Áp lực đè nặng, Thái Lan có thể nâng mức lãi suất cơ bản vào kỳ họp tháng 8
Ngân hàng Trung ương Thái Lan nhiều khả năng sẽ tăng mức lãi suất cơ bản tại cuộc họp vào tháng 8 tới đây trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương của nhiều nước đều tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ.
Theo ông Don Nakornthab, Giám đốc cấp cao của Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT), đồng baht giảm giá vẫn trong giới hạn tương xứng với đơn vị tiền tệ của các đối tác thương mại hay đối thủ cạnh tranh của Thái Lan. Ông Don nhấn mạnh Ngân hàng Trung ương Thái Lan sẵn sàng can thiệp trong trường hợp đồng baht của Thái Lan suy yếu quá mức.
Đồng baht chạm mức 36,66/USD hôm 14/7, mức thấp nhất trong hơn 15 năm qua. Ông Don cho biết nếu đồng baht suy yếu xuống còn 37 baht/USD nhưng vẫn trong mức phù hợp với các đơn vị tiền tệ khác trong khu vực, Ủy ban chính sách tiền tệ Thái Lan (MPC) sẽ giám sát chặt chẽ tình hình, coi đây là một yếu tố để đưa ra quyết định trong cuộc họp vào tháng 8 tới đây.
Video đang HOT
Ảnh: Reuters
Ủy ban này cũng sẽ phải cân nhắc quyết định nâng mức lãi suất lên bao nhiêu trong bối cảnh tốc độ phục hồi kinh tế của Thái Lan đã bị tụt lại so với nhiều nước khác. Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Sethaput Suthiwartnarueput khẳng định Thái Lan sẽ chỉ tăng dần mức lãi suất cơ bản để giải quyết lạm phát và đảm bảo sự phục hồi kinh tế không bị gián đoạn.
Bất chấp việc Ngân hàng Trung ương ở nhiều nước siết chặt chính sách tiền tệ không theo chu kỳ, Ngân hàng Trung ương Thái Lan hôm 14/7 khẳng định việc triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để xem xét lại chính sách tiền tệ trước kỳ họp tiếp theo vào ngày 10/8 là không cần thiết.
Thái Lan hiện vẫn giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,5% để hỗ trợ đà hồi phục kinh tế và hậu quả là đồng baht của nước này có thành tích tệ nhất trong số các đồng tiền của nhiều quốc gia châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Trung Quốc…
Trong khi đó, Singapore và Philippines hôm 14/7 đều đã công bố nâng mức lãi suất không theo chu kỳ để giải quyết tình trạng lạm phát gia tăng.
Tiền Baht của Thái Lannày có thành tích tệ nhất trong số các đồng tiền của nhiều quốc gia châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Trung Quốc.
Hàn Quốc, ASEAN nhất trí đẩy nhanh thủ tục thông quan trong khuôn khổ FTA
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 6/12, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết nước này và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng ý giải quyết các vấn đề khó khăn về thủ tục hải quan để thúc đẩy thực hiện hiệu quả hơn Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương.
Theo thỏa thuận, các công ty Hàn Quốc sẽ được nhận ưu đãi thuế quan nếu nộp bản sao giấy chứng nhận xuất xứ khi xuất khẩu hàng hóa sang 10 nước thành viên ASEAN.
Đại dịch COVID-19 khiến các nhà xuất khẩu Hàn Quốc gặp khó khăn khi các lô hàng cần chứng nhận xuất xứ bị trì hoãn. Trước tình hình trên, Chính phủ Hàn Quốc đã đề xuất ASEAN xem xét chấp nhận bản sao chứng nhận xuất xứ của nhau để đẩy nhanh tiến trình thông quan cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát. ASEAN đã đồng ý với đề xuất này của Hàn Quốc.
Kể từ khi FTA giữa Hàn Quốc và ASEAN có hiệu lực vào tháng 6/2007, kim ngạch thương mại của nước này với các nước ASEAN đã tăng hơn gấp đôi. ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hàn Quốc, với kim ngạch thương mại đạt 143,8 tỷ USD vào năm 2020, tăng hơn hai lần so với mức 61,8 tỷ USD của năm 2006.
ASEAN gồm 10 nước là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam.
COVID-19 tới 6h sáng 6/12: Thêm 3.800 ca tử vong; Anh-Pháp-Đức dẫn đầu ca nhiễm mới Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 400.000 ca nhiễm và 3.815 ca tử vong. Ba nước Anh, Pháp, Đức lần lượt dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới trong bối cảnh biến thể Omicron đang gây lo ngại. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Pointe-a-Pitre, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày...