Áp lực lớn hơn hỏi tiền thưởng Tết dịp đầu năm mang tên ‘Bao giờ lấy vợ/lấy chồng?’
Lời hối thúc từ cha mẹ, họ hàng đang khiến nhiều thanh niên rơi vào khủng hoảng và sợ tham gia các cuộc họp mặt gia đình.
Ảnh minh họa
Mỗi dịp đầu năm mới, những chàng trai, cô gái đi làm xa về đều có “ba nỗi sợ” khi về quê: Một là sợ bố mẹ nói lời tâm tình, hai là sợ những lời chúc của họ hàng, ba là sợ bạn bè cùng lớp sum họp. Lưu Hy, cô gái 28 tuổi ở Trung Quốc, cũng giống như nhiều người khác đang bị nhắc nhở chuyện lập gia đình.
Trong suốt kỳ nghỉ lễ kéo dài 7 ngày, Lưu Hy hết sức cẩn thận đề phòng chuyện tình cảm của mình trở thành chủ đề bàn luận mỗi ngày.
Chỉ cần gia đình tụ tập đông người để tán gẫu, cô sẽ tránh đi để không bị kéo vào đó. Trong dịp Tết năm ngoái, một người anh họ kém 6 tuổi của Lưu Hy đã dẫn bạn gái về ra mắt gia đình. Mọi sự chú ý gần như đổ dồn về phía cô gái trẻ.
1. Áp lực bị giục kết hôn từ gia đình
Tiểu Tuyết làm việc ở Thâm Quyến quanh năm và thường cô chỉ về quê vào dịp lễ tết. Và đương nhiên, cha mẹ của cô không thể bỏ lỡ cơ hội tốt nhất này để thúc giục cô chuyện cưới xin.
Cô được cha mẹ sắp xếp cho các buổi gặp gỡ tìm hiểu ngay sau khi trở về nhà. Tiểu Tuyết hiểu được cha mẹ cũng vì con gái lớn chưa lấy chồng mà áp lực nên cô vẫn lịch sự trao đổi thông tin với những người xem mắt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau một thời gian dài, áp lực giục kết hôn của Tiểu Tuyết không chỉ đến từ cha mẹ mà kéo sang cả họ hàng và bạn bè xung quanh.
Điển hình là một người bạn đại học của cha Tiểu Tuyết kể từ khi biết cô chưa kết hôn bà ấy đã dùng mọi mối quan hệ của mình để giới thiệu Tiểu Tuyết với mọi người. Hơn thế nữa, bà ấy còn tìm thông tin những đối tượng được cho là phù hợp và thuyết phục cô liên hệ trước với họ.
Đối diện với lời hỏi thăm từ người thân, nhiều bạn trẻ dần sợ Tết. Ảnh: Thatsmags
Cha mẹ Lưu Hy luôn thúc giục con gái lấy chồng. Nói chuyện trực tiếp không được họ dùng cách gửi tin nhắn, gọi điện liên tục để nhắc nhở và yêu cầu cô phải dẫn bạn trai về ra mắt trong năm nay.
Áp lực từ gia đình, áp lực từ những người xung quanh dần dần khiến người trẻ cảm thấy bản thân già đi nhanh hơn. Nhiều người cho rằng, có lẽ lấy chồng/vợ sinh con là một loại sứ mệnh cần thực hiện nếu muốn tồn tại.
Những người làm cha, làm mẹ cũng có những áp lực của riêng họ. Con cái có tuổi chưa thành gia lập thất khiến họ lo lắng đến mức mất ăn mất ngủ cả đêm. Họ nói thỉnh thoảng đi dạo gặp người quen, họ đều tránh, đi đường vòng chỉ vì sợ bị hỏi “Con nhà đã lấy chồng/lấy vợ chưa?”.
2. Cách biệt thế hệ, không thể tìm ra tiếng nói chung
Khi ngày càng có nhiều người thế hệ 9x bước vào độ tuổi kết hôn theo nghĩa truyền thống, thì xã hội bắt đầu hình thành hai “trường phái” đó là giục lập gia đình và phản đối hôn nhân.
Theo báo cáo dữ liệu của Aurora, 46,4% những người sau 90 vẫn còn độc thân và 19% trong số họ đang là mẹ đơn thân. Trong số những người độc thân sau thập niên 90, có 36,8% gặp được bạn đời tiềm năng thông qua những người lớn tuổi hoặc họ hàng.
Trong mắt một số người trẻ, sự hối thúc của cha mẹ vfa những người xung quanh thực sự như đang “chuyển giao áp lực” .
Tiểu Tuyết có thể hiểu được sự lo lắng của cha mẹ và cô cũng có những kỳ vọng về hôn nhân của riêng mình. Cô đã từng bày tỏ với cha mẹ rằng hôn nhân không phải là một lựa chọn cần thiết trong cuộc sống, nhưng họ vẫn hy vọng rằng cô có thể có được một người bạn đời.
“Tôi là con một, do đó cha mẹ sẽ lo lắng rằng không có ai đồng hành cùng tôi trong tương lai, và họ cũng lo lắng rằng việc già đi sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ”, Tiểu Tuyết tâm sự.
Lã Thư Vọng, chuyên gia tư vấn tâm lý cấp quốc gia, phân tích rằng thanh niên bị thúc giục kết hôn một mặt là do cha mẹ của họ vẫn còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm truyền thống về hôn nhân và tình yêu rằng “trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng”. Và họ áp đặt quan niệm đó lên con cái của mình.
Tuy nhiên, dưới tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, thế hệ trẻ có những quan niệm và trạng thái tâm lý hoàn toàn khác với thế hệ trước. “Họ có ý thức mạnh mẽ hơn về sự lựa chọn tự do và bình đẳng độc lập. Đồng thời có yêu cầu cao hơn đối với nền tảng kinh tế và tinh thần của hôn nhân”, Lã Thư Vọng nói.
Lã Thư Vọng khuyên những người trẻ tuổi nên bày tỏ thẳng thắn với cha mẹ về thái độ của họ đối với hôn nhân, sinh con và kế hoạch cuộc sống. Cuối cùng là hãy cố gắng tìm kiếm không gian cho bản thân, đối phó với các vấn đề của hôn nhân và tình yêu”.
Quan trọng hơn, hãy dung hòa với chính mình và hiểu chính xác những gì bạn muốn. “Hôn nhân không phải là cách duy nhất để đạt được hạnh phúc, nhưng ý nghĩa của sự độc lập không giống như việc ở một mình. Những người trẻ tuổi và các bậc cha mẹ cần phải điều chỉnh nhận thức của mình”, Lã Thư Vọng chia sẻ.
Chồng đột ngột đưa ra 500 triệu rồi đòi nghỉ việc
Tôi khuyên chồng không nên nghỉ việc lúc này nhưng anh kiên quyết nộp đơn xin nghỉ việc.
Ảnh minh họa
Tôi mở quán bán thức ăn nhanh, trà sữa trước cổng trường tiểu học. Còn chồng làm kế toán trong bệnh viện tuyến huyện, mức lương cũng ổn định. Cuộc sống của vợ chồng tôi được xem là êm ấm, hạnh phúc khi kinh tế vững chắc, con cái ngoan ngoãn.
Thế mà tuần trước, chồng đột ngột đòi nghỉ viêc. Anh ấy đưa tôi 500 triệu mới đáo hạn ngân hàng và nói muốn ở nhà, làm vườn, sống chậm lại. Anh thấy áp lực với quá nhiều con số, sổ sách. Tôi khuyên chồng, bảo anh nên tiếp tục cố gắng, phấn đấu thêm một thời gian nữa, ít nhất là cũng qua Tết để nhận tiền thưởng Tết đã. Hơn nữa, anh mới 35 tuổi, vẫn còn quá sớm để tân hưởng cuôc sông, để sống chậm sống thư thái.
Tôi cũng giải thích với số tiền 500 triệu này, bây giờ có thể xem là nhiều nhưng vài năm nữa, khi hai đứa con càng lớn, học đại học thì sẽ không đủ. Lúc đó, chúng tôi cũng lớn tuổi rồi, biết bươn chải thế nào để kiếm tiền cho con ăn học?
Trước những lời lẽ thắm thiết của vợ, chồng tôi vẫn dửng dưng, không đáp lời mà bỏ đi nhậu với bạn bè. Tôi cứ nghĩ chắc anh đã "thông suốt" rồi nên cũng yên tâm.
Tối qua, tôi bỗng thấy tờ đơn xin nghỉ viêc nằm trên bàn học của con. Chồng tôi đã ký tên và đầu năm 2023, anh sẽ chính thức nghỉ việc hẳn. Tôi bực tức đem tờ đơn hỏi chồng, anh chẳng thèm nhìn vợ mà tuyên bố đã suy nghĩ kỹ và quyết định. Anh sẽ ở nhà để phụ tôi buôn bán và đưa đón con đi học.
Tôi không thể hiểu nổi suy nghĩ của chồng nữa. Việc buôn bán, đưa đón con đi học thì tôi vẫn tự lo chu toàn, không cần đến sự giúp đỡ của chồng. Vả lại, bán hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thu nhập bấp bênh chứ không ổn định.
Thấy tôi vùng vằng, anh gắt gỏng, nói sẽ về quê để làm nông cho thư thái, ở quê có mảnh đất rộng hơn 1.000 mét vuông mà bố mẹ chồng cho chúng tôi. Nhưng nếu về quê thì chuyện học hành của con cái phải làm sao? Rồi việc buôn bán của tôi nữa? Chưa kể làm nông rất cực khổ chứ chẳng sung sướng gì, thu nhập cũng bấp bênh. Tôi phải làm sao để chồng thay đổi ý định đây?
Hội chứng 'chán bị giục' và phản ứng của giới trẻ: Không yêu đương, không kết hôn, không con cái 'Nếu không bị thúc giục, có lẽ tôi đã định kết hôn ở tuổi 30. Hiện tại, tôi quyết tâm sống cuộc sống độc thân và tự do. Lần nào về cũng phải nghe về chuyện chồng con, lần nào về cũng phải nghe về chuyện mai mối, cuộc sống thật khó khăn!'. Sau "bệnh" lười, "bệnh" hoang, một loại "bệnh" mới cũng...