Áp lực nặng nề của đội mật vụ bảo vệ tổng thống Mỹ
Đội ngũ mật vụ luôn túc trực bên cạnh tổng thống Mỹ. Họ chịu nhiều áp lực, tuân thủ quy tắc nghiêm ngặt và bằng mọi giá phải bảo vệ nhà lãnh đạo đất nước.
Các nhân viên mật vụ bảo vệ tổng thống Mỹ được ví như những “lá chắn sống” cho ông chủ Nhà Trắng. Lực lượng này quy tụ những người cực kỳ nhạy bén trước bất kỳ mối nguy hiểm nào xung quanh. Công việc của mật vụ đi kèm với áp lực nặng nề, tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt và trong nhiều trường hợp, sẵn sàng chấp nhận hy sinh tính mạng cho nhà lãnh đạo đất nước.
Cơ quan mật vụ Mỹ hình thành từ năm 1865 và chính thức trở thành đội ngũ bảo vệ tổng thống từ năm 1902. Mật vụ Mỹ được đánh giá là một trong những đơn vị được huấn luyện kỹ càng và tinh nhuệ nhất thế giới.
Nhân viên mật vụ Mỹ đều thành thạo việc sơ cứu cơ bản và có khả năng sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau. Họ thuần thục nhiều chiến thuật, trong đó có cận chiến, kỹ năng đàm phán, thương lượng. Một số mật vụ còn có cả kỹ năng công nghệ thông tin. Ngoài ra, họ cũng được huấn luyện để giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
Trên phim ảnh, khán giả đã quen thuộc với hình ảnh các mật vụ Mỹ với thân hình cao lớn, nét mặt lạnh lùng, mặc vest đen và đeo kính râm, luôn bám sát tổng thống. Ngoài thực tế, đây mới chỉ là một phần của đội quân này. Lực lượng bảo vệ còn bao gồm lái xe, xạ thủ bắn tỉa… Tổng thống Trump từng ví von việc bảo vệ dày đặc này “như sống trong tổ kén”.
Video đang HOT
Các mật vụ luôn theo sát tổng thống như “hình với bóng”. Nói cách khác, những người này không được phép để xảy ra chuyện tổng thống ở một mình. Khi các tổng thống Mỹ đi bộ, luôn có ít nhất 4-5 mật vụ tạo thành một vòng tròn bảo vệ. Họ thường giữ bàn tay của mình xung quanh khu vực eo, nhằm nhanh chóng rút vũ khí bất cứ lúc nào trong những trường hợp bị tấn công bất ngờ.
Thông thường, các mật vụ sẽ gọi tên người mình bảo vệ theo biệt danh. Ban đầu, truyền thống này vì mục đích bảo mật, sau chỉ nhằm có cách gọi ngắn gọn. Thực tế, mật vụ không chọn những cái tên này mà cơ quan truyền thông Nhà Trắng chỉ định. Khi bảo vệ ông Donald Trump trong kỳ tranh cử năm 2016, mật vụ gọi ông dưới cái tên “Mogul”, mang nghĩa ông trùm, còn bà Melania được gọi là “Muse” (tạm dịch: nàng thơ).
Khi tổng thống đi công du nước ngoài, nhiệm vụ của đội ngũ mật vụ càng phức tạp và nghiêm ngặt hơn. Ngoài lên phương án bảo vệ tổng thống, họ còn phải làm việc, phối hợp với lực lượng an ninh sở tại. Quá trình chuẩn bị an ninh cho các chuyến công du ngắn ngày có thể kéo dài hàng tháng, bao gồm cả những việc phải làm sau khi sự kiện kết thúc.
Thông thường, để đảm bảo quãng thời gian di chuyển của tổng thống ngắn nhất, Cơ quan mật vụ Mỹ phải chuyển dàn xe tới địa điểm tổng thống Mỹ đặt chân trước 2 ngày. Đoàn sẽ chạy thử, tìm những phương án dự phòng vì họ quan niệm rằng quãng đường càng dài, độ nguy hiểm càng tăng. Trước khi tổng thống đặt chân vào phòng khách sạn, toàn bộ vật dụng phải qua máy quét, đề phòng các thiết bị gây nổ. Mọi khung tranh trong phòng được tháo ra kiểm tra, tấm nhựa chống đạn được gắn lên cửa sổ, điện thoại bàn hay tivi cũng bị loại bỏ để tránh khả năng bị nghe lén.
Khi đoàn xe hùng hậu của tổng thống Mỹ di chuyển trên đường phố, 2 xe mật vụ sẽ hộ tống ngay trước và sau chiếc Cadillac One chở ông chủ Nhà Trắng. Ngồi trên 2 chiếc xe là những chuyên gia an ninh hàng đầu của Mỹ cùng những tay súng thiện xạ có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống ở tầm gần.
Những lần gần nhất tổng thống Mỹ đến Việt Nam, hàng trăm nhân viên mật vụ tinh nhuệ với trang thiết bị hiện đại xuất hiện cùng. Năm 2017, trong dịp ông Donald Trump đến Đà Nẵng, nhân viên mật vụ Mỹ có mặt từ khoảng một tuần trước đó. Họ kiểm tra an ninh kỹ lưỡng tại sân bay và những địa điểm tổng thống Mỹ sẽ tới.
Đội mật vụ của tổng thống đối mặt với khối lượng công việc khổng lồ sau khi ông Trump nắm quyền điều hành đất nước. Mức độ khó khăn của việc bảo vệ xuất phát từ chỗ gia đình nhà Trump đông người, các thành viên thường xuyên di chuyển để điều hành công việc kinh doanh của tập đoàn. Chính quyền thành phố New York từng phàn nàn về ngân sách khổng lồ cho công tác bảo vệ gia đình tổng thống khi chi phí lên đến 1 triệu USD/ngày.
Ngày 13/11, Washington Post đưa tin hơn 130 mật vụ phải cách ly do mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc gần với người bệnh sau khi kết thúc nhiệm vụ bảo vệ ông Trump tại một sự kiện tranh cử. Nhóm nhân viên phải cách ly nói trên chiếm khoảng 10% đội đặc nhiệm nòng cốt của Sở Mật vụ. Hồi tháng 6, hàng chục mật vụ cũng buộc phải cách ly sau khi làm nhiệm vụ tại cuộc gặp giữa ông Trump với người ủng hộ ở Tulsa, và chuyến đi của phó Tổng thống Mike Pence tới Arizona.
Trump "dẹp" người biểu tình để chụp ảnh, cố vấn Lầu Năm Góc từ chức
Cố vấn Bộ Quốc phòng Mỹ James Miller Jr nộp đơn xin từ chức sau khi cho rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã có những hành động vi phạm lời tuyên thệ.
Trong bức thư từ chức, ông James Miller Jr., cựu Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách về chính sách từ năm 2012 - 2014 nhớ lại lời tuyên thệ mà cả ông và Bộ trưởng Quốc phòng đều đứng ra phát biểu khi nhậm chức, đó là "ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Mỹ", cũng như mang theo "niềm tin đúng đắn và sự trung thành".
"Ngày thứ Hai, 1/6/2020, tôi tin là ngài đã vi phạm lời thuyên thệ đó", ông Miller viết trong bức thư gửi ông Esper.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Lý do từ chức của ông Miller tập trung vào chuyến thăm nhà thờ St. John gây tranh cãi của Tổng thống Trump ở Washington hôm 1/6, nơi mà ông Trump đã chụp ảnh với quyển kinh thánh trong khi trước đó, những người biểu tình được cho là đã bị xịt hơi cay để di chuyển ra chỗ khác nhằm phục vụ sự kiện này.
Ông Esper, cùng với Tướng lục quân Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cũng tháp tùng chuyến thăm trên của ông Trump.
"Những người biểu tình tuân thủ luật pháp chỉ đứng bên ngoài Nhà Trắng nhưng đã bị xịt hơi cay và bị bắn đạn cao su để buộc phải giải tán, không phải vì lý do an toàn mà là dọn đường để Tổng thống chụp ảnh. Ngài sau đó cũng đã đi cùng Tổng thống Trump từ Nhà Trắng tới Nhà thờ St. John để chụp những bức ảnh đó", ông Miller viết trong thư.
"Ngài không thể trực tiếp ngăn Tổng thống sử dụng các lực lượng để dẹp người biểu tình nhưng ngài lẽ ra có thể chọn cách phản đối. Thay vào đó, Ngài lại ủng hộ quyết định này".
Ông Esper khẳng định rằng ông không biết về nơi mình sẽ tới trong khu vực xung quanh Nhà Trắng hôm 1/6.
"Tôi nghĩ tôi sẽ làm 2 việc: xem xét các vụ phá hoại và trò chuyện với các binh lính", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn với NBC News.
"Tôi không biết về nơi tôi sẽ tới. Tôi chỉ muốn xem mức độ phá hoại thực sự là như thế nào", ông Esper khẳng định.
Trước khi từ chức, ông Miller phục vụ trong Hội đồng Khoa học của Bộ Quốc phòng Mỹ - một nhóm gồm các quan chức đã nghỉ hưu được "trang bị tốt nhất để đối phó với những thách thức của Bộ Quốc phòng trong các vấn đề từ thu thập dữ liệu, an ninh mạng, công nghệ truyền thông cho tới vũ khí hủy diệt hàng loạt".
"Tôi chúc ngài những điều tốt nhất trong thời điểm vô cùng khó khăn này. Sự trong sạch của Hiến pháp và tính mạng của người dân Mỹ phụ thuộc vào các lựa chọn của ngài", ông Miller viết vào cuối bức thư.
Trump rút xuống hầm ngầm né biểu tình Trump được đưa xuống hầm tổng thống trong khoảng thời gian ngắn khi người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng đêm 29/5, theo một quan chức chính quyền. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ở dưới hầm ngầm dành cho tổng thống bên dưới Nhà Trắng khoảng một giờ khi hàng trăm người tụ tập bên ngoài biểu tình sau cái...