Áp dụng bốn chữ H để giảm thiểu tự sát ở người trẻ
Bốn chữ H giải quyết một vấn đề: Làm thế nào để giúp đỡ bạn bè người thân đang gặp khủng hoảng khi bản thân không đủ chuyên môn?
Mới đây, tại chương trình “OpenTalk 09: Nói về tự sát cùng người trẻ” do Bộ môn Tâm lý học và Trung tâm Nghiên cứu & Tham vấn Tâm lý Đại học Hoa Sen (TP.HCM) tổ chức, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hồng Ân đã chia sẻ về 4 chữ H trong việc giảm thiểu tự sát ở người trẻ. 4 chữ H chính là: Hỏi han – Hiện diện – Hi vọng – Hỗ trợ.
Can thiệp khủng hoảng và phòng ngừa tự sát ở thanh thiếu niên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần, trong đó có nhiệm vụ của các nhà tâm lý. Bên cạnh đó, do thanh thiếu niên là nhóm dân số cần nhiều hỗ trợ nên nhu cầu đề cập và giải quyết nghiêm túc vấn đề tự sát ở thanh thiếu niên là hết sức cần thiết.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hồng Ân – Quyền Trưởng Bộ môn Tâm lý học, Trường Đại học Hoa Sen đã phân tích nguyên nhân dẫn đến tự sát ở người trẻ và đưa ra những biện pháp cụ thể để giảm thiểu tự sát. Đặc biệt và dễ ghi nhớ nhất chính là 4 chữ H: Hỏi han – Hiện diện – Hi vọng – Hỗ trợ.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hồng Ân chia sẻ về biện pháp để giảm thiểu tự sát ở người trẻ. Ảnh: PHƯƠNG THẢO
Chương trình đã diễn ra với gần 200 người tham gia là các bạn học sinh, sinh viên, giảng viên, các nhà chuyên môn và người quan tâm trong cộng đồng. Trong chương trình, các nhà chuyên môn đã đề cập đến những dấu hiệu nhận diện nguy cơ tự sát của thanh thiếu niên, cung cấp góc nhìn về tâm lý học thần kinh về vấn đề tự sát, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc được nhận sự hỗ trợ từ cộng đồng và xã hội.
Tại đây, họ đã lắng nghe và đưa ra rất nhiều ý kiến cũng như thắc mắc dành cho các vị diễn giả. Đặc biệt, nhiều sinh viên cùng thắc mắc chung một vấn đề: Làm thế nào để giúp đỡ bạn bè người thân đang gặp khủng hoảng khi bản thân không đủ chuyên môn?
Video đang HOT
Các diễn giả là các tâm lý gia đã có nhiều chia sẻ chân thật và hướng giải quyết dành cho vấn đề này của những bạn trẻ đang là sinh viên.
Thạc sĩ tâm lý Phạm Tiến Dũng – Tham vấn viên Trung tâm Nghiên cứu và Tham vấn Tâm lý, Trường Đại học Hoa Sen, Saigon Psychub và Touching Soul Center cho rằng: “Muốn giúp một người đang gặp khủng hoảng, phải tạo cho họ sự tin tưởng đối với mình. Tuy mình không thể kiểm soát được hết những gì họ làm nhưng có thể biểu hiện sự quan tâm, ở bên và tin tưởng họ có thể vượt qua biến cố này.
Người trẻ và người lớn tuổi sẽ có những áp lực và tổn thương tinh thần khác nhau. Nếu có thể, hãy đưa bạn bè hoặc người thân đang có ý định tự sát của mình đến gặp các chuyên gia tâm lý phù hợp để đồng hành cùng vượt qua biến cố tâm lý này.”
Thạc sĩ tâm lý Phạm Tiến Dũng chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: PHƯƠNG THẢO
Thạc sĩ công tác xã hội Phạm Đỗ Nam – Cán bộ dự án chương trình tại Save the Children International cho biết cô thích nhất chữ H thứ 2 là Hiện diện trong chia sẻ của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hồng Ân. Bởi lẽ, lúc bạn bè người thân đang đau khổ, mình nói nhiều quá họ sẽ không muốn nghe, chỉ cần mình có mặt và lắng nghe là họ đã cảm thấy được quan tâm.
Thạc sĩ công tác xã hội Phạm Đỗ Nam tại hội thảo. Ảnh: PHƯƠNG THẢO
Đến một lúc nào đó, nếu thấy điều đó là quá tải đối với mình vì không đủ chuyên môn trong việc chữa lành vết thương tâm lý cho họ thì mình hãy giới thiệu họ đến với các chuyên gia tâm lý. Đến lúc này, để họ không bị tổn thương, đừng bắt họ phải đến gặp chuyên gia mà hãy đưa ra những lựa chọn, và quyền quyết định nằm ở họ.
Bên cạnh đó, ThS BS CKI Nguyễn Trung Nghĩa, chuyên khoa Tâm lý – Tâm thần đã có lời khuyên dành cho những ai đang gặp khủng hoảng mà có ý định tìm đến sự giải tỏa bằng các phương tiện mạng xã hội: “Cá nhân tôi thấy các nhóm hỗ trợ cộng đồng trên Facebook được lập ra với mục đích ban đầu rất tốt, giúp người trẻ chia sẻ khó khăn và giải toả áp lực, nhưng càng ngày nó càng trở nên xấu đi.
Bởi lẽ nó đã xuất hiện khá nhiều những bình luận tiêu cực và chê bai kiểu: “Mày ngu hả, mày điên hả, ba mẹ ban cho thân thể mà đi tự sát?”, “Câm ngay và đừng nói về việc tự sát nữa!”. Và nhiều mục đích khác nằm ngoài mục đích giúp đỡ những người muốn tự sát sẽ dẫn đến phai mờ mục đích tốt ban đầu. Nên việc đưa những nỗi đau của bản thân lên mạng xã hội sẽ có hại nhiều hơn là có lợi”.
ThS BS CKI Nguyễn Trung Nghĩa, chuyên khoa Tâm lý – Tâm thần: “Việc đưa những nỗi đau của bản thân lên mạng xã hội sẽ có hại nhiều hơn là có lợi”.
Bộ môn Tâm lý học và Trung tâm Nghiên cứu và Tham vấn Tâm lý, Đại học Hoa Sen sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình huấn luyện, tọa đàm khoa học và chuyên nghiệp nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề sức khỏe tinh thần.
Bé gái 13 tuổi tìm đến cái chết do bạo lực học đường
Giữa năm học, Hà 13 tuổi, được cô giáo xếp ngồi giữa hai bạn nam. Từ đó em thường xuyên bị hai bạn bên cạnh trêu chọc, ném sách vở.
Theo gia đình chia sẻ với bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà bị cả lớp ghép đôi với một trong hai bạn nam này, khiến em luôn có cảm giác xấu hổ, căng thẳng và lo sợ. Mỗi khi không làm được bài hoặc điểm kém bị bạn trêu chọc, em càng chán nản, tự ti và không muốn đi học. Một hôm, em nhắn tin cho vài người bạn thân về tâm trạng của mình rồi tự đi mua thuốc trừ sâu, uống. Bố mẹ phát hiện kịp thời đưa con tới bệnh viện để cấp cứu.
Tại Trung tâm Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ rửa dạ dày bé gái, uống than hoạt, truyền dịch và sử dụng thuốc giải độc. Sau khi ổn định các chức năng sống, Hà được chuyển sang Khoa Sức khỏe vị thành niên, trong tình trạng mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ và đau đầu. Suốt ngày, em chỉ nằm thu mình, không muốn tâm sự hay trò chuyện với bất kỳ ai. Sau khi trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ phối hợp chuyên gia tâm lý đánh giá cháu có những sang chấn về tinh thần.
Sau một tuần trị liệu tâm lý, tinh thần của Hà đã cải thiện, khỏe và vui vẻ hơn, hòa đồng với mọi người trong phòng. Em cũng ăn, ngủ tốt hơn, được ra viện.
Đây là một trong nhiều trường hợp mà bác sĩ Ngô Anh Vinh, Phó trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị gần đây.
"Đây là một trường hợp đau lòng về nạn nhân bạo lực học đường, điều may mắn là trẻ đã được cứu sống", bác sĩ Vinh nói. "Tuy nhiên, chúng tôi lo lắng về những ảnh hưởng tâm lý lâu dài đối với bé gái này, nhất là khi em đi học trở lại. Nếu tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn, có thể em lại tiếp tục có hành vi tự sát và hậu quả có thể đau lòng hơn".
Các điều tra gần đây cho thấy sự gia tăng về số lượng và tính chất nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực học đường, đặc biệt với trẻ vị thành niên. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo gần đây, trong một năm học cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Bạo lực học đường xảy ra không chỉ ở học sinh nam mà có nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng. Lý do có thể rất vu vơ như "nhìn đểu", bạn mới đến học, bạn học giỏi nhưng không giúp đỡ bạn khác làm bài...
Bác sĩ Vinh khuyến cáo, phụ huynh cần dành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh trường lớp của con trẻ. Trang bị cho con các kỹ năng và kinh nghiệm sống cần thiết, giúp trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ trong trường học.
Đối với nhà trường, môi trường học tập tích cực, thân thiện, sự đồng hành của giáo viên là yếu tố cần thiết giúp học sinh phát triển lành mạnh. Giáo viên không nên có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh trong lớp, nhà trường áp dụng nội quy "không có hành vi bạo lực". Giáo viên phải luôn lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực trong học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
* Tên bệnh nhi đã được thay đổi
PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào - Người từ chức để bảo vệ quan điểm giáo dục qua đời Nguồn tin từ gia đình cho biết, PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào - người có công trong việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, Sáng lập và đề xuất Mô hình trường chuẩn quốc gia; vị Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT từng từ chức để bảo vệ quan điểm giáo dục vừa qua đời chiều 19/1. PGS.TSKH...