Áp lực chốt lời tăng mạnh về cuối phiên, Vn-Index bất thành trong việc chinh phục cột mốc 1.000 điểm
Ngay cả nhóm dầu khí dù được sự hỗ trợ từ giá dầu nhưng PVD, PVS, PVB, PVC, GAS…cũng giảm điểm.
Phiên giao dịch buổi chiều diễn ra với áp lực bán tăng lên đáng kể, trong khi lực cầu vẫn khá thận trọng khiến các chỉ số mau chóng suy yếu.
Đóng cửa phiên giao dịch, Vn-Index giảm 8,53 điểm (0,85%) xuống 989,54 điểm; Hnx-Index giảm 0,65 điểm (0,58%) xuống 112,93 điểm và Upcom-Index giảm 0,05 điểm (0,09%) xuống 51,73 điểm. Thanh khoản toàn thị trường tăng lên đôi chút với giá trị khớp lệnh đạt hơn 5.000 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 45 tỷ đồng trên HoSE nhưng tính chung trên 3 sàn thì họ vẫn mua ròng.
Trong phiên chiều nay, việc VHM đảo chiều giảm 3.400 đồng là một trong những yếu tố khiến thị trường suy yếu. Bên cạnh đó, các Bluechips như PNJ, VRE, VJC, PLX, GAS, MSN, cũng như các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm điểm khiến thị trường thiếu đi lực đỡ. Nỗ lực của FPT, BVH, HPG, VPB là không đủ giúp thị trường tránh khỏi phiên giảm sâu.
Ngay cả nhóm dầu khí dù được sự hỗ trợ từ giá dầu nhưng PVD, PVS, PVB, PVC, GAS…cũng giảm điểm.
HNG là điểm sáng trong phiên hôm nay khi tăng 750 đồng lên 17.900 đồng, kém 50 đồng so với mức giá cao nhất phiên. Ngược lại, HAG đóng cửa giảm 100 đồng xuống 6.790 đồng.
============================
Về cuối buổi sáng, diễn biến thị trường có phần tích cực hơn khi dòng tiền đã mạnh dạn tham gia thị trường. Sự bứt phá của các Bluechips như VHM, PLX, VPB, BVH, DHG, FPT, HPG…đang là yếu tố chính giúp thị trường bứt phá. Trong đó, VHM tăng 3.600 đồng lên 111.000 đồng là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới điểm số.
Dù vậy, các nhóm cổ phiếu có tính thị trường cao hơn như chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí, ngân hàng nhìn chung vẫn giao dịch khá thận trọng.
Video đang HOT
Tạm dừng phiên sáng, Vn-Index tăng 4,02 điểm (0,4%) lên 1.002,09 điểm; trong kh đó Hnx-Index vẫn giảm nhẹ 0,02% xuống 113,56 điểm. Giá trị khớp lệnh trên 2 sàn hiện đạt 2.300 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng khoảng 35 tỷ đồng trên toàn thị trường. Hôm nay cũng là hạn cuối quỹ ishare MSCI ETF cơ cấu danh mục.
==============================
Sau những phút hưng phấn đầu phiên, áp lực chốt lời đã xuất hiện khi Vn-Index vượt 1.000 điểm khiến thị trường đảo chiều giảm điểm.
Mặc dù điều chỉnh nhưng điểm tích cực là áp lực bán không quá mạnh, trong khi cầu luôn thường trực đỡ ở vùng giá thấp.
Tại thời điểm 10h15′, chỉ số Vn-Index giảm 1,25 điểm (0,13%) xuống 996,82 điểm; Hnx-Index giảm 0,1 điểm (0,09%) xuống 113,48 điểm, trong khi Upcom-Index tăng nhẹ 0,12% lên 51,84 điểm.
Ở nhóm ngân hàng, VPB đang là cái tên đáng chú ý khi ngược dòng thị trường tăng 800 đồng, trong khi hầu hết các cổ phiếu ngân hàng khác đều giảm nhẹ.
=================================
Thị trường mở cửa với sự hưng phấn ngay từ những phút đầu phiên. Tại thời điểm 9h25′, chỉ số Vn-Index đã tăng gần 3 điểm và leo lên 1.001, chính thức vượt qua mốc tâm lý 1.000 điểm.
Sự bứt phá của thị trường có sự đóng góp không nhỏ của các Bluechips như VHM, PLX, VJC, DHG, FPT, GAS, cũng như các cổ phiếu ngân hàng HDB, VPB, TCB, CTG, MBB…
Trong khi đó, nhóm dầu khí dù được kỳ vọng khá nhiều nhưng đang giao dịch khá thận trọng, chỉ có GAS, PVD, PVB tăng nhẹ.
Nhóm bất động sản, xây dựng giao dịch phân hóa với mã tăng, giảm đan xen. Phía tăng điểm đáng chú ý có PC1, DIG, KDH, LDG, SCR, PDR…
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong vòng 2 tháng, tập trung "gom hàng" HPG, SSI, VCB, VJC
Khối ngoại có phiên mua ròng khá mạnh với 6,84 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 314,36 tỷ đồng trên HSX và đây cũng là phiên mua ròng mạnh nhất trong vòng 2 tháng qua. Cần lưu ý, phiên mua ròng đột biến gần 2.400 tỷ đồng cách đây 2 tháng có sự đóng góp không nhỏ từ giao dịch thỏa thuận YEG.
Phiên giao dịch 28/8 khép lại với sắc xanh chiếm áp đảo trên toàn thị trường. Theo đó, chỉ số Vn-Index đóng cửa tăng 3,27 điểm (0,33%) lên 995,19 điểm; Hnx-Index tăng 0,62 điểm (0,56%) lên 112,24 điểm và chỉ có Upcom-Index giảm nhẹ 0,52% xuống 51,28 điểm.
Khối ngoại có phiên giao dịch khá sôi động và họ đã mua ròng 330 tỷ đồng trên toàn thị trường trong phiên hôm nay. Việc khối ngoại mua ròng trở lại trong những phiên gần đây đang mang đến tín hiệu tích cực cho thị trường.
Trên HSX, khối ngoại có phiên mua ròng khá mạnh với 6,84 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 314,36 tỷ đồng và đây cũng là phiên mua ròng mạnh nhất trong vòng 2 tháng qua. Cần lưu ý, phiên mua ròng đột biến gần 2.400 tỷ đồng cách đây 2 tháng có sự đóng góp không nhỏ từ giao dịch thỏa thuận YEG.
HPG là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 140,86 tỷ đồng, xếp tiếp theo lần lượt là SSI (61,35 tỷ đồng), VCB (50,14 tỷ đồng), VJC (41,68 tỷ đồng), E1VFVN30 (31,93 tỷ đồng). Đóng cửa phiên giao dịch, cả 5 cổ phiếu trong top mua ròng của khối ngoại đều bứt phá khá mạnh.
Ở chiều ngược lại, VNM là cổ phiếu khối ngoại bán ròng mạnh nhất với 28,23 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top bán ròng của khối ngoại lần lượt là NVL (17,75 tỷ đồng), VRE (17 tỷ đồng), GEX (8 tỷ đồng)...
Trên HNX, sau phiên bán ròng hôm qua, khối ngoại đã trở lại mua ròng 1,66 tỷ đồng.
PVS là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất HNX với 4,98 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, PVS tăng 200 đồng lên 20.800 đồng. Các cổ phiếu khác trong top mua ròng của khối ngoại còn có CEO (2,53 tỷ đồng), TV2 (1,76 tỷ đồng),...
Phía bán ròng, SHS đứng đầu danh sách với 4,59 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top bán ròng lần lượt là VGC (1,81 tỷ đồng), NDN (0,92 tỷ đồng)...
Trên Upcom, khối ngoại cũng trở lại mua ròng khá tích cực với 158 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 12,95 tỷ đồng.
VEA tiếp tục được khối ngoại "gom hàng" với 20,57 tỷ đồng. Dù vậy, đóng cửa phiên giao dịch, VEA vẫn giảm 700 đồng xuống 28.900 đồng.
Ở chiều ngược lại, POW đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với 5,13 tỷ đồng, xếp tiếp theo lần lượt là OIL (2,14 tỷ đồng), HVN (0,94 tỷ đồng)...
Long Nhật
Theo Trí thức trẻ
Sau 2 tháng "bất động", dòng vốn đã quay trở lại VNM ETF Danh mục VNM ETF hiện có 17 cổ phiếu Việt Nam, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 73%. Trong đó, NVL chiếm tỷ trọng lớn nhất với 9,03%, xếp tiếp theo lần lượt là VIC (8,43%), VNM (7,6%), MSN (7,19%), VCB (6,65%), VRE (5,11%)... Theo tin từ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF), trong tuần giao dịch vừa qua (20-24/8), quỹ đã phát hành...