Áp lực chồng chất hậu ly hôn
Bị chồng phản bội, em sẵn sàng ra đi với 2 bàn tay trắng nhưng quyết tâm đưa 2 con theo cùng, bởi vì em không thể sống được nếu thiếu chúng…
Chị Thanh Tâm thân mến!
Quả thật, làm mẹ đơn thân không dễ dàng, mặc dù em đã chuẩn bị tinh thần từ trước. Rời Thủ đô, nơi gắn bó hơn chục năm, em trở về Hà Nam ở với bố mẹ. Bị chồng phản bội, em sẵn sàng ra đi với 2 bàn tay trắng nhưng quyết tâm đưa 2 con theo cùng, bởi vì em không thể sống được nếu thiếu chúng. Một gia đình hoàn thiện có bố, có mẹ chỉ còn là quá khứ. Đứa bé mới 2 tuổi còn đứa lớn đã học lớp 5, con đã hiểu hoàn cảnh gia đình và có những cảm xúc riêng, không chia sẻ cùng ai.
Bị chồng phản bội, em sẵn sàng ra đi với 2 bàn tay trắng nhưng quyết tâm đưa 2 con theo cùng. Tranh minh hoạ
Vậy là em bắt đầu một cuộc sống mới ở quê nhà nhưng lại cảm thấy vô cùng lạ lẫm. Nếu đơn giản chỉ là về quê chơi vài ba hôm, cảm xúc sẽ hoàn toàn thoải mái nhưng đây là lần “di cư” lâu dài của 3 mẹ con. Mới trải qua 3 tháng, em thấy mình thay đổi và như trở thành người khác. Cuộc sống vừa làm bố, vừa làm mẹ không dễ gánh vác, hàng ngày phải lo cơm áo, gạo tiền. Em bán hàng online hơn 3 năm nay. Công việc tuy không ổn định nhưng nếu chịu khó thì cũng có đồng ra đồng vào. Nhưng em đang bán hàng ở thành phố, có nhiều khách quen, nay về quê làm, cũng bị mất tương đối khách. Trông con nhỏ, cố gắng tranh thủ chạy quảng cáo để lấy tương tác, em hầu như không có đủ thời gian để dạy dỗ đứa lớn. Con ngày càng bướng, em đúng là một người mẹ tồi khi đã quá tập trung cho đứa em mà lơ là nó. Cứ nghĩ nó lớn rồi, có thể tự xử lý mọi chuyện. Nhưng không, hàng xóm, người lớn đều có ý kiến: “Trai phố mà nghịch ngợm, hư, khó bảo!”. Em thấy xấu hổ với mọi người, lỗi là ở em đã dạy con chưa tốt. Hôm trước con cãi nhau với cả người lớn. Họ phát hiện thằng bé lấy trộm kẹo ở quán nhưng nó kiên quyết không nhận: “Chưa ra khỏi quán, chưa tính tiền thì có gì là sai”. Bà phải chạy ra nói chuyện, mọi người mới nể mặt mà bỏ qua. Đến tối, nó lén vẽ bậy lên tường nhà họ, thậm chí còn chửi bậy. Phát hiện điều này, em mắng con, còn nó vẫn bướng bỉnh như không có chuyện gì. Chị ơi, không từ nào miêu tả được cảm xúc của em lúc này, lỗi tất cả là ở em.
Trước đây cãi nhau, bực tức, nóng nảy, vợ chồng em to tiếng, chỉ trích nhau trước mặt con. Giờ em đã thấy hậu quả. Con giờ khó bảo, sống nội tâm, không chia sẻ với mẹ, nóng tính và hay nói bậy. Đã vậy, mẹ mải kiếm tiền, mải chăm em, nhiều lúc không quan tâm đến nó, có gì không ưng ý là mẹ lại cáu, lại mắng, khiến thằng lớn tủi thân. Những lúc ấy, cơn nóng giận đã thắng và hoàn toàn chi phối cảm xúc của em khiến em và con ngày càng xa cách.
Cháu lớn giờ sắp lên lớp 6. Thời gian trôi qua nhanh quá, nhiều lúc em vẫn nghĩ con chỉ như mới học lớp 1, lớp 2. Tuổi dậy thì có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, em lo việc dạy con không tốt sẽ ảnh hưởng đến cả ông bà. Từ khi em về quê, ông bà trông già hơn. Ông bà luôn tỏ ra là mạnh mẽ, dù hàng xóm láng giềng có nói gì, cũng ra sức bảo vệ con cái: “Mình sống cho bản thân, nên kệ người ta nói ngược nói xuôi, con ạ!”. Nhưng em biết, trước đây ông bà từng tự hào về vợ chồng em, giờ thì… Nhà có 2 con gái, thì cả 2 đều không hạnh phúc trong hôn nhân. Chị gái em cũng đang là mẹ đơn thân, chăm sóc 1 con gái học lớp 9. Chị Thanh Tâm ơi, em nên làm gì để chăm sóc con được tốt hơn? Có cách nào giúp con hiểu được lòng mẹ, tu tâm dưỡng tính trở thành một đứa trẻ ngoan? Chị bày cho em với.
Video đang HOT
Thanh Hằng (Hà Nam)
Thanh Hằng thân mến!
Làm mẹ đơn thân, ngoài việc lo cơm áo gạo tiền còn nhiều gánh nặng không tên. Việc thiếu quan tâm đến con là nguyên nhân khiến con phát triển tự nhiên theo môi trường xã hội, trường học… đó có thể là những điều tốt hoặc không tốt. Bởi vậy, hướng con tới những điều chân thành, biết chia sẻ với người thân, chị nghĩ em nên cho cháu tham gia làm việc nhà. Ví dụ, giúp đỡ ông bà làm việc, giúp đỡ mẹ nấu cơm, quét nhà, chăm em… để con thấy sự vất vả của mẹ.
Giờ con đã lớn, mẹ cũng nên giải thích cho con hiểu một cách nghiêm túc về việc bố mẹ chia tay nhau, không nên để con suy diễn nguyên nhân từ các cuộc cãi vã của bố mẹ để hình thành trong con những suy nghĩ xấu, có thể dẫn tới tâm lý, hành động không đúng. Tuổi dậy thì của trẻ nào cũng ẩm ương, khó khăn với chính con, nên hai mẹ con hãy cùng nhau đọc sách, chuẩn bị tinh thần để cùng bước qua giai đoạn này, đặc biệt là tâm sinh lý của bé trai, để có việc gì diễn ra, con cũng không ngại ngần chia sẻ với mẹ.
Hãy cố gắng gạt mọi suy nghĩ, định kiến về hạnh phúc không trọn vẹn để 3 mẹ con sống mỗi ngày đều vui vẻ, đầm ấm. Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho ông bà ngoại và hoá giải mọi dư luận của hàng xóm.
"Cú chốt" đỉnh điểm của cô vợ bấy lâu nhẫn nại khiến anh chồng "3 không" phải lặng người hối hận
Đột nhiên Oanh đưa tay với chiếc bình gốm gần đó rồi quăng mạnh xuống sàn nhà. Một chiếc vang chát chúa dội lên, chiếc bình gốm vỡ tan thành từng mảnh nhỏ.
Hôn nhân là một hành trình không hề dễ dàng. Có rất nhiều mâu thuẫn, khó khăn đòi hỏi mỗi người phải nỗ lực cố gắng. Bên cạnh kiến thức và kỹ năng quản lý hôn nhân thì không thể thiếu được sự chân thành, tha thiết mong muốn xây dựng một mái ấm chung hạnh phúc.
Oanh (31 tuổi) chia sẻ cô kết hôn được 4 năm và đã có một bé gái đầu lòng. "Chúng tôi đến với nhau bằng tình yêu với rất nhiều kỳ vọng vào hôn nhân. Thế nhưng không hiểu sao mọi thứ ngày càng đi chệch với mong muốn của hai vợ chồng", Oanh kể.
Nhiều đêm mất ngủ Oanh đã suy nghĩ về cuộc hôn nhân của cô và Khải, về tình cảm vợ chồng cô, về tất cả những gì đã diễn ra từ khi hai người chính thức về chung một nhà. "Tại sao lại nên nông nỗi này", câu hỏi ấy đã lặp đi lặp lại trong tâm trí Oanh vô số lần. Và cô quyết định phải thay đổi, cô không thể sống thế này cả đời.
Tối ấy Khải về nhà thì đã hơn 10 giờ. Anh không ăn cơm tối cùng vợ con nhưng cũng chẳng báo với cô nửa lời, đến giờ không thấy chồng về Oanh sẽ tự ăn cơm trước. Chẳng biết từ bao giờ điều đó đã trở thành thông lệ trong gia đình Oanh.
Ảnh minh họa
Vừa mở cửa vào nhà, Khải hơi ngạc nhiên khi thấy Oanh ngồi ngay ngắn trên ghế. Bình thường cô ru con ngủ xong sẽ ngủ cùng con luôn. Nhưng anh không mấy bận lòng, chậm rãi cất cặp, cởi áo khoác định đi tắm. Đột nhiên Oanh đưa tay với chiếc bình gốm gần đó rồi quăng mạnh xuống sàn nhà. Một chiếc vang chát chúa dội lên, chiếc bình vỡ tan thành từng mảnh nhỏ.
Khải giật mình, lập tức chất vấn vợ muốn làm gì. Oanh cười nhạt trả lời chồng: "Em thấy nhà cửa yên ắng quá, rõ ràng có 2 vợ chồng nhưng không khí im lặng đến đáng sợ. Do đó muốn tạo chút tiếng vang cho thêm phần náo nhiệt, để căn nhà đỡ lạnh lẽo mà thôi". Khải lặng người trước lời giải thích của vợ.
Không biết từ bao giờ Khải và Oanh trở nên khó giao tiếp với nhau đến thế. Ban đầu là những bất đồng trong quan điểm, suy nghĩ, lối sống, Oanh luôn muốn chia sẻ và giãi bày với chồng để tìm ra cách giải quyết triệt để vấn đề. Song Khải lại luôn chọn phương án im lặng, lấy sự im lặng của mình để tránh mọi rắc rối, phiền hà.
Rõ ràng đó là một cách xử lý sai lầm. Bởi thực tế đã chứng minh, quan hệ vợ chồng Khải ngày càng xa cách và lạnh nhạt. Sau nhiều nỗ lực muốn trò chuyện với chồng không được, Oanh dần bỏ cuộc. Khải vẫn là ông chồng "3 không" trốn tránh tranh cãi, làm những điều mình muốn, không quan tâm vợ nghĩ gì, không giải thích và không chia sẻ với cô mà luôn muốn Oanh phải tự hiểu, tự thông cảm cho chồng.
"Cho đến khi tôi phát hiện chồng thậm chí còn mượn cả giấy tờ nhà đất của bố mẹ đẻ cầm cố ngân hàng, vay tiền giúp đỡ người yêu cũ. Tôi biết chồng và người phụ nữ đó không có gì mờ ám và ngay sau đó 2 tháng cô ta cũng đã trả nợ một cách sòng phẳng. Thế nhưng thứ tôi yêu cầu ở chồng là sự thông báo, giải thích và chia sẻ. Còn anh ấy thì cho rằng bản thân không làm gì sai nên không cần nói với tôi, tôi phải tự mà thấu hiểu cho chồng", Oanh nói.
Sự im lặng và xa cách đến đáng sợ dần dần bao trùm căn nhà của Oanh và Khải. Oanh nản lòng không thiết tha vun vén, còn Khải cũng mặc kệ buông xuôi. Dẫu là vợ chồng nhưng một câu nói quan tâm, hỏi han nhau giữa họ cũng trở nên xa xỉ. Cả ngày đi làm không gặp nhau, hết giờ làm Oanh về với con còn Khải làm gì tùy anh thích. Lên giường ngủ cũng mỗi người một góc hoặc Khải ngủ luôn bên phòng làm việc.
Ảnh minh họa
"Em không muốn sống như thế này nữa. Nếu anh không thể cho em một cuộc sống gia đình đúng nghĩa, có cãi vã, có chia sẻ, đủ cảm thông và quan tâm thì chúng ta hãy dứt khoát một lần đi. Để cuộc hôn nhân này nát vụn như chiếc bình gốm kia, rồi mua một chiếc bình mới, làm lại từ đầu...", Oanh gằn từng chữ với chồng.
Thực tế vẫn còn nhiều cặp vợ chồng dù sống chung dưới một mái nhà, ngủ chung trên một chiếc giường ấm nhưng họ lại chẳng biết nói gì với nhau. Cả ngày không một tin nhắn, cuộc gọi, về đến nhà ai làm việc người đấy. Ai cũng có thế giới riêng của mình, có thể là chiếc điện thoại, là chiếc máy tính hoặc những mối quan hệ bên ngoài. Họ vui vẻ và hào hứng trong khoảng trời riêng của họ, chỉ là trong ấy không có người bạn đời mà thôi.
"Nhìn từ bên ngoài, cuộc hôn nhân của họ có vẻ khá ổn nhưng thực tế nó đã chẳng còn sự sống. Một đời rất dài, ai có thể sống trong sự mệt mỏi và trống rỗng ấy cả đời? Cũng may khi đứng trước ranh giới mất đi gia đình, chồng tôi đã dần dần thay đổi bản thân", Oanh chia sẻ.
Sự giao tiếp và kết nối trong hôn nhân là điều vô cùng quan trọng. Một khi vợ chồng mất kết nối, không thể trò chuyện, tâm sự được với nhau, lúc ấy hôn nhân sẽ trở thành một cuộc hôn nhân chết. Hy vọng mỗi cặp đôi sẽ hiểu được điều đó để luôn giữ được sự nồng ấm trong gia đình mình.
Ra đi với 2 bàn tay trắng và bào thai trong bụng, tôi tuyệt vọng nghĩ về cái chết thì bất ngờ một vị cứu tinh xuất hiện Em không có tình cảm với người ta, lợi dụng người ta như vậy, tương lai sẽ có một bi kịch khác xảy ra nữa phải không? Em quen 1 người được hơn 3 năm, lúc đầu anh không cho em biết anh từng có vợ và 2 con. Sau 1 năm em biết được sự thật qua một chị đã có gia...