Áp dụng 7 giải pháp này để gạt bỏ căng thẳng khi lái xe
Người dân tại các quốc gia Đông Nam Á thường dành phần lớn thời gian trong một ngày để tham gia giao thông. Theo một nghiên cứu của Boston Consulting Group (BCG), các tài xế tại 2 thành phố lớn: Hà Nội và TPHCM lần lượt tốn trung bình 58 phút/ngày và 51 phút/ngày để di chuyển tới nơi làm việc và trở về nhà – tương đương gần 13 và 15 ngày/năm.
Ảnh minh họa
Không chỉ ở Việt Nam, người dân tại các thành phố lớn khác trong khu vực Đông Nam Á cũng phải dành thời gian di chuyển bằng ô tô nhiều hơn so với mức trung bình toàn cầu (42 phút/ngày), nổi bật là Bangkok (72 phút), Manila (66 phút)…
Nhiều người tìm thấy niềm vui và sự thư giãn khi lái xe một mình vì họ có thời gian để suy nghĩ về tương lai, lên kế hoạch cho tuần mới hoặc đơn giản chỉ là yên lặng nghe một bản nhạc yêu thích. Tuy nhiên, với đa số còn lại, việc di chuyển thường gây ra sự bức bối, khó chịu bởi tình trạng giao thông đông đúc và hỗn loạn.
Dưới đây là một số gợi ý giúp cho việc di chuyển trên đường mỗi ngày của bạn trở nên thú vị hơn.
1. Bắt đầu bằng việc dọn dẹp lại chiếc xe
Chỉ sau một khoảng thời gian sử dụng, bụi bẩn và rác thải bắt đầu tích tụ trên xe của bạn. Dù điều này không quá ảnh hướng đến việc vận hành của xe nhưng nếu khoang nội thất được dọn dẹp thường xuyên sẽ mang đến trải nghiệm tuyệt vời hơn cho bạn và những hành khách trên xe. Bạn sẽ dễ dàng suy nghĩ thấu đáo hơn khi không có quá nhiều thứ “gây khó chịu” quanh mình. Vì vậy hãy dành vài phút để dọn rác bẩn và mang những đồ vật không cần thiết ra khỏi xe.
Dọn sạch cốc đựng tiền, hốc chứa những hóa đơn cũ, vỏ chai trên sàn hay bất kỳ đồ đạc thừa nào khác mà bạn đã tích trữ lâu ngày. Đừng quên kiểm tra các đồ vật có thể kẹt dưới ghế và đảm bảo rằng bạn cũng dành thời gian dọn sạch cốp xe.
Ảnh minh họa
2. Giảm sự lo lắng vào buổi sáng
Video đang HOT
Đi làm sát giờ sẽ tạo ra căng thẳng, vì vậy hãy dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị vào mỗi buổi sáng. Xuất phát muộn đồng nghĩa bạn sẽ đến công ty muộn. Đồng thời, bạn cũng nên dự trù một khoảng thời gian cho những sự cố bất ngờ có thể gặp phải trên đường. Rời khỏi nhà sớm hơn vài phút cũng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn, nhất là vào giờ cao điểm.
Hãy lướt nhanh qua các ứng dụng định vị như Waze trên Hệ thống Thông tin Giải trí Ford SYNC3 để biết về lưu lượng xe đang di chuyển trên lộ trình thông thường của bạn, từ đó có kế hoạch phù hợp nhất.
3. Tạo không gian thư giãn
Một yếu tố khác có thể mang đến sự thư thái khi lái xe đó là mùi hương trong khoang xe, bởi khứu giác là một trong những giác quan mạnh mẽ nhất của con người. Mặc dù đa số mọi người đều yêu thích mùi của một chiếc xe nguyên bản, nhưng có những mùi hương khác cũng giúp bạn tỉnh táo và thoải mái hơn. Theo nghiên cứu của Đại học Kyoto (Nhật Bản), những mùi sau đây sẽ giúp giải tỏa tâm trí khi bị căng thẳng:
- Hương chanh giúp tập trung và thư giãn
- Hương hoa oải hương giúp kiểm soát căng thẳng
- Hương hoa nhài làm dịu thần kinh và tăng sự tự tin
- Hương quế giúp giảm mệt mỏi và tăng sự tập trung
4. Giảm nhẹ chân ga
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Giao thông Vận tải của Đại học Michigan (Mỹ), thói quen đạp mạnh chân ga để tăng tốc nhanh sẽ khiến chiếc xe của bạn càng tốn nhiều nhiên liệu hơn, trung bình khoảng từ 20 đến 30%.
Bằng cách điều chỉnh chân ga phù hợp, bạn không chỉ tiết kiệm nhiên liệu, mà còn cảm thấy thư giãn hơn khi cầm lái cũng như tập trung để ý và xử lý các tình huống bất ngờ. Thêm vào đó, đi chậm lại cũng giúp tâm trạng của bạn thư thái hơn .
5. Cảm thấy căng thẳng? Hãy chuyển nhạc
Âm nhạc sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Mặc dù có thể giúp tài xế tập trung và phản ứng với các tình huống nhanh hơn, các bài nhạc có tiết tấu mạnh đồng thời cũng có thể khiến bạn dễ xúc động và gặp căng thẳng.
Nếu bạn cảm thấy như vậy, hãy chuyển sang loại nhạc nhẹ nhàng và thư giãn hơn. Các nghiên cứu cho thấy việc chủ động chuyển sang nghe các giai điệu nhẹ nhàng sẽ giúp xoa dịu tinh thần hiệu quả hơn so với việc bạn để cơ thể tự thích ứng với nhạc sôi động. Tốt hơn hết, hãy chuyển sang nghe sách nói điện tử hoặc các chương trình hài kịch. Tiếng cười không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn được chứng minh là tốt cho hệ tim mạch, hô hấp và cơ bắp.
6. Đừng để những tài xế khác làm ảnh hưởng tới tâm lý của bạn
Phớt lờ, nhưng không có nghĩa là bỏ qua. Đừng để sự căng thẳng của những tài xế khác ảnh hưởng đến cách bạn điều khiển xe. Một người lái xe an toàn sẽ luôn đề cao cảnh giác mọi lúc trên đường.
Dù luôn tuân thủ tốc độ giới hạn, hoặc duy trì tốc độ ổn định với Hệ thống Kiểm soát Hành trình Tự động, bạn vẫn có thể gặp những tài xế luôn sẵn sàng cắt ngang để chen vào khoảng trống phía trước hoặc bám sát phía sau, nháy đèn liên tục buộc bạn phải nhường đường. Bên cạnh đó, sẽ luôn có những tài xế khác mất kiên nhẫn vượt đèn đỏ, như thể họ đang chuẩn bị bước vào một cuộc đua tốc độ, cũng như đột ngột chuyển làn mà không dùng xi-nhan.
Hãy để họ làm điều họ muốn. Nhường cho những chiếc xe đó vượt qua, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm, và không có nghĩa vụ phải chỉ ra đúng sai cho họ. Bạn chỉ cần tập trung vào việc lái xe của mình và cố gắng hết sức để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Bạn có hỗ trợ các tài xế khác mong muốn đi nhanh hơn, bằng cách không đi vào làn đường vượt trong cùng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể dễ dàng vượt xe phía trước khi cần thiết. Hệ thống Cảnh báo Điểm mù (BLIS) sẽ đảm bảo điểm mù của xe an toàn trước khi chuyển làn và Hệ thống Kiểm soát Hành trình Tự động sẽ giúp bạn duy trì đúng khoảng cách với phương tiện phía trước.
Ảnh minh họa
7. Hít thở sâu và thư giãn
Tâm trí con người có nội lực mạnh mẽ, và có thể được rèn luyện để duy trì trạng thái thư giãn và tăng cường sự tập trung. Chuyên gia không khuyến khích bạn thiền khi đang lái xe vì lý do an toàn, tuy nhiên các bài tập thở có thể giúp bạn tăng khả năng tập trung và cảm thấy dễ chịu hơn.
Một bài tập hữu ích có thể áp dụng ngay tại chỗ là kỹ thuật thở một-một, nghĩa là hít vào, thở ra với cùng một nhịp và cường độ. Một hơi thở sâu tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể hấp thụ đầy đủ khí oxy, điều hòa nhịp tim và ổn định huyết áp. Trong khi đó, việc hít thở nông sẽ không nạp đủ không khí tới đáy phổi, là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy lo lắng và khó thở.
Không phải bài tập thở nào cũng phù hợp để thực hiện khi đang cầm lái. Hãy tránh những bài tập thở phức tạp, luôn để ý các phương tiện xung quanh và đừng để việc đếm nhịp thở khiến bạn mất tập trung khi lái xe.
Hút thuốc lá và những cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ việc sử dụng thuốc lá
Theo báo cáo của Liên minh Quốc tế phòng, chống Lao và bệnh phổi - The UNION, sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử cũng như hút thuốc lá thụ động đều có hại cho hệ tim mạch và hô hấp và là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh về tim mạch, ung thư.
Những người hút thuốc lá dễ bị viêm phổi và mắc COVID-19
Hút thuốc lá gây hại đến phổi, làm suy yếu chức năng phổi, làm giảm khả năng đáp ứng của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng và ức chế miễn dịch. Do đó những người hút thuốc đặc biệt dễ bị viêm phổi do vi khuẩn và virus, bao gồm cả COVID-19. Hút thuốc làm tê liệt và thậm chílàm chết các nhung mao trong phổi. Khi không có các nhung mao này, người hút thuốc đặc biệt nhạy cảm với COVID-19.
Những người hút thuốc lá điện tử cũng có nguy cơ cao nhiễm COVID-19. Bằng chứng cho thấy việc phơi nhiễm với khí do thuốc lá điện tử tạo ra, bất kể dung dịch là nicotine, tetrahydrocannabinol hay thậm chí chỉ là hương liệu đều có hại cho tế bào phổi, làm tổn thương mô phổi và làm tăng tình trạng viêm nhiễm, do đó làm giảm khả năng đáp ứng của phổi với nhiễm trùng, kể cả COVID-19. Hơi hoặc khí tạo ra từ việc hút thuốc lá điện tử có thể chứa virus, gây nguy cơ cho những người không hút nhưng hít phải các khí này.
Các bệnh nhân COVID-19 đã có sẵn bệnh nền về tim mạch, hô hấp có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn và bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, những người hút thuốc dễ nhiễm COVID-19 hơn những người không hút thuốc vì hành động đưa tay lên miệng khi hút thuốc sẽ tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể nếu tay người đó dính virus.
Việc sử dụng chung các dụng cụ dùng để hút thuốc như như thuốc lào, ống điếu, ống tẩu ở những người hút thuốc cũng là nguyên nhân làm tăng việc lan truyền virus trong cộng đồng. Theo Tuyên bố của Liên minh Quốc tế phòng chống Lao và Bệnh phổi trích dẫn bằng chứng mới nổi từ các nghiên cứu sơ bộ về bệnh nhân COVID-19 ở Trung Quốc và các nơi khác cho thấy những người hút thuốc nhiễm virus corona chủng mới bị bệnh nặng hơn và bị các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Tuyên bố có đề cập đến một nghiên cứu trên 1.000 bệnh nhân COVID-19 được công bố trên Tạp chí Y học New England vào tháng 2 cho thấy những người hút thuốc - bao gồm đã từng và đang hút - đều có sức đề kháng kém, theo đó, những người hút thuốc chiếm hơn 25% những người cần phải sử dụng thở máy, chăm sóc tích cực, hoặc tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu cũng cảnh báo rằng hút thuốc có thể khiến mọi người gặp phải các biến chứng nghiêm trọng từ COVID-19.
Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn chủ đề ngày Thế giới không thuốc lá năm 2020: "Bảo vệ giới trẻ khỏi ảnh hưởng của việc quảng cáo và sử dụng các sản phẩm thuốc lá". Chiến dịch toàn cầu Ngày Thế giới không thuốc lá năm 2020 do Tổ chức Y tế thế giới phát động nhằm kêu gọi các quốc gia cần có hành động kịp thời để bảo vệ thế hệ trẻ trước nguy cơ nghiện chất nicotine và các tác hại đối với sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá, ngăn chặn các chiến thuật quảng cáo có hệ thống của ngành công nghiệp thuốc lá.
Béo không chỉ có lỗi với bản thân mà còn "có tội" với cả nhân loại: Đây là minh chứng Theo một nghiên cứu mới, những người béo phì tạo ra thêm 700 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm so với những người có cân nặng bình thường. Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân béo phì nghĩa là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây ra nhiều...