Áp lực giữ ổn định lãi suất cho vay
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng lãi suất huy động tăng chưa tạo áp lực đến lãi suất cho vay nhưng cũng cho thấy khả năng giảm lãi suất khó có cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với NHNN trong việc làm sao giữ lãi suất cho vay không tăng trong thời gian tới.
Một số NH gần đây tái tăng nhẹ lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Rõ ràng nhất là trong nửa đầu tháng 1/2016, các NH thương mại tiếp diễn tình trạng cạnh tranh lãi suất huy động kèm theo các chương trình khuyến mãi; ngay cả những “ông lớn” như BIDV, VietinBank cũng đã vào cuộc. Bên cạnh đó, lãi suất huy động dài hạn của một số NH cũng tăng lên đáng kể. Theo NHNN, xu hướng tăng lãi suất tại các NH chủ yếu do yếu tố mùa vụ, mang tính chất tạm thời để đáp ứng nhu cầu thanh toán và dự phòng chi trả trong dịp giáp Tết.
Một số NH thương mại cũng cho hay nhu cầu vốn cuối năm tăng cao trong khi huy động tăng không tương ứng buộc NH phải tăng lãi suất tiền gửi để hút vốn.
Khách hàng giao dịch tại VietinBank Chi nhánh Chương Dương. Ảnh: Trần Việt
Mặc dù cho biết lãi suất sẽ tiếp tục ổn định, song NHNN cũng khẳng định, lãi suất chưa thể giảm tiếp. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng từng khẳng định, cơ quan điều hành chưa có kế hoạch giảm trần lãi suất cho vay. Nhiều dự báo cho rằng lãi suất sẽ khó giảm xuống, vì năm 2016 lạm phát tăng, làm tăng kỳ vọng của người dân gây áp lực làm tăng lãi suất huy động; cầu tín dụng của khu vực tư nhân tiếp tục tăng trong khi nhu cầu phát hành trái phiếu Chính phủ không giảm, nhu cầu trích lập dự phòng rủi ro cũng hạn chế khả năng giảm lãi suất cho vay.
Lo ngại lãi vay trung, dài hạn
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán, vì thế áp lực tín dụng đang vào lúc “cao điểm”. NHNN đã quyết định cho phép một số tổ chức tín dụng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Cụ thể, theo Thông tư 23/2015/TT-NHNN, từ ngày 28/1/2016, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Thống đốc sẽ xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho đến mức tối thiểu 0%..
Video đang HOT
Có thể nói việc nới lỏng này sẽ giúp các NH thương mại có thêm nguồn vốn giá rẻ đáp ứng nhu cầu tín dụng cuối năm. Đặc biệt đối với những NH thương mại Nhà nước lớn, dù chỉ được giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc này, thì một lượng vốn không nhỏ sẽ được đẩy ra thị trường, giúp giảm áp lực thanh khoản. TS Trần Du Lịch nhìn nhận, đây cũng là một trong những cái “được” của NHNN để duy trì lãi suất ổn định. Song thách thức đối với NHNN là làm sao giữ lãi suất cho vay không tăng.
Trong khi đó, chia sẻ về diễn biến lãi suất trong năm 2016, TS Lê Xuân Nghĩa đánh giá, ngoài lạm phát kỳ vọng và kế hoạch tăng 1% lãi suất trong năm 2016 của FED, lợi suất trái phiếu Chính phủ đang lên mạnh, tạo áp lực tăng lãi suất, thị trường chứng khoán cũng không thực hiện được chức năng huy động vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Trong khi đó, vốn huy động từ NH chủ yếu là vốn ngắn hạn, lại phải phục vụ nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế, dẫn đến lãi suất huy động chịu áp lực tăng.
Một yếu tố nữa tác động mạnh đến lãi suất theo TS Lê Xuân Nghĩa là nợ xấu. “Chúng ta xử lý nợ xấu trong bối cảnh không có tiền, thiếu hệ thống pháp lý hỗ trợ mạnh, các NH phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro. Điều này nói lên 2 chuyện: Khả năng chịu đựng rủi ro và nền tảng tài chính của các NH suy giảm. Bởi vậy, các NH sẽ tính đến bài toán lãi suất cho vay khi mà chi phí hoạt động cao” – vị chuyên gia này nói.
Hiện chưa có NH nào tăng lãi suất cho vay, ít nhất là về mặt chính thức. Nhưng tổng giám đốc một NH lớn cho biết, lãi suất giảm hay không còn phụ thuộc vào nền kinh tế chung, diễn biến kinh tế, hiệu quả kinh tế của DN, kiểm soát lạm phát. Sẽ không có mặt bằng lãi suất chung mà tùy từng dự án, DN. Những dự án tốt sẽ có lãi suất cho vay tốt, chứ không có một lãi suất cố định.
Trong làn sóng tăng lãi suất huy động gần đây, sẽ có 2 nhóm khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng. Với nhóm khách hàng có chất lượng tốt, NH sẽ không dám tăng lãi suất cho vay do phải cạnh tranh để giữ thị phần. Đối với nhóm khách hàng có độ rủi ro cao hơn, các NH có thể điều chỉnh lãi suất để bù đắp rủi ro. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu
Theo Kinh Tế Đô Thị
Lãi suất sẽ ít áp lực đến hết quý I/2016
Lãi suất cho vay của đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, theo TS Lê Thành Trung - Phó Tổng Giám đốc HDBank, sẽ không chỉ phụ thuộc hoặc dao động vào những điều chỉnh từ FED, hay gần hơn là đồng NDT, mà còn liên quan rất nhiều yếu tố.
TS Lê Thành Trung dự báo ít nhất đến hết quý I/2016, có thể không xuất hiện những áp lực "đè" lên giá lãi suất cho vay
- Gần đây, một số ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) và cả NHTM có gốc "quốc doanh" cũng rục rịch hoặc đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Đây có phải là tín hiệu cho thấy tới đây lãi suất cho vay cũng sẽ được điều chỉnh tăng lên?
Việc các NHTM nói chung điều chỉnh lãi suất huy động trong thời điểm hiện nay, theo quan điểm của tôi, là động thái bình thường trong hoạt động nghiệp vụ chung của ngành ngân hàng. Thông thường, các ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất vào thời điểm gần cuối năm là vì có hai nguyên do:
Thứ nhất, một số NH có nhu cầu dự trữ thanh khoản, hút mạnh vốn huy động để dự trữ cho hoạt động giải ngân - cho vay sẽ tăng cao vào dịp cuối năm, đặc biệt ngay trong tháng này và tháng 1/2016.
Thứ hai, có thể có một vài ngân hàng thiếu tiền và có nhu cầu tăng huy động, hút vốn. Ngay cả như vậy cũng là bình thường, vì không có nghĩa thiếu tiền, tức là các tổ chức này bị thâm hụt hoặc thiếu sự ổn định về thanh khoản, dù thanh khoản đi vay trên thị trường liên ngân hàng cũng đang tăng. Xét ở hai nguyên do chính đó, chưa hẳn lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay sẽ tăng.
- Nhưng, thưa ông, ghi nhận chung trên thị trường, trong một giai đoạn mà số đông các NH đều tăng lãi suất, có nghĩa cho dù có độ trễ, khả năng rất cao là lãi suất cho vay cũng sẽ phải nhích lên, để cân đối giá vốn mà các tổ chức đã huy động?
Tôi cho rằng nếu ghi nhận lãi suất cho vay sẽ tăng từ lãi suất huy động tăng, dù cộng thêm độ trễ, cũng chưa thể xu hướng luôn luôn đúng. Bởi lãi suất, về bản chất là giá của vay mượn, thường sẽ phản ánh biến thiên theo các biến số tác động. Mà các biến số đó sẽ đi từ các chỉ số kinh tế vĩ mô. Ví dụ như lạm phát, tỷ giá, chính sách tiền tệ ngân hàng và thanh khoản hệ thống, các tác động từ thị trường tài chính bên ngoài, cầu tín dụng, cung tiền... Chỉ một, hai biến số khó có thể quyết định được lãi suất - chi phí đi vay, được điều chỉnh tăng hay không.
Theo tôi, lãi suất hiện nay đang ở mức ổn định và xét tổng hòa các chỉ số, biến số nói trên thì áp lực điều chỉnh lãi suất đến hết quý I/2016 đang rất nhỏ.
- Vậy dự báo của ông là đến hết Quý I/2016 có thể sẽ không có những biến động lớn đối với chính sách tiền tệ, điều hành trên thị trường?
Nếu không xuất hiện những biến số bất ngờ, có thể cơ quan điều hành sẽ kiên trì chính sách tín dụng mở rộng nhưng đảm bảo an toàn và lãi suất đồng nội tệ sẽ không giảm. Mức lãi suất nội tệ hiện nay đang khá phù hợp với lạm phát kì vọng.
- Nói riêng với chi phí vay mượn ngoại tệ. Sau tác động điều chỉnh lãi suất của FED, NHNN đã điều chỉnh lãi suất huy động đồng USD về 0%. Ông có cho rằng giá của vay mượn ngoại tệ tới đây vẫn có một số thay đổi nhất định?
Cơ quan quản lí hiện đang có những thông điệp khá rõ ràng đối với chính sách ngoại hối: Tới đây, giao dịch ngoại tệ sẽ đi từ vay mượn chuyển dần sang mua bán. Thông điệp này hoàn toàn chính xác, bởi chúng ta đều biết ngoại tệ không nên dùng làm phương tiện thanh toán, qua đó làm đô la hóa nền kinh tế, nhưng cũng không ai cấm sở hữu nó như một dạng tài sản. Sở hữu hay không sẽ tùy lựa chọn của từng người. Với quyết định đưa huy động ngoại tệ về 0%, thì ngoại tệ sẽ được "nắn" về đúng vị trí là một dạng tài sản. Nếu khách hàng có nhu cầu liên quan đến tài sản, thì có thể thực thi giao dịch mua bán, còn nếu nhờ "cất kho" của ngân hàng thì dĩ nhiên phải chịu phí.
Riêng với nhu cầu vay phuc vụ trả/ thanh toán nhập khẩu hoặc một nhu cầu sử dụng dịch vụ như du học, chữa bệnh ở nước ngoài, hiện cơ quan quản lí cũng chưa cấm các giao dịch, chỉ hạn chế và cho phép các tổ chức tín dụng được cho vay đối với những đối tượng đủ điều kiện. Đây là việc làm có lộ trình. Tương lai, vay ngoại tệ sẽ giảm dần. Có nghĩa mức lãi suất huy động về 0% cũng sẽ không còn là yếu tố quyết định giá vay ngoại tệ.
- Xin cảm ơn ông!
Nhiều ngân hàng tăng thêm lãi suất huy động tiền gửi Từ 23/12, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức tăng lãi suất gửi tiền đồng thêm 0,2-0,3% mỗi năm cho một số kỳ hạn ngắn. Trong đó, kỳ hạn 1-2 tháng đều lên mức 4,8% lãi cuối kỳ. Các kỳ hạn 3, 4 và 5 tháng đều tăng lần lượt lên 5,2%, 5,25% và 5,3% một năm, cao hơn 0,2% so với biểu niêm yết đầu tháng 12. NH Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng điều chỉnh lãi suất huy động tăng thêm 0,5-0,8% ở các kỳ 1-3 tháng. Theo đó, kỳ hạn một tháng tăng từ 4% lên 4,8%, 2 tháng từ 4,3% lên 5% và 3 tháng lên 5,2, tức tăng 0,5% so với mức niêm yết cũ. Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động lên hai lần cách nhau không lâu trong tháng 10/2015. Hiện tại, lãi suất huy động tiền gửi VND của Viet Capital Bank sau đợt điều chỉnh lần 2, áp dụng từ từ ngày 21/10/2015 có mức cộng thêm 0,2%/năm. Cụ thể, kỳ hạn 7 tháng là 6,5%/năm, kỳ hạn 8 tháng là 6,6%/năm, kỳ hạn 9 tháng là 6,7%/năm, kỳ hạn 10 tháng là 6,7%/năm và kỳ hạn 11 tháng là 6,8%/năm. Ngân hàng VPBank cũng có lãi suất huy động tăng thêm khoảng 0,5% tập trung vào kỳ hạn 1-2 tháng. Riêng kỳ hạn 6-7 tháng tăng mạnh lên 6,4% một năm, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của các ngân hàng khác (5,4-5,6%)...
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Vốn ngân hàng làm "nóng" bất động sản? Tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đến thời điểm này tăng trên 12%. Lãi suất huy động tăng nhẹ tại một số nhà băng và có dấu hiệu huy động ít hơn cho vay ra. Xuất hiện cảnh báo tăng trưởng tín dụng nóng, nhất là dòng tiền đang đổ vào bất động sản (BĐS). Đủ gói vay giá rẻ Từ nay...