bạn bè.
Bạn bè chế giễu
Chị Phí Thị B. đưa con đến điều trị tâm lý tại BV Nhi đồng 1 vì con hay nói nhảm một mình, không hòa đồng với mọi người. Vừa cho con ngồi xuống ghế chờ gặp bác sĩ, chị liền bị con quay lại tát một cái vào mặt vì “tội” nói dối đưa con đi chơi nhưng lại vào bệnh viện. Chị vừa khóc vừa kể, con chị đang học lớp 4 tại một trường tiểu học ở quận 11. Vì con chị tên Hải nên chúng bạn hay trêu là “Hải cẩu” (nghĩa xấu là Hải chó), mỗi khi cô giáo hoặc ai đó gọi tên Hải là các bạn chép miệng hô “chó”.
Có lần bị bạn gọi như thế, thậm chí còn dán giấy lên áo nên con chị liền lấy cây viết chì đánh lại làm một bạn bị trầy da ở khóe mắt. Con chị liền bị phụ huynh của bạn đó giữ lại ngay cổng trường, bắt phải xin lỗi. Do không chịu nói nên cháu đành để bạn kia tát một cái rồi bỏ đi kèm theo câu nói của phụ huynh: “Đi học mà ngu, ở nhà cho đỡ tốn tiền”.
HS hiện nay rất cần được giáo dục về kỹ năng thích nghi với những thay đổi từ bên ngoài. Trong ảnh: HS đang học kỹ năng quản lý tài chính tại Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam
Video đang HOT
Chiều hôm đó, chị và con cùng về trễ, trong khi chị nghĩ con đã ở nhà học bài nhưng thực ra cậu bé đi chơi game và tuyên bố: “Từ mai con không đi học nữa”. Chị liền tát con và nói “đồ điên”. Nó vừa khóc vừa kể lại sự việc nhưng càng khiến chị tức thêm vì nghĩ con ngốc nên mới vậy. “Tôi cứ nghĩ từ hôm sau con đi học lại bình thường nên không sao. Ai ngờ từ đó con ít nói chuyện với mọi người, hay tự chơi và nói nhảm một mình. Mỗi tuần tôi vẫn đưa con đi gặp bác sĩ, tôi cũng đã xin chuyển lớp cho con nhưng không biết sẽ thế nào” – chị B. buồn bã nói.
Lo sợ vì tiền
Chị Đ. có con học lớp lá tại một trường mầm non (quận Bình Thạnh) rất bức xúc về việc nhà trường quy định viết tên phụ huynh và HS chưa đóng tiền học trong tháng lên bảng thông báo rồi đặt ở cổng ra vào. Chị Đ. nói, nhiều khi tháng nào khó khăn chưa có tiền đóng kịp theo thời hạn quy định là y như rằng con quấy lên, khóc ầm ĩ không chịu đi học vì bị một số bạn đã biết đọc chữ cười nhạo rằng không chịu đóng tiền.
Trong một dịp tham gia khóa học ngoại khóa tại Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam (quận 3), em H. – lớp trưởng của một lớp trong Trường THCS Bạch Đằng (quận 3) phải mang theo trong người 1,5 triệu đồng tiền quỹ lớp. Trong khi các bạn khác chạy nhảy vui chơi, em này phải ngồi một chỗ vì sợ mất tiền. “Vì thường xuyên cần tiền chi cho lớp hoặc cô giáo kiểm tra bất ngờ nên em luôn phải giữ tiền trong người. Ra chơi hay đi đâu em cũng phải mang theo, không dám để trong lớp vì sợ mất. Nhiều khi quên để ý, em giật thót mình sờ xuống túi quần xem sao, có khi đang ăn hoặc đang học em cũng sợ nên mang tiền ra kiểm” – H. nói.
Áp lực từ học hành
Sau hơn một năm học nội trú tại một trường phổ thông dân lập ở quận Tân Bình, chị Hà quyết định cho bé THT phải về quê ở Đạ Huoai (Lâm Đồng) học tiếp lớp 12. Chị Hà cho hay vì nghĩ trường ở quê không chất lượng nên chị cho con xuống TP học để sau này ôn thi ĐH cho tiện, ai ngờ trường ép học dữ quá. Lâu lâu lên thăm con mà nó cứ đòi vào học bài không là bị mắng.
Theo bé T., năm lớp 11 em học không nặng lắm nhưng lúc nào cũng bị bắt học. Hễ bị điểm thấp hơn so với các bạn là bị thầy cô mắng nhiếc, cả tháng không cho ra ngoài chơi, lâu lâu gặp phụ huynh cũng chỉ được 15 phút. Lên lớp 12, thầy cô định hướng theo học lực từng bạn, không cho chọn trường theo sở thích để thi đại học mà phải học và chọn trường theo thầy cô chỉ định để dễ trúng tuyển. “Mỗi khi nhắc đến học là em sợ lắm. Hầu như ngày nào cũng kiểm tra, không bị chửi cũng bị đứng góc lớp, thậm chí nhiều bạn còn bị đánh thước vào tay. Giờ em ra khỏi trường là không bao giờ dám quay lại trường nữa. Mang tiếng ở thành phố hơn một năm nhưng em không biết đi đường thế nào cả” – bé T. kể.
Theo Phạm Anh ( Pháp luật TP.HCM)
Nhà sư "khóa môi" Đàm Vĩnh Hưng đã hoàn tục
Sáng 16/11, nhà sư Thích Pháp Định đã xin sư phụ là Sư Thích Bửu Chánh - trụ trì và chư tăng Thiền viện Phước Sơn (Đồng Nai) được hoàn tục. Sau lễ nghi nhà Phật, chư tăng Thiền viện Phước Sơn đã chấp thuận
Sư Pháp Định thực hiện các nghi lễ để trở về đời
Trong lá đơn xin hoàn tục gửi Thượng tọa Thích Bửu Chánh và tăng chúng thiền viện Phước Sơn, sư Pháp Định viết, trong những năm tháng qua, mặc dù đã được sư phụ ân cần dạy bảo lời hay lẽ phải của đạo lý nhà Phật, nhưng do còn trẻ người non dạ, suy nghĩ cạn nên Pháp Định đã có những cử chỉ, lời nói, suy nghĩ chưa chuẩn mực với tư cách của người xuất gia...
Nhà sư này nhận thấy có lỗi với sư phụ, với tăng chúng thiền viện, với Giáo hội, với tăng ni, phật tử và mong được tha thứ. Đồng thời cũng mong, sẽ không có trường hợp đáng tiếc, tương tự nào xảy ra.
Vì gia đình quá neo đơn, nhà sư này muốn trở về phụ giúp gia đình và mong được chấp thuận để hoàn tục.
Lý do sư Pháp Định xin về đời là để phụ giúp gia đình sau những lỗi lầm đã gây ra
Pháp Định hứa, dù không còn là một tu sỹ phật giáo nữa, nhưng sẽ là một cư sỹ thuần thành, luôn hộ trì Tam bảo. Pháp Định cũng mong mỏi được xuất gia một lần nữa, nếu say này hội đủ duyên lành.
Nói về vấn đề sư Pháp Định xin được hoàn tục, Thượng tọa Thích Bửu Chánh cho biết: "Sư Pháp Định (thế danh Phan Văn Triển) xin hoàn tục vì hoàn cảnh gia đình. Quy định của nhà Phật cũng không cưỡng ép ai xuất gia, cũng không ngăn cản ai xin hoàn tục (về đời - PV) chính vì thế khi nhận được đơn của Sư, chúng tôi đã chấp thuận để cho Pháp Định hoàn tục, trở về phụ giúp gia đình."
Sau khi nhận đơn, 9 giờ sáng ngày 16/11, tại chánh điện của thiền viện, chư tăng Thiền viện Phước Sơn đã cử hành lễ nghi của Phật giáo Nam tông cho Pháp Định và Pháp Định đã về lại đời
Còn về phía Ban Trị sự Phật giáo Đồng Nai, Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó trưởng ban trị sự kiêm Chánh thư ký THPGĐN cũng cho rằng: "Đối với biện pháp kỷ luật của Chư Tăng thiền viện Phước Sơn chúng tôi đã họp và nhất trí. Riêng việc xin hoàn tục của Pháp Định, hôm qua Thượng tọa Bửu Chánh cũng đã báo cáo về và chúng tôi cũng đã chấp thuận việc này."
Theo Dantri
Khi con trai tự ti vì... thua kém người yêu Không chỉ gia cảnh, tiền bạc, nhiều chàng không mấy tự tin vì mình không thể "xuất sắc" được như bạn gái. Ghét bị so sánh kinh khủng Một trong đó là chuyện các chàng thiếu tự tin và thỉnh thoảng còn ghen tuông thái quá. Cặp Minh Thạch và Hoàng Mỹ (sinh năm 1990) là một đôi trong hoàn cảnh như vậy....