Áp lực giá phân bón “phi mã”
Thời gian gần đây, giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng liên tục.
Trong khi đó, giá nông sản tăng không đáng kể, có mặt hàng còn giảm giá, gây khó khăn cho các nhà nông.
Với chi phí cho phân bón chiếm từ 30%- 50% giá trị đầu vào của sản xuất nông nghiệp thì giá phân bón tăng cao đã tác động trực tiếp đến giá thành các sản phẩm. Từ sau Tết nguyên đán tới nay, giá các vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp như: phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật… đồng loạt tăng mạnh; trong khi đó, giá cả một số loại nông sản lại giảm, làm sản xuất nông nghiệp tại các địa phương khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung đang phải gồng mình gánh lỗ khi thị trường tiêu thụ bấp bênh.
Tiền Giang là địa phương có diện tích cây ăn trái lớn nhất cả nước, việc giá phân bón tăng cao đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, thu nhập của nhà vườn. Người trồng cây thanh long ở đây đang bị thiệt hại kép: giá cả đầu ra sụt giảm trong khí đó phân bón thì sốt giá. Ông Lê Văn Lập, nhà vườn ở xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cũng như nhiều hộ khác như “ngồi trên đống lửa”, muốn phá bỏ vườn cây thanh long trước áp lực về phân bón.
Giá phân bón tăng cao nhưng giá lúa đang có chiều hướng giảm
“ Giá thanh long không theo nổi giá phân bón, kho mua giá bình quân từ 5.000 đồng – 6.000 đồng/kg. So với giá phân bón này thì không có lãi, lỗ nặng. Nói chung giá thanh long so với giá phân hiện nay dưới 10.000 đồng/kg thì từ huề vốn cho đến lỗ, giá 15.000 đồng thì có lãi chút đỉnh. Bây giờ dân phá vườn quá nhiều. Do ảnh hưởng của tình hình thế giới, bây giờ làm sao phải ổn định tình hình giá phân bón chứ kiểu này thì thua”, ông Lê Văn Lập than thở.
Còn theo bà con nông dân An Giang, một trong những địa phương có diện tích sản xuất lúa lớn nhất khu vực ĐBSCL, mặc dù vụ đông-xuân vừa qua, việc sản xuất lúa tương đối thuận lợi về thời tiết; tình hình dịch bệnh không nhiều, năng xuất lúa đạt khá cao. Đồng thời, dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong tiêu thụ; tuy nhiên, do giá lúa thấp, giá vật tư nông nghiệp lại tăng cao, nên lợi nhuận không cao, thậm chí là lỗ. Với vụ lúa hè-thu năm nay, những chi phí đầu vào rất cao đang đè nặng lên đôi vai người nông dân, kể cả những hộ dân có diện tích lúa sản xuất có liên kết hợp đồng bao tiêu.
Nông dân như “ngồi trên đống lửa”, muốn phá bỏ vườn cây thanh long trước áp lực về phân bón
“Vụ đông-xuân năm nay hơi thấp hơn năm trước, giá lúa năm nay cũng rẻ hơn, giá phân bón nó lại cao gấp mấy lần, do vậy, nông dân làm lúa rất khó có lời. Vụ này rất lo vì giá phân cao quá, mà vụ này lại không được trúng; đối với nông dân có ruộng thì phải làm thôi, chứ bỏ ruộng thì không dám bỏ. Ước mong sau này giá lúa cao lại, giá phân giảm lại thì nông dân mới có lời”, ông Lê Văn Á, nông dân ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang chia sẻ.
Video đang HOT
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Cần Thơ, hiện giá phân bón NPK 20-20-15 Đầu Trâu tăng 30% so với vụ Hè Thu 2021; NPK 16-16-8 Việt Nhật, tăng 37%; Urea Phú Mỹ, Kali Canada tăng 45%; DAP xanh tăng 36%. Nhiều loại phân bón khác sản xuất trong nước và nhập khẩu giá cũng tăng cao. Giá nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật thì tăng từ 10 đến 12%. Năm 2021, bình quân người dân tốn khoảng 5 triệu tiền phân bón cho 1ha trồng lúa thì nay phải chi đến gần 8 triệu đồng.
Phân bón tăng, nông dân “oằn mình” gánh lỗ
“Phân Urea cùng kỳ năm ngoái hiện giờ cao hơn gấp đôi, năm ngoái giá phân khoảng 450.000 đồng/bao, năm nay lên 900.000 đến hơn 900.000 đồng/bao, lên một gấp đôi giá so với cùng kỳ năm ngoái. Về phân DAP cũng cao trên 50%, các mặt hàng khác cũng vậy, còn mặt hàng thuốc lên khoảng từ 25 đến 30% so với cùng kỳ.
Giá phân bón đang ở mức cao nhất từ trước đến nay không chỉ làm người nông dân gặp khó khăn, mà ngay các đại lý, cửa hàng kinh doanh lĩnh vực này cũng gặp khó. Bà Nguyễn Thị Kim Huệ, chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp Hoàn Lan, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ chia sẻ, nhiều mặt hàng phân bón đã tăng gấp ba lần so với vụ lúa hè thu năm trước nhưng hàng bán ra vẫn không giảm là bao, do bà con không thể bỏ vụ mùa. Chia sẻ khó khăn với nông dân, các đại lý phân bón cấp 2, cấp 3 đang cố duy trì hình thức trả chậm, dù hiểu rõ bà con làm không có lời là khó thu hồi nợ.
Áp lực cho nông dân khi giá phân bón “phi mã”
“Phân lên như vậy, năng suất cao thì nông dân trả cho mình nhiều, còn nếu không thì mình cũng phải cho nông dân nợ lại. Ví như tới mùa thanh toán, nông dân trả sòng phẳng thì mình không nói, còn những nông dân nợ lại thì mình cũng cho nông dân nợ lại gối đầu qua những vụ khác”, bà Nguyễn Thị Kim Huệ cho biết.
Theo các chuyên gia ở lĩnh vực phân bón, giá phân bón trong nước hiện nay đang phụ thuộc vào giá nguyên liệu đầu vào như khí, than,… Thời gian qua, giá khí, than để sản xuất đạm đều tăng cùng các nhiên liệu phụ khác khiến giá trong nước bắt buộc phải điều chỉnh tăng theo. Trong khi đó, nguồn phân bón nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu từ Nga, Belarus, Trung Quốc…. Xung đột giữa Nga-Ukraine xảy ra, cùng với ảnh hưởng dịch Covid-19 đã dẫn đến nguy cơ đứt gãy nguồn cung, tác động đến việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất. Dự báo giá phân bón nói riêng, vật tư nông nghiệp nói chung kho có thể giảm trong thời gian tới.
Trước những dự báo giá phân bón, vật tư nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới sẽ đặt ra thách thức không hề nhỏ đối với vựa lúa, trái cây của cả nước. Câu chuyện giá vật tư nông nghiệp tăng cao và người dân bắt đầu thay đổi tư duy sản xuất sẽ được nhóm phóng viên VOV phân tích, làm rõ trong bài 2 với tựa đề “Giá phân “nhảy múa”, hạ nhiệt bằng các giải pháp trong nông nghiệp”.
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Tuy nhiên, do được dự báo trước từ đầu vụ nên nông dân dần thay đổi trong việc chuyển đổi phương thức canh tác theo hướng an toàn và giảm giá thành. Nhờ đó, mặc dù đầu tư ít giống và phân bón nhưng năng suất lúa vẫn đạt cao.
Vụ lúa Đông Xuân 2021 - 2022, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long trình diễn 35 giống lúa, trong đó có 9 giống lúa đã được công nhận lưu hành. Ảnh minh họa: Thu Hiền/TTXVN
Mới đây, Cục Trồng trọt đã công nhận quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 7 công đoạn cụ thể áp dụng cho vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu gồm: làm đất chuẩn bị đồng ruộng; chuẩn bị hạt giống; phân bón; quản lý nước tiết kiệm, hiệu quả; quản lý dịch hại; thu hoạch, xử lý sau thu hoạch; phạm vị địa điểm áp dụng quy trình.
Tùy theo từng mùa vụ, điều kiện sinh thái, thời tiết và từng nhóm giống, lượng giống gieo sạ đảm bảo không quá 80kg/ha cho phương pháp sạ lan (bằng tay, máy phun hạt), sạ hàng và không quá 60kg/ha đối với phương pháp sạ theo cụm (khóm). Việc giảm lượng giống trong gieo sạ sẽ kéo theo tiết giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Theo tính toán sơ bộ của các địa phương, quy trình này có thể giảm 15% chi phí trong sản xuất lúa.
Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long là quy trình tổng quát. Tùy theo từng mùa vụ, điều kiện sản xuất của từng vùng, ngành trồng trọt sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá và điều chỉnh ngay cho phù hợp.
Nhìn lại vụ Đông Xuân 2021-2022, Cục Trồng trọt đánh giá, trong vụ sản xuất này đã có sự chuyển biến rõ về nhận thức, thay đổi tập quán canh tác lâu đời của nông dân. Nhiều địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã đã nâng cao về nhận thức cho nông dân trong việc giảm lượng giống gieo sạ; quản lý dịch hại IPM, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo "4 đúng" thay cho tập quán cũ là phun thuốc định kỳ; giảm lượng phân bón vô cơ, đi đôi với nhiều tiến bộ kỹ thuật như "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm", kỹ thuật tưới ngập - khô xen kẽ, kỹ thuật tưới tiết kiệm nông - lộ - phơi...
Những giải pháp, quy trình kỹ thuật đồng bộ này đã mang lại nhiều lợi ích trong thực tiễn, giúp giảm chi phí sản xuất, nhất là trong bối cảnh giá nhiều vật tư đầu vào, đặc biệt là giá phân bón tăng cao và giá bán lúa luôn biến động như hiện nay.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, trong vụ Đông Xuân vừa qua, hầu hết các tỉnh đều triển khai kế hoạch và thực hiện giảm lượng giống gieo sạ. Kết quả cho thấy lượng giống lúa gieo sạ dưới 100 kg/ha đang có chuyển biến tích cực, lượng giống gieo sạ trên 150 kg/ha có chiều hướng giảm, xu hướng 120 - 130 kg/ha đang được triển khai nhiều tại các tỉnh. Ngoài ra, nhiều mô hình giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 80 kg/ha có kết quả tốt và đang được tuyên truyền nhân rộng trong sản xuất.
Tuy nhiên, vẫn còn sự biến động rất lớn giữa các tỉnh và các vụ sản xuất trong năm, nên cần tiếp tục đẩy mạnh chương trình giảm lượng giống gieo sạ trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại các tỉnh, thành duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng có sự chuyển biến về việc giảm lượng giống gieo sạ các hộ. Điển hình các tỉnh, thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Nông và Lâm Đồng, trong đó Đà Nẵng và Quảng Nam có tỷ lệ 100% gieo dưới 100 kg/ha; tuy nhiên vẫn còn biến động rất lớn giữa các tỉnh và các vụ sản xuất.
Một số vùng miền núi còn tập quán sạ dầy do ảnh hưởng của chim, chuột và nắng hạn cục bộ thường xuyên xảy ra làm thất thoát lượng giống. Do đó, ở Tây Nguyên, lượng giống lúa gieo sạ trên 150 kg/ha còn chiếm 12%, duyên hải Nam Trung Bộ còn 10%.
Kết hợp cùng với đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa như san lấp phẳng đồng ruộng, áp dụng máy sạ hàng và máy cấy,... sẽ giúp việc giảm lượng giống lúa gieo sạ được thực hiện tốt hơn, ông Nguyễn Như Cường cho hay.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng đã có các mô hình sản xuất lúa nhằm giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế đốt rơm rạ, giảm ô nhiễm môi trường, giúp giảm lượng phân đạm, tăng sức đề kháng cho cây lúa, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật.
Điển hình như mô hình sản xuất lúa được chứng nhận hữu cơ tại Kiên Giang 629 ha, hay sản xuất lúa theo hướng hữu cơ ở nhiều địa phương; mô hình sản xuất lúa được chứng nhận VietGAP với hàng nghìn héc ta tại Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang... ; mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP với diện tích 45,89 ha tại Hậu Giang; hay chương trình canh tác lúa thông minh...
So với ruộng không áp dụng theo quy trình, các mô hình trên đã chứng minh cho người nông dân thấy lợi nhuận cao hơn ruộng không áp dụng mô hình, dao động từ 3 - 8 triệu đồng/ha.
Điển hình chương trình canh tác lúa thông minh do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp cùng Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã triển khai ở 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm qua đã mang lại hiệu quả rất tích cực, được nông dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia và nhân rộng.
Nông dân tham gia được tập huấn về kỹ thuật, qua đó nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong canh tác lúa. Nông dân được hướng dẫn phải tuân thủ thời gian cách ly theo khuyến cáo về thời vụ sản xuất cũng như trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; nhận thức rõ tác hại của việc đốt rơm rạ, gây mô nhiễm môi trường. Thay vào đó là thu gom, trồng nấm để gia tăng hiệu quả kinh tế, sau đó tiếp tục ủ thành phân hữu cơ để rải trên đồng ruộng, tạo thành kinh tế tuần hoàn.
Trước khi gieo sạ lúa, nông dân được hướng dẫn đo độ pH của đất để điều chỉnh cho phù hợp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cây lúa phát triển, sử dụng phân bón hiệu quả. Nông dân không sử dụng thuốc trừ rầy xử lý hạt giống. Sử dụng phân bón chuyên dùng thay thế phân đơn phối trộn để đạt hiệu quả cao.
Qua chương trình, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia đánh giá, hoàn toàn có thể giảm lượng phân bón vừa giảm được chi phí, giảm phát thải, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đây là điều hoàn toàn có thể làm được nhưng vẫn còn sự phụ thuộc vào các vùng sinh thái; tập quán, cây trồng.
Bên cạnh đó, nông dân tăng cường bón lót phân hữu cơ; sử dụng các dạng phân Ure chậm tan để chống thất thoát đạm. Trước khi bước vào gieo cấy vụ mới, ngành nông nghiệp các địa phương thường khuyến cáo nông dân cày ải, phơi đất, cải tạo mặt bằng, vệ sinh đồng ruộng và giãn cách giữa hai vụ ít nhất 3 tuần để tránh sự lây lan dịch bệnh từ vụ trước sang vụ sau.
Nông dân trồng xoài Úc to bự ở Khánh Hòa buồn thiu, mùa xoài đìu hiu, thiệt đơn thiệt kép Chi phí đầu vào tăng gần gấp đôi nhưng năng suất xoài và giá xoài bán lại giảm gần một nửa so với năm trước là nghịch lý vụ xoài năm nay khiến người trồng xoài Khánh Hòa thiệt đơn, thiệt kép. Sản lượng và giá bán đều giảm Xoài Úc đang ở thời điểm thu hoạch rộ. Vậy mà rong ruổi trong...