Áp dụng công nghệ cao để chống chọi lại cúm gia cầm
Xung quanh câu chuyện dịch cúm gia cầm A (H5N1/H5N6/H7N9) có chiều hướng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại tới ngành chăn nuôi gia cầm, bà Phạm Thị Huân (Ba Huân) – nông dân điển hình thế giới, một trong 20 nữ doanh nhân quyền lực 2016 được Forbes bình chọn khẳng định rằng chỉ có lựa chọn công nghệ cao trong chăn nuôi và xử lý, chế biến trứng gia cầm mới ngăn chặn được dịch cúm phát sinh.
Cụ thể, bà Ba Huân nói: “Đại dịch cúm gia cầm năm 2003 rồi năm 2005 gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi gia cầm nước ta. Công ty Ba Huân cũng bị lao đao. Tôi nhìn gà, vịt của nông dân, nhìn trứng gia cầm không tiêu thụ được, chuồng trại xác xơ tôi ứa nước mắt”.
Bà Ba Huân thăm trại nuôi của nông dân ĐBSCL. Ảnh: Ngọc Thọ
Video đang HOT
“Qua người quen, tôi quyết định chỉ có con đường nông nghiệp công nghệ cao thì may ra mới chống chịu được với thiên tai, dịch bệnh. Tôi sang Hà Lan, mua công nghệ đắt tiền của hãng Moba để xử lý trứng gia cầm diệt khuẩn tới 99,9%. Giờ các nhà máy tại phía Nam của tôi đã sử dụng công nghệ này. Trong thời gian ngắn tới, nhà máy xử lý trứng gia cầm và thực phẩm sạch của Ba Huân tại Hà Nội sẽ đưa vào hoạt động. Từ tháng 4.2017, người dân Thủ đô và các tỉnh phía Bắc sẽ được sử dụng trứng sạch diệt khuẩn, không lo câu chuyện nhiễm cúm gia cầm nữa” – bà Ba Huân nói.
Cũng theo bà Ba Huân, để chống chọi với dịch cúm gia cầm, người chăn nuôi cần liên kết với doanh nghiệp thực sự có tiềm lực để hình thành chuỗi chăn nuôi khép kín từ trang trại tới bàn ăn. Dịch cúm gia cầm chỉ đáng ngại khi sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chăn nuôi theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ không được kiểm dịch còn nếu như có sự liên kết chặt giữa người nông dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý, nhà khoa học thì không phải lo cúm gia cầm.
Theo Danviet
Ăn tiết canh giữa dịch cúm gia cầm là "tự sát"
Giao lưu trực tuyến với độc giả Báo Điện tử Dân Việt, Bác sỹ, Thạc sỹ Vũ Ngọc Long - Trưởng phòng Kiểm dịch Y tế biên giới (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) nói: Tuyệt đối không ăn tiết canh kể cả tiết canh lợn, dê, vịt, thủy cầm... vì chẳng khác nào là tự sát...
Cụ thể, ông Long cho hay không chỉ trong đợt cúm gia cầm đang đe dọa này mà dù thời điểm nào ăn tiết canh cũng là "con đường tự tự sát" nhanh nhất do hàng loạt các vi khuẩn như khuẩn cầu lợn, sán... có trong máu lợn, gà, thủy cầm gây ra.
Bác sỹ Long cũng cho biết: Kể cả các món tái chín làm từ gà, thủy cầm cũng là nguyên nhân khiến cúm gia cầm có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người nhanh nhất.
Ăn tiết canh rất nguy hiểm. I.T
Còn theo lãnh đạo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), Tổ chức Thú y thế giới (OIE), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông nghiệp - Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO) đã phát đi cảnh báo: Vi rút cúm A/H7N9 đã được phát hiện trên gia cầm hoặc môi trường hoặc người ở cac tỉnh, thành phố của Trung Quốc, bao gồm một số tỉnh giáp với các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Các hoạt động buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Vì vậy, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm độc lực cao khác (A/H5N2, A/H5N8) chưa có ở Việt Nam xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới là rất cao, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có nhiều hoạt động buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc và rất đáng lo ngại.
Theo Danviet
Thứ trưởng Bộ Y tế: "Nâng mức độ cảnh báo về cúm gia cầm H7N9" Ngày 3.3, tại cuộc Họp ban chỉ đạo phòng chống chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao trên người, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu nâng cao mức độ cảnh báo về cúm gia cầm lên mức độ 2 (có ca bệnh). Theo thứ trưởng Long, mặc dù Việt Nam chưa có ca bệnh nhiễm virus...