‘Áp chao vịt Lạng Sơn’, nghe tên tưởng khó nhưng lại là món ăn cực dễ làm, đổi món cho gia đình ngay thôi!
Với nguyên liệu và công thức dễ làm, các chị em phụ nữ hãy “bỏ túi” ngay bí quyết làm món “áp chao vịt Lạng Sơn”, đặc sản xứ Lạng, vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
Lạng Sơn là vùng đất nổi tiếng với cảnh đẹp núi non trù phú và đi kèm nhiều món ngon, độc, lạ. Nếu ai từng đặt chân đến nơi đây, chắc hẳn sẽ biết đến món ” áp chao vịt Lạng Sơn ” nổi tiếng của các gia đình người Tày, Nùng xứ Lạng.
Món ăn còn được gọi bằng một tên gọi khác, giúp những khách du lịch dễ hình dung hơn là “bánh rán mặn”. Bởi vì món chao được làm chủ yếu từ gạo nếp và khoai môn, sau đó được định hình như một chiếc bánh rán. Thịt vịt được dùng làm nhân bánh để tạo độ ngọt. Đặc biệt, món áp chao ăn được ăn kèm với nước chấm chua ngọt và 1 số loại rau thơm càng làm mùi vị thêm thơm ngon, khó cưỡng.
Dưới đây là một số nguyên liệu để chuẩn bị bữa ăn đặc sản xứ Lạng này, được chia sẻ từ chủ tài khoản Facebook Bếp của Thanh , một người dân địa phương:
- Gạo nếp 500 gram
- Thịt vịt 500 gram (chọn phần ức và bụng)
- Khoai môn 1 củ to
- Nước chấm gồm: Su hào, cà rốt, dấm, đường…
Thịt vịt bạn cần chọn phần ức và bụng – Ảnh: FB
Nước sốt gồm su hào, cà rốt và một số gia vị – Ảnh: FB
Video đang HOT
Cách thức thực hiện:
B1: Gạo nếp ngâm 5 tiếng hoặc qua đêm, khoai môn băm nhỏ, khi nào vớt gạo thì trộn đều khoai môn vào gạo rồi thêm xíu muối.
B2: Đem hỗn hợp xay thành bột nước, sau đó cho toàn bộ vào túi vải lọc, treo lên cho ráo nước để làm bánh. (Lưu ý: Nếu sức máy xay sinh tố yếu hoặc không có chỗ cối xay bột bằng đá cho hỗn hợp mịn và dẻo, thì có thể thay thế bằng bột nếp khô).
B3: Khoai môn băm nhỏ thật nhỏ, cho xíu nước rồi xay nhuyễn, lọc qua rây và đem trộn lẫn bột, nhào cho bột dẻo rồi ủ khoảng 2 tiếng.
B4: Thịt vịt sau khi rửa sạch thái lát mỏng ướp cùng xíu hạt tiêu, bột canh.
B5: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ước chừng sao cho ngập bánh. Dùng 1 chiếc muôi to múc bột vào nửa muôi, gắp 2, 3 miếng thịt vịt đặt vào giữa, sau đó dùng 1 chiếc thìa múc thêm bột để lên phủ kín thịt vịt, miết cho kín. Dầu nóng già thì dùng thìa vét toàn bộ bột vào chảo (bột khi treo cho ráo nước vẫn đảm bảo độ lỏng nhất định chứ không cần khô roong).
B6: Sau khi thả bánh vào rán để nguyên đến khi đáy bánh cứng vàng, bánh tự nổi lên dầu, khi đó lật bánh lại, đợi đến khi bánh có màu vàng sậm và gõ đũa vào nghe tiếng cộp cộp là bánh đạt.
B7: Su hào và cà rốt gọt vỏ thái miếng nhỏ mỏng, trộn đều với bột canh, đường để 5 phút sau đó cho dấm (đã đun sôi để nguội) cùng xíu nước mắm vào. Rắc chút hạt tiêu làm nước chấm.
Đặc sản ‘áp chao vịt Lạng Sơn’ sau khi đã hoàn thành – Ảnh: FB
Với nguyên liệu dễ tìm, công thức dễ làm, chúng ta đã có ngay món “áp chao vịt Lạng Sơn”, đặc sản vùng núi Đông Bắc để thưởng thức. Áp chao ăn nóng, cắt miếng vừa, dọn cùng rau thơm và nước chấm là chuẩn vị. Ngoài ra, có thể ăn kèm thịt vịt quay… đảm bảo cả nhà sẽ có 1 bữa no nê thay thế cho món cơm chính vào những ngày muốn đổi vị.
Thưởng thức 5 món đặc sản nức danh đất Lạng Sơn
Lạng Sơn không chỉ có những ngọn núi hùng vĩ và những con đèo ngoạn mục, mà còn có một nền ẩm thực phong phú.
Bánh áp chao
Bánh áp chao là loại bánh dân dã đặc trưng của Lạng Sơn. Vỏ bánh được làm bằng cả gạo nếp và gạo tẻ nên có vị thơm giòn giống bánh rán, còn nhân bánh bên trong chính là thịt vịt chao.
Người Lạng Sơn gọi những tháng cuối năm là "mùa bánh áp chao" do thời gian này tiết trời se lạnh, càng khiến hương thơm của món bánh áp chao cứ lan tỏa khắp nơi. Còn gì thú vị hơn khi được ngồi quây quần bên bạn bè, nhấm nháp cái vị đậm đà của món bánh áp chao trong cái lạnh đặc trưng của vùng núi cao.
Bánh cuốn trứng
Bánh cuốn trứng là món quà sáng quen thuộc của người dân xứ Lạng. Điểm khác biệt của món bánh cuốn trứng này nằm ở phần nhân bánh chỉ có trứng gà thay vì nhân thịt mộc nhĩ như bánh cuốn thông thường.
Bánh cuốn nhân trứng khi ăn vừa mềm, vừa béo, vừa thơm. Sau khi láng lượt bột lên bề mặt khuôn, người tráng bánh đập một quả trứng gà so vào chính giữa bánh rồi dùng muôi dàn đều cho chín trứng rồi dùng đũa gập bánh lại theo hình vuông hoặc chữ nhật rồi mang lên cho khách thưởng thức ngay khi còn nóng hổi.
Bánh cao sằng
Nguyên liệu chính để làm món bánh cao sằng là gạo tẻ, nhân bánh làm bằng thịt lợn băm nhỏ xào hành khô. Sau khi bột và nhân được làm xong sẽ được đổ vào khuôn, dàn đều cho mỏng và đem hấp cách thủy.
Khi bánh gần chín thì rưới nước thịt kho nuớc dừa đặc lên trên để tạo vị béo ngậy, quyện với mùi hành phi vô cùng hấp dẫn. Sau đó, cắt bánh thành những lát hình chữ nhật rồi rắc thêm chút lạc rang giã nhỏ.
Phở chua
Phở chua là sự kết hợp của rất nhiều nguyên liệu như bánh phở, khoai lang thái chỉ chiên giòn, xúng xàng, gan lợn, thịt gà xé, lạc rang, dưa chuột, hành phi, rau thơm. Điều đặc biệt làm nên sức hấp dẫn của món ăn là ở thứ nước dùng có vị béo ngậy của thịt và vị thơm phức đặc trưng của những gia vị ướp thịt trước khi quay.
Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó, vì có tính hàn nên món ăn được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè.
Ảnh: Hiền Trang
Phở vịt quay
Phở vịt quay Lạng Sơn hấp dẫn người ăn bởi cũng là phở, nhưng lại có phần lạ miệng hơn khi thay thịt bò, gà truyền thống bằng miếng vịt quay thơm lừng.
Khi thưởng thức phở vịt quay, người ta thường ăn kèm thêm một vài lát măng chua. Mùi thơm của thịt vịt, hương vị béo ngậy của nước dùng và vị chua của măng tạo nên sự hấp dẫn rất riêng của phở vịt quay xứ Lạng.
Ảnh: An Thy
Những món ăn mộc mạc và hấp dẫn riêng có của Lạng Sơn sẽ khiến hành trình khám phá của du khách thêm trọn vẹn.
Món ngon xứ Lạng: Phở vịt quay Du khách thưởng thức một bát phở vịt quay, cho thêm một vài lát măng chua được ngâm trong lọ để sẵn, mùi thơm của thịt vịt, nước dùng sóng sánh và vị chua của măng tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn đặc sản. "Phở vịt quay" là món ăn được nhiều người ưa thích. Một bát phở cũng có đầy...