Áp lực bán tăng dần về cuối phiên sáng, Vn-Index tiếp tục mất hơn 4 điểm
Các chỉ số chứng khoán lớn như Nikkei 225, Kospi, Hangsheng…đều giảm điểm khiến tâm lý giới đầu tư thận trọng trở lại.
Càng về cuối phiên sáng, diễn biến thị trường càng trở nên tiêu cực hơn bởi ảnh hưởng từ khu vực. Áp lực bán tăng lên đáng kể ở mọi nhóm ngành cổ phiếu. Chỉ số Vn-Index tạm dừng phiên sáng giảm 4,47 điểm (0,49%) xuống 905,7 điểm; Hnx-Index giảm 0,56 điểm (0,55%) xuống 102,53 điểm và Upcom-Index giảm 0,08 điểm (0,16%) xuống 51,21 điểm.
Thanh khoản thị trường nhìn chung không được cải thiện nhiều và vẫn ở mức thấp. Giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 1.800 tỷ đồng. Điểm sáng lúc này đến từ khối ngoại khi họ mua ròng gần 50 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Các chỉ số chứng khoán Châu Á đồng loạt giảm sâu
Mặc dù áp bán trên thị trường là khá mạnh, nhưng vẫn xuất hiện một vài điểm tích cực đến từ nhóm thủy sản VNH, MPC, SNC, FMC, CMX, ATA, AAM…khi đồng loạt tăng điểm, thậm chí nhiều cổ phiếu tăng trần.
Ở nhóm Bluechips, FPT, GAS, HSG, BID, PLX tăng khá tốt, giúp thị trường không giảm quá sâu trước áp lực điều chỉnh của VHM, VRE, VPB, VJC, SSI, BVH, MSN, HPG…
=============================
Sau những phút tăng điểm đầu phiên, ảnh hưởng từ các TTCK khu vực đã khiến áp lực bán tăng mạnh từ sau 10h và các chỉ số mau chóng quay đầu giảm điểm.
Video đang HOT
Tại thời điểm 10h30′, chỉ số Vn-Index giảm 2,02 điểm (0,22%) xuống 908,15 điểm; Upcom-Index giảm 0,05 điểm (0,09%) xuống 51,24 điểm và chỉ có Hnx-Index tăng nhẹ 0,18 điểm (0,18%) lên 103,28 điểm.
Điểm tích cực là lực cầu bắt đáy cũng khá mạnh giúp thanh khoản thị trường tăng lên 1.300 tỷ đồng.
Các chỉ số chứng khoán Châu Á đồng loạt giảm sâu
=================================
Thị trường mở cửa phiên giao dịch cuối tuần với tâm lý tích cực khi TTCK Mỹ hồi phục mạnh trong đêm qua và chỉ số Vn-Index có lúc đã tăng 6 điểm. Các cổ phiếu Bluechips như GAS, GPT, VCB, HPG, PNJ, MWG, VRE, PLX…đồng loạt tăng điểm.
Tuy vậy, thị trường Châu Á phản ứng không thực sự tích cực khi các chỉ số lớn như Nikkei 225, Kospi, Hangsheng…đều giảm điểm khiến tâm lý giới đầu tư thận trọng trở lại.
Tại thời điểm 10h5′, chỉ số Vn-Index chỉ còn tăng 3,88 điểm (0,43%) lên 914,05 điểm. Hnx-Index tăng 0,52 điểm (0,51%) lên 103,62 điểm và Upcom-Index tăng 0,3% lên 51,45 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức khá thấp với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 800 tỷ đồng. Khối ngoại cũng giao dịch khá ảm đạm và họ hiện bán ròng 5 tỷ trên HoSE, trong khi mua ròng nhẹ trên HNX, Upcom.
Trên TTCK Phái sinh, cả 4 HĐTL đều giảm điểm cho thấy giới đầu tư đang khá thận trọng với xu hướng thị trường lúc này.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Vượt qua DowJones, Nikkei225, Kospi...Vn-Index là chỉ số chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất Thế giới trong 1 năm qua
Trong khoảng 1 năm qua (từ tháng 10/2017 đến nay), Vn-Index là chỉ số chứng khoán tăng trưởng tốt nhất Thế giới với mức tăng 16,28%.
Trong những tháng gần đây, diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam không thực sự thuận lợi với nhịp điều chỉnh kéo dài. Kết thúc phiên giao dịch 23/10, chỉ số Vn-Index dừng tại 939,68 điểm, giảm khoảng 22% so với đỉnh được thiết lập vào đầu tháng 4 và đà giảm vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Mặc dù đang có những diễn biến không thực sự tích cực nhưng so với mặt bằng Thế giới, diễn biến thị trường Việt Nam hiện vẫn tương đối khả quan. Thậm chí, nếu tính trong thời gian 1 năm qua (từ tháng 10/2017 đến nay), Vn-Index còn là chỉ số chứng khoán tăng trưởng tốt nhất Thế giới với mức tăng 16,28%, bỏ xa các chỉ số Nasdaq, Russell 3000...
Vn-Index là chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới 1 năm qua (Indexq)
Mức tăng trưởng ấn tượng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 1 năm qua chủ yếu đến từ giai đoạn quý 4/2017 và quý 1/2018. Khi đó, Vn-Index đã tăng một mạch từ vùng 820 điểm và thiết lập đỉnh cao mới trên 1.200 điểm nhờ những yếu tố tích cực của kinh tế vĩ mô (tăng trưởng kỷ lục, lạm phát thấp, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối kỷ lục...), triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi cũng như sự hỗ trợ đắc lực từ dòng tiền ngoại.
Bên cạnh đó, kỳ vọng vào các thương vụ niêm yết lớn (Vinhomes, VPBank, Techcombank, HDBank, Bình Sơn, PV Oil, PV Power...), cũng như việc đẩy mạnh thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước cũng là yếu tố hấp dẫn giới đầu tư trong giai đoạn này.
Giai đoạn tăng trưởng nằm vào quý 4/2017 và quý 1/2018
Vào đầu quý 2, khi thị trường tạo đỉnh trên 1.200 điểm, mức định giá P/E của Vn-Index đã trên 20 lần, đây là mức khá cao so với các thị trường trong khu vực và điều này đã dẫn tới áp lực chốt lời mạnh của giới đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài ra, sau giai đoạn bùng nổ kể trên, thị trường Việt Nam đã chịu nhiều áp lực từ biến động kinh tế Thế giới. Lo ngại chiến tranh thương mại leo thang, Mỹ tăng lãi suất, dòng tiền rút khỏi các thị trường mới nổi, cận biên là những yếu tố chính khiến thị trường bước vào nhịp điều chỉnh.
Khối ngoại sau giai đoạn mua ròng mạnh đầu năm cũng chuyển sang bán ròng (loại trừ đi các giao dịch thỏa thuận quy mô lớn) và điều này càng khiến thị trường thêm phần ảm đạm.
Theo đánh giá của các CTCK trong nước, thị trường hiện đang bước vào giai đoạn biến động khó lường và nhà đầu tư nên tập trung quản trị rủi ro trong giai đoạn này thay vì cố gắng tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn. Các ngưỡng hỗ trợ 920 điểm, 885 điểm đã được không ít CTCK nhắc tới.
Thậm chí trong một nhận định mới đây, ông Trịnh Hoài Giang - Phó Tổng giám đốc CTCK TP.HCM (HSC) đã dự báo thị trường sẽ còn giảm nữa do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại MỸ - Trung. Từ nay đến cuối năm, chỉ số Vn-Index có thể tiếp tục giảm về vùng 800 điểm.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Khối ngoại tiếp tục bán ròng, sắc đỏ bao trùm thị trường trong phiên 25/10 Về giao dịch khối ngoại, họ tiếp tục bán ròng trên HoSE, trong khi mua ròng trên HNX và Upcom. Tính chung, khối ngoại đã bán ròng 87 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Phiên giao dịch 25/10 khép lại với sắc đỏ bao trùm toàn thị trường. Theo đó, chỉ số Vn-Index đóng cửa giảm 12,56 điểm (1,36%) xuống 910,17 điểm; Hnx-Index...