Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là một trong các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Các em học viên Trường giáo dưỡng số 4 tham gia học tập văn hóa trên lớp. Ảnh báo điện tử Đồng Nai.
Xuất phát từ đặc điểm về độ tuổi, tâm sinh lý của người dưới mười tám tuổi phạm tội (người chưa thành niên phạm tội), thì việc nhận thức về xã hội, pháp luật của họ cũng chưa đầy đủ so với người trưởng thành trong nhìn nhận, đánh giá mọi vấn đề. Vì vậy, yêu cầu tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giám sát giáo dục người dưới mười tám tuổi phạm tội là cần thiết.
Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 qui định thay thế việc áp dụng hình phạt và biện pháp tư pháp bằng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn là hoàn toàn phù hợp, nhưng vẫn đảm bảo được mục đích giáo dục, vẫn giúp họ nhận thức rõ lỗi lầm và có cơ hội khắc phục sửa chữa những sai phạm đối với dưới mười tám tuổi phạm tội trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là một trong các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người dưới mười tám tuổi phạm tội. Đây là những qui định mới hết sức tiến bộ được qui định tại Điều 95 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, với mục đích tăng khả năng áp dụng các qui định về miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới mười tám tuổi phạm tội, hạn chế thấp nhất việc áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp đối vớicác đối tượng này.
Theo qui định tại Điều 429 BLTTHS năm 2015 thì khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo qui định tại Điều 92 và Điều 95 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ, lý giải quyết.
Như vậy, theo qui định tại Điều 95 BLHS thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng các biệp pháp giáo dục tại xã phường thị trấn từ 1 đến 2 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phạm tội ít nghiêm trọng, hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp qui định tại điểm a khoản 2 điều 91 BLHS.
Video đang HOT
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp qui định tại điểm b khoản 2 điều 91 BLHS.
Khi được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát, giáo dục thì các đối tượng phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động.
Chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã phường, thị trấn.
Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép.
Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc.
Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
Nếu người được giám sát giáo dục tại xã phường thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của UBND cấp xã nơi được giao giám sát giáo dục, cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã phường thị trấn.
Đây là những qui định mới, hết sức tiến bộ với mục đích tăng khả năng áp dụng các qui định về miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới mười tám tuổi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất việc việc phải áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, thể hiện tính nhân đạo cao trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội tạo điều kiện cho họ nhận thức rõ lỗi lầm có cơ hội khắc phục sai phạm nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng. Vì vậy: gia đình, nhà trường, xã hội cần tăng cường trách nhiệm trong việc giám sát, giáo dục họ để biện pháp này đạt hiệu quả.
Phạm Thị Kim Liên
VKSND tỉnh Quảng Ngãi
Phạm Thị Kim Liên, VKSND tỉnh Quảng Ngãi
Theo kiemsat.vn
Vụ "cô giáo quỳ gối": Chưa thể kỷ luật cô giáo
Sai phạm của cô giáo B.T.C.N. trong vụ việc "cô giáo quỳ gối" xin lỗi phụ huynh ở Long An đang được xác định mức độ. Tuy nhiên, thời điểm này chưa thể thực thi hình thức kỷ luật đối với cô N. do cô đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Nếu bị kỷ luật, cô N trong việc "cô giáo quỳ gối" sẽ được hoãn xử lý vì đang nuôi con nhỏ
Liên quan đến sự việc "cô giáo quỳ gối" xin lỗi phụ huynh xảy ra tại Trường tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An, cô N. đã sai quy định ngành, vi phạm đạo đức nhà trong trong việc sử dụng biện pháp xử phạt học trò không phù hợp. Theo đó, cô N. phạt học sinh quỳ gối, có khi phạt cá nhân từng em, có khi phạt quỳ cả lớp. Theo thông tin ban đầu, có lúc cô phạt 5 - 10 phút, có khi phạt học sinh quỳ suốt tiết học.
Phụ huynh cũng phản ánh cô giáo đánh học trò, gọi học trò là "thằng"... Tuy nhiên, thông tin này và việc cô N. phạt học trò quỳ trong thời gian bao lâu vẫn chưa được làm rõ.
Được biết, cô B.T.C.N. là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cô từng dạy tại một trường tiểu học khác ở huyện Bến Lức, mới chuyển về công tác tại trường Trường tiểu học Bình Chánh hơn một tháng sau thời gian nghỉ thai sản.
Sau sự việc, lãnh đạo Trường tiểu học Bình Chánh và Phòng GD-ĐT huyện Bến Lức cũng đã làm việc với cô N. Trong đó, có hỏi ý kiến cô N. về việc tự đề xuất hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, đây là chỉ là bước đầu tham khảo, lấy ít kiến, việc ra hình thức kỷ luật với cô N. sẽ còn phải xem xét rất nhiều yếu tố.
Ngoài ra, do cô N. đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng nên theo Điều 123 Bộ luật lao động, đây là một trong các trường hợp tạm hoãn xử kỷ luật. Khi hết thời gian nêu trên, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời gian trên.
Theo tường trình ban đầu về sự việc của cô N., sự việc xảy ra vào sáng ngày 28/2, một số phụ huynh đến trường, cô mới đứng lớp trên dưới một tháng mà đã có lời nói, hành động làm học sinh sợ không dám đi học. Thấy hành động của mình sai nên cô N. xin lỗi và hứa khắc phục không để xảy ra tình trạng này thêm lần nào nữa nhưng phụ huynh không chấp nhận. Phụ huynh đòi đổi giáo viên hoặc chuyển lớp cho con mình .
Sau hai bên đôi cô, theo cô N., phụ huynh không chịu xuống nước, nhắc đi nhắc lại: "Con tôi không có lỗi cô bắt quỳ, bây giờ cô đang có lỗi cô quỳ lại đi. Cô quỳ được tôi coi như chuyện này giải quyết xong".
Đứng trước sức ép lớn từ phụ huynh, khi đó hiệu trưởng lại rời phòng họp, đồng thời cũng thấy bản thân sai trước, không nghĩ được gì khác, chỉ muốn mọi việc được giải quyết xong nên cô có suy nghĩ buông xuôi và cô đã quỳ trong thời gian 40 phút.
Theo Dân Trí
Phụ huynh xông vào trường mầm non đánh, chửi giáo viên Ngày 21/3, Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết cơ quan điều tra đang làm rõ đơn của cô Trần Phương Anh (trường Mầm non Hoa Hồng, thị trấn Đắk Mil) tố cáo bà Vũ Thị Ánh Tuyết (phụ huynh) xô xát với các giáo viên trước mặt các cháu. Trường Mầm non Hoa Hồng (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk...