Áp lực đối với ngành thép
Mở cửa thị trường, tham gia toàn cầu hóa, đã mở ra cơ hội lớn cho nhiều ngành kinh tế, song không ít ngành, lĩnh vực thấy ngay bất lợi vì phải đối diện với cạnh tranh khốc liệt. Đối với ngành thép, việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đặt ra khá nhiều áp lực, bởi quy mô nhỏ, vốn mỏng và thiếu năng lực trong việc giải quyết các tranh chấp về phòng vệ thương mại,…
Sản xuất phôi thép tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Yếu thế cạnh tranh
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, một trong những ngành sẽ phải chịu áp lực lớn khi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực chính là ngành thép của Việt Nam. Nhiều năm trở lại đây và đến thời điểm hiện tại, thép Việt Nam vẫn từng ngày bị “lép vế” trước thép Trung Quốc nhập khẩu ồ ạt với giá thấp. Nguy cơ khó cạnh tranh với thép nhập khẩu càng gia tăng khi hàng loạt các FTA được ký. Ngành thép Việt Nam đang gặp những rào cản lớn về quy mô, năng lực nội tại làm giảm khả năng cạnh tranh, kìm chân doanh nghiệp (DN). Sự yếu thế cả về vốn và nguồn nhân lực khiến cho các DN thép của Việt Nam không thể đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất. Công nghệ sản xuất lạc hậu chỉ là một trong hàng loạt vấn đề mà ngành thép vấp phải hiện nay. Ngoài việc phải căng mình cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ, ngành thép còn “đau đầu” đối phó những vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài. Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) Nghiêm Xuân Đa nhẩm tính, trong tháng 9 vừa qua, ngành thép đã bị các nước kiện chống bán phá giá tới ba lần, còn nếu tính từ khi tham gia xuất khẩu, con số này lên tới vài chục lần. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, cộng đồng DN không chỉ phải chuẩn bị về nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh mà còn phải chuẩn bị thật kỹ về khả năng phòng vệ, nắm rõ “luật chơi” ở sân chơi toàn cầu mới có thể trụ vững trên thương trường ở thời kỳ hội nhập.
Khi hội nhập, “hàng rào” thuế quan sẽ dần dỡ bỏ, DN trong nước phải đối diện hàng loạt các mặt hàng giá rẻ tràn vào, không thể bắt buộc người tiêu dùng mua hàng Việt trong khi những sản phẩm nước ngoài có ưu thế vượt trội về giá cả cũng như chất lượng. Các FTA mà Việt Nam đã và đang ký kết sẽ có tác động cả hai mặt, tích cực và tiêu cực. Nhưng riêng ngành thép, những tác động tiêu cực có tính chất mạnh mẽ hơn so với những tác động tích cực. FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (VCUFTA) với năm quốc gia Nga, Ác-mê-ni-a, Bê-la-rút, Ka-dắc-xtan và Kít-gi-xtan dù mở ra cơ hội không nhỏ cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, song đối với ngành thép đang là nguy cơ khủng khiếp. Nước Nga được mệnh danh là “người khổng lồ” của ngành thép, nhiều chuyên gia nhận định, nếu như thép Nga tràn vào, các DN thép Việt vốn yếu đuối sẽ bị “bóp chết” một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, các DN cần phải tự nâng cao kiến thức về phòng vệ thương mại để khi cần thiết có thể đối phó với thép nhập khẩu giá rẻ, cạnh tranh không lành mạnh trong nước cũng như tham gia các vụ kiện phòng vệ ở nước ngoài. Đối với các DN khi vướng vào những vụ kiện này rất cần sự giúp sức từ các cơ quan chức năng cũng như phía hiệp hội. Nhiều chuyên gia phân tích, để bảo vệ sản xuất trong nước, Việt Nam cần chú trọng đến các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp. Thực tế, đã có một số DN thép trong nước thắng kiện khi có đầy đủ thông tin chứng minh không bán phá giá tại thị trường nước ngoài. Song, để làm được việc này, đòi hỏi DN không chỉ có tiềm lực về kinh tế, mà cần thông thạo, hiểu sâu về luật lệ, các công cụ phòng vệ trước các cuộc tranh chấp thương mại quốc tế.
Tự lực vươn lên
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) vừa được hai nước ký kết. Việt Nam sẽ cắt giảm thuế quan với 92,7% giá trị nhập khẩu, chiếm 89,2% số dòng thuế, chủ yếu ở các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt may, nguyên liệu nhựa, sắt thép, cáp điện,… nhập khẩu từ Hàn Quốc theo cam kết VKFTA. Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), với cam kết của Việt Nam, các sản phẩm sắt thép là nhóm phải chịu sức ép mở cửa trước tiên. Chưa cần chờ đến khi VKFTA có hiệu lực, thép nhập khẩu từ Hàn Quốc đã rất sẵn tại thị trường trong nước,nhập khẩu thép từ Hàn Quốc chỉ đứng sau Trung Quốc và Nhật Bản. Đại diện Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương) cho rằng, hội nhập là xu hướng tất yếu, các DN thép Việt Nam không còn con đường nào khác là phải tự vươn lên bằng chính nỗ lực của bản thân, nâng cao khả năng quản trị, hạ giá thành,… để đưa ra được những sản phẩm chất lượng cao, có tính cạnh tranh. Tính cạnh tranh được đánh giá ở nhiều chỉ tiêu như chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả, khả năng cung ứng,…
Video đang HOT
Liên quan những vấn đề của ngành thép khi hội nhập, Thứ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nhận định, khi đã mở cửa, tham gia toàn cầu hóa, Việt Nam phải chấp nhận nguyên tắc của kinh tế thị trường. Những biện pháp hỗ trợ cho DN của Chính phủ, cơ quan quản lý cũng chỉ có tính tạm thời. Do đó, các DN thép phải chấp nhận nguyên tắc cạnh tranh với sản phẩm của các nền kinh tế khác. Hơn nữa, sự hỗ trợ từ cơ chế đối với ngành thép cũng giống như muối bỏ biển, nếu chính năng lực cạnh tranh của ngành quá yếu. Như vậy, các DN phải luôn nỗ lực trong việc nâng cao khả năng quản lý và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Hồ Nghĩa Dũng, ngành thép phải xây dựng những DN đủ lớn với quy mô 4-5 triệu tấn/năm, chỉ khi mở rộng quy mô, các sản phẩm thép trong nước mới có thể chống chọi được với sản phẩm thép nhập khẩu giá rẻ. Mặc dù ngành thép gần đây có mức tăng trưởng khá, song công suất thực tế của không ít nhà máy chỉ đạt 60% thiết kế, do bị thép nhập khẩu cạnh tranh. Các DN thép sản xuất cầm chừng còn có cả yếu tố chủ quan. Những năm trước đây, tốc độ phát triển của ngành rất nóng, cung vượt xa cầu, khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, sản lượng sụt giảm là đương nhiên. Tổng công suất sản xuất thép xây dựng Việt Nam đã đạt hơn 11 triệu tấn, trong khi khả năng tiêu thụ chỉ khoảng sáu triệu tấn. Năm nay, thị trường thép bắt đầu quá trình đào thải một cách quyết liệt, chứng kiến sự “biến mất” của một số tên tuổi. Trong quá trình hội nhập, các DN sản xuất trong nước sẽ được bảo hộ trong vài năm đầu, đây là thời gian “vàng” để các DN tái cơ cấu, chuẩn bị nội lực cạnh tranh. Những DN nào không bứt phá để phát triển, việc bị đào thải là tất yếu và cần thiết để ngành phát triển thật sự trong tương lai.
Hơn lúc nào hết, trên bước đường hội nhập, các DN ngành thép cần phải biết đoàn kết hơn nữa để cùng nhau phát triển và yếu tố quyết định cho DN vượt qua khó khăn trước mắt cũng như lâu dài chính là chất lượng và giá thành sản phẩm.
Trước áp lực cung vượt cầu gay gắt, VSA đã kiến nghị các bộ ngành liên quan thu hồi một số dự án thép chưa triển khai, không khả thi hoặc không tuân thủ về công nghệ sản xuất. Theo ước tính, có 28 trong số 42 dự án đã đăng ký thực hiện giai đoạn 2013 – 2025 ít khả thi do chưa tuân thủ đầy đủ các quy định quy hoạch ngành, quy định về quá trình cấp phép đầu tư. Do đó, cần xem xét cắt giảm dự án thép không phù hợp quy hoạch, công nghệ lạc hậu.
Bài và ảnh: MINH TRANG
Theo_Báo Nhân Dân
Công ty chứng khoán trước áp lực về đích
Không suôn sẻ trong quý III khi TTCK suy giảm thanh khoản, khối CTCK kỳ vọng TTCK sẽ sáng lên vào quý IV để về được đích kế hoạch kinh doanh cả năm. Tuy nhiên, thực tế, bài toán cán đích lợi nhuận 2015 ngày càng thách thức với khối doanh nghiệp này.
Áp lực về đích
Ông Trịnh Thanh Cần, Tổng giám đốc CTCK ACBS cho biết, nhiều khả năng ACBS chỉ hoàn thành 65 - 70% kế hoạch lợi nhuận năm 2015 (năm 2015, ACBS đặt mục tiêu 245 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế), do doanh thu từ hoạt động môi giới, hoạt động đầu tư chứng khoán giảm sút so với năm ngoái, trong khi một số chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng.
Trong năm 2015, ACBS đã thực hiện kế hoạch cải tổ toàn diện từ các mảng kinh doanh như môi giới khách hàng cá nhân, môi giới khách hàng tổ chức, tư vấn tài chính doanh nghiệp, đến mảng vận hành và cả quản lý nguồn vốn, đưa toàn bộ hệ thống vận hành ở mức tối ưu, nên Công ty dự kiến trong năm 2016 sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Dù có thể sẽ không hoàn thành kế hoạch năm 2015, nhưng so với mặt bằng lợi nhuận chung của khối CTCK thì con số lợi nhuận của ACBS đã đạt được vẫn nằm trong nhóm dẫn đầu.
Thị trường năm 2015 biến động thất thường và "xấu" hơn dự báo của nhiều CTCK, khiến phần lớn DN ngành này vẫn lao đao với trích lập, với lỗ vốn. Chỉ có vài CTCK thực sự bứt lên.
Một CTCK lớn khác, VCBS đặt mục tiêu khá tham vọng: lợi nhuận 120 tỷ đồng cho năm 2015. Tuy nhiên, theo ông Vũ Quang Đông, Giám đốc CTCK Vietcombank (VCBS), do TTCK trong năm không mấy thuận lợi, đồng thời Công ty phải trích lập dự phòng các khoản đầu tư dài hạn, nên VCBS dự kiến đạt lợi nhuận khoảng 95 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 80% kế hoạch. Trong tháng cuối cùng của năm 2015, theo ông Đông, chưa thấy những yếu tố hỗ trợ cho đà tăng bền vững của TTCK, nên chờ đợi sự đột biến trong kết quả hoạt động của khối CTCK là rất khó. Tuy nhiên, sang năm 2016, lãnh đạo VCBS cho rằng, diễn biến TTCK sẽ tích cực hơn và đó chính là cơ hội để các CTCK ghi nhận lợi nhuận tốt hơn.
Những cái tên có thể chạm mốc kế hoạch
Dù cũng nhận định diễn biến thị trường từ nay đến cuối năm không có biến động lớn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận quý IV/2015 của nhóm CTCK khó có thể đạt được con số đột biến, nhưng nhiều CTCK vẫn tin tưởng vào sự hoàn thành kế hoạch kinh doanh.
Theo ông Khổng Phan Đức, Tổng giám đốc CTCK Vietinbank (VietinbankSC),biến động của TTCK có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của khối CTCK, tuy nhiên với VietinbankSC, bản thân Công ty không bị chi phối quá nhiều bởi sự lên xuống của các chỉ số. Tổng giám đốc VietinbankSC cho rằng, khả năng hoàn thành kế hoạch 85 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế là trong tầm kiểm soát của Công ty. Tại VietinbankSC, mảng doanh thu tăng mạnh nhất đến từ hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, đây cũng là mảng đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của Công ty, với 45%.
Tại CTCK Bảo Việt (BVSC), ngay từ đầu năm, Công ty đã định hướng hoạt động kinh doanh tập trung vào các mảng dịch vụ mang lại sự ổn định trong hiệu quả kinh doanh. BVSC ước tính sẽ đạt 120 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2015, dù thị trường không thuận. Đây cũng là kế hoạch lợi nhuận đã được ĐHCĐ BVSC thông qua.
Ám ảnh trích lập dự phòng, tạo lỗ
Biến động bất thường của TTCK trong thời gian qua đã buộc nhiều CTCK phải ghi nhận các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán, điều này làm giảm lợi nhuận tức thời. Hai CTCK lỗ do trích lập dự phòng được nhắc nhiều nhất trong năm nay là CTCK Kim Long (KLS) và CTCK Ngân hàng Nông nghiệp (Agriseco), với dự báo, hai công ty này tiếp tục ghi nhận lỗ trong năm 2015.
Quý III/2015, Agriseco (AGR) ghi nhận doanh thu 46,55 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2014 và Công ty lỗ hơn 26 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 9/2015, số dư trích lập dự phòng rủi ro phải thu khách hàng của AGR tăng lên 363 tỷ đồng và lỗ 39,06 tỷ đồng.
Để hoàn thành kế hoạch 10 tỷ đồng lợi nhuận mà ĐHCĐ AGR mới thông qua, AGR phải đạt 50 tỷ đồng lợi nhuận trong quý IV/2015, trong khi Công ty đang phải "gánh" khoản trích lập dự phòng đối với cổ phiếu GPBank với mức trích lập lên đến 230 tỷ đồng. Thực tế này cho thấy, AGR nghiêng về kịch bản lỗ trong năm 2015, chứ khó có "phép màu" nào giúp Công ty có lãi được.
Đối với CTCK Kim Long (KLS), Công ty ghi nhận doanh thu 9 tháng đầu năm sụt giảm 36% khi chỉ đạt hơn 123 tỷ đồng và lỗ 45,9 tỷ đồng. Trong đó, riêng quý III/2015, KLS lỗ 45,4 tỷ đồng, trong đó riêng khoản trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán lên tới 87 tỷ đồng. Dù chưa có con số cụ thể, nhưng chắc chắn cả năm, KLS khó ghi nhận con số dương về lợi nhuận...
Thị trường năm 2015 biến động thất thường và "xấu" hơn dự báo của nhiều CTCK, khiến phần lớn DN ngành này vẫn lao đao với trích lập, với lỗ vốn. Chỉ có vài CTCK thực sự bứt lên.
Hải Vân
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên giao dịch sáng 30/11: VN-Index tìm đáy Áp lực bán lan rộng toàn thị trường khiến hầu hết các mã lớn, bé trên sàn đua nhau đỏ điểm, các chỉ số lần lượt lùi sâu dưới mốc tham chiếu. VN-Index dễ dàng để mất mốc 580 điểm và ngưỡng hỗ trợ tiếp theo 575 điểm cũng đang bị thử thách. Thị trường vừa trải qua một tuần diễn biến không...