Áp lực mùa báo cáo
BCTC quý III đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hình KQKD cả năm của doanh nghiệp (DN) trên TTCK, đồng thời cũng ảnh hưởng đến biến động giá CP.
Toan tính của DN
BCTC quý III quan trọng là vậy, nhưng đây không phải là kỳ soát xét hay kiểm toán, nên lại có “dư địa” để các DN đặt nhiều toan tính. Sự toan tính của DN trong việc hạch toán sẽ phụ thuộc vào các nhóm kỳ vọng cũng như diễn biến của TTCK. Đó là áp lực từ biến động giá CP, cổ đông, kỳ vọng từ NĐT và cách đánh giá từ phía các chuyên gia phân tích.
NĐT chứng khoán kỳ cựu đều không lạ những câu chuyện kiểu “DN thấy thị trường đang xấu, có ra tin tốt, giá CP chưa chắc tăng, nên cứ hạch toán ở mức vừa phải”. Mức độ vừa phải có thể là tương đương năm trước, hoặc có tăng trưởng nhẹ nhàng 5-10%, miễn là nằm trong phạm vi được phép.
Mùa KQKD quý III nhiều khả năng có những con số tích cực trên BCTC của các DN niêm yết. Nhưng kèm theo đó có thể sẽ là những toan tính của DN trong việc tìm cách giải tỏa những áp lực của mình. Vì vậy, cần xem xét đến hiệu quả thật của DN, cũng như thời điểm sẽ xuất hiện KQKD hay BCTC của từng DN niêm yết.
TTCK đã phục hồi khá tốt từ tháng 8 cho đến nay để quay trở lại mốc 1.000 điểm, trong đó có rất nhiều CP tăng 20-50%, nên khó có chuyện DN giấu lãi. Trái lại, sức ép dành cho DN phải có BCTC quý III-2018 đáp ứng đúng kỳ vọng của NĐT.
Riêng về áp lực của cổ đông (cụ thể là những cổ đông tổ chức đã tham gia trở thành cổ đông lớn, sở hữu trên 5%, hoặc ngồi vào HĐQT), những thống kê cho đến thời điểm, đã chỉ ra rằng khối ngoại vẫn đang mua ròng, dù trong giai đoạn quý II và quý III năm nay khối này bán ròng trên sàn không ít.
Nguyên nhân nằm ở chỗ lượng mua ròng ngay trong quý I quá lớn cộng với sự áp đảo trong việc bán ròng khớp lệnh của khối ngoại. Tuy vậy khối này vẫn thường xuyên tiến hành mua thỏa thuận với khối lượng rất lớn một số CP trên sàn.
Điều này dẫn đến việc không ít DN có thêm cổ đông lớn, hoặc chính những cổ đông lớn trước đây đã gia tăng tỷ lệ sở hữu của mình, tức tăng cường ảnh hưởng mình tại DN. Dĩ nhiên, cổ đông lớn nào cũng nói về tầm nhìn dài hạn của mình, nhưng không ai muốn kết quả tệ hại khi mới tham gia DN. Vì nếu kết quả không tốt, các nhà quản lý quỹ có thể trở thành mục tiêu chất vấn của những người bỏ tiền vào quỹ.
NĐT soi kỹ báo cáo
Trước đây, áp lực từ phía chuyên gia phân tích hay NĐT cá nhân dành cho DN mùa báo cáo có vẻ không lớn. Đơn cử, chuyện chuyên gia phân tích tiếp cận với một số DN trước đây có vẻ giống như “xin số liệu”, nay điều này dường như không còn. Trong chừng mực nào đó, thậm chí DN còn phải dựa vào sự phân tích của chuyên gia để hạch toán một cách phù hợp nhất.
Còn trong trường hợp bình thường, mối quan hệ giữa chuyên gia phân tích và DN là win win. Nghĩa là DN cung cấp số liệu phù hợp, còn chuyên gia phân tích viết báo cáo và chuyển tải đến NĐT. Nhưng áp lực từ chuyên gia phân tích dành cho DN lại đến từ một nhóm khác là các NĐT cá nhân.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Có một thực tế, các báo cáo phân tích đang tạo được vị thế về chất lượng thông tin, phương pháp luận và ảnh hưởng đến người đọc. Trong khi đó, NĐT cũng có nhiều kinh nghiệm hơn, đọc và thu thập thông tin từ báo cáo nhiều hơn. Vì vậy, chỉ cần báo cáo phát ra những tín hiệu không thuận lợi, hoặc đánh giá không mấy khả quan, lập tức giá CP của DN có thể bị ảnh hưởng.
Đơn cử, một khuyến nghị có phần “nước đôi” dành cho một số CP là “giữ”. Có thể hiểu khuyến nghị này là những ai có hàng khoan bán, chờ đợi cơ hội. Nhưng cũng có cách hiểu khác là “giữ” là cách nói giảm cho việc NĐT có thể cân nhắc bán ra. Bởi trong mối quan hệ giữa chuyên gia phân tích và DN, hay giữa CTCK với DN, hầu như đều rất kỵ đưa ra khuyến nghị “bán”.
Thường chỉ những CP phát ra những tín hiệu rất xấu mới nhận được khuyến nghị này. Bản thân NĐT cũng thừa khôn ngoan để nhận ra những tín hiệu không tích cực trong báo cáo, dù trong câu chữ không đề cập trực tiếp.
Thực tế hiện nay, NĐT thường có xu hướng bảo toàn tài sản rất quyết liệt. Chẳng hạn, một CP chỉ chớm có dấu hiệu bị bán ra, thay vì cân nhắc giữ lại để chờ đợi thêm thông tin, nhiều người vẫn quyết định bán sạch.
Chỉ cần CP xuất hiện 1 phiên sàn hoặc trong vài ngày giảm 10-15%, dù DN có thanh minh như thế nào, niềm tin của NĐT cũng sẽ bị ảnh hưởng, và sau đó sẽ là chuỗi ngày có thể không có lợi cho giá CP trên sàn.
Giá CP bất lợi, việc huy động vốn bị ảnh hưởng, chưa kể DN lại chịu sức ép không chỉ cổ đông bên ngoài, mà từ chính cổ đông lớn, cổ đông nội bộ. Thậm chí, những quý tới cho dù có hạch toán KQKD tốt cũng chưa chắc giá CP có thể tăng trở lại, vì NĐT lúc này đã chuyển từ kỳ vọng sang nghi ngờ.
Thái Ca
Theo saigondautu.com.vn
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động
Ngày 30/9, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt, chấm dứt vai trò quản lý của các bộ ngành đối với doanh nghiệp nhà nước.
Tổng tài sản Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý ước tính vào khoảng 5 triệu tỷ đồng
Trước thực trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước đầu tư dàn trải, hoạt động không hiệu quả, đặc biệt là sự thua lỗ của 12 dự án lớn ngành công thương, sau gần 8 tháng thành lập, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Ủy ban) đã sẵn sàng đi vào hoạt động.
Với mục đích hình thành cơ quan chuyên trách, tập trung đầu mối thực hiện quyền đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban này có nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; tuân thủ các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính về chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp.
Cơ chế giám sát về tài chính đối với các doanh nghiệp do ủy ban làm đại diện chủ sở hữu nhưng không can thiệp vào những vấn đề thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp trong lĩnh vực điều hành, quản trị kinh doanh.
Theo đó, 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang trực thuộc các bộ ngành hiện nay sẽ "khởi động" việc chuyển về trực thuộc Ủy ban , chấm dứt vai trò quản lý trực tiếp của các bộ ngành đối với những doanh nghiệp này.
Tổng tài sản Ủy ban này quản lý ước tính vào khoảng 5 triệu tỷ đồng.
Việc ra đời của Ủy ban được kỳ vọng sẽ tách bạch chức năng quản lý nhà nước và quản lý vốn tại doanh nghiệp, chấm dứt tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi", nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước.
Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước phải 'đặc biệt chống tham nhũng, lợi ích nhóm'
Ngày 29/9 vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó, Ủy ban này là cơ quan thuộc Chính phủ được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.
Ủy ban có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của ủy ban theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định.
Đồng thời thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giao Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu như sau: Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Chia sẻ tại buổi Tọa đàm "Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, những cơ chế chính sách của các bộ ngành ban hành hiện nay đã đủ khung khổ pháp lý cần thiết để Ủy ban có thể duy nhất là người thực hiện.
Nếu như trước đây, khi các bộ thực hiện quản lý các doanh nghiệp nhà nước khiến xảy ra tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi" thì sắp tới đây Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với vai trò đại diện chủ sở hữu có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện, doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị xử lý mà không phải đợi ý kiến các bộ ngành.
Đồng quan điểm, ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng, việc thành lập "siêu ủy ban" quản lý vốn nhà nước là cần thiết, mục đích của Ủy ban là làm sao quản lý và sử dụng vốn nhà nước hiệu quả.
Ủy ban sẽ quản lý lượng vốn lớn của các Tập đoàn, mục đích đặt ra là khắc phục tình trạng như trước đây, các bộ ngành vừa ban hành chính sách lại vừa đi quản lý các doanh nghiệp dẫn đến nảy sinh nhiều bất cập, không công khai minh bạch, ông Hùng nhấn mạnh.
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có chủ tịch và không quá 4 phó chủ tịch. Chủ tịch và phó chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức gồm: Vụ Nông nghiệp; Vụ Công nghiệp; Vụ Năng lượng; Vụ Công nghệ và hạ tầng; Vụ Tổng hợp; Vụ Pháp chế - kiểm soát nội bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Trung tâm thông tin.
Các doanh nghiệp do Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu gồm:
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Tổng công ty Viễn thông Mobifone; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam; Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Cà phê Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam; Các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Minh Anh
Theo theleader.vn
Tuần lễ TT Quốc tế VN Thu Đông 2018 chính thức khởi động với buổi casting mẫu tại Hà Nội Sự kiện casting người mẫu cho Tuần lễ thời trang Quốc tế Việt Nam Thu Đông - Vietnam International Fashion Week Fall Winter 2018 (VIFW FW 2018) sắp tới sẽ diễn ra vào ngày 15/9. Tại đây, siêu mẫu Võ Hoàng Yến sẽ nắm vai trò là ban giám khảo chính của buổi casting cùng ông Jason Baumann - Giám đốc điều hành...