Áo nâng ngực mặc… dưới da
Áo nâng ngực dưới da cấu tạo gồm một quả áo ngực bằng silicon loại tốt, ở dạng rắn đặt dưới mô vú và các dây đeo bằng lụa gắn cố định vào xương sườn của bệnh nhân để nâng đỡ bầu ngực. Ảnh: Daily Mail
Ba phụ nữ Anh vừa trải qua một cuộc phẫu thuật kiểu mới, mang tính cách mạng, trong đó họ được gắn “áo nâng ngực” dưới da để chống lại sự chảy xệ của vòng 1.
Áo nâng ngực bên trong cơ thể cấu tạo gồm một quả áo ngực bằng silicon loại tốt, ở dạng rắn đặt dưới mô vú và các dây đeo bằng lụa gắn cố định vào xương sườn của bệnh nhân để nâng đỡ bầu ngực. Chúng vô hình dưới da và giúp phụ nữ như không mặc áo nâng ngực mà vẫn có cặp tuyết lê đẹp như mong muốn.
Điều quan trọng hơn, các nhà sáng chế khẳng định, áo nâng ngực loại mới không gây rò rỉ dưới da. Đây là một thông tin được hoan nghênh sau sự cố silicon rò rỉ từ túi nâng ngực PIP của Pháp có thể gây ung thư, từng gây rúng động toàn cầu.
Chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ ngực hàng đầu Anh, giáo sư Jian Farhadi đã tiến hành 3 ca phẫu thuật thử nghiệm áo ngực dưới da đầu tiên tại bệnh viện Guy’s and St Thomas ở London hồi tuần trước.
Mỗi ca phẫu thuật kiểu này kéo dài 45 phút, với chi phí khoảng 6.000 Bảng (hơn 216,7 triệu đồng), cao hơn 1.000 Bảng (36,1 triệu đồng) so với chi phí tiến hành phẫu thuật nâng ngực thông thường.
Anh nhiều khả năng sẽ miễn phí phẫu thuật kiểu này cho các bệnh nhân tham gia khám chữa bệnh trong hệ thống y tế công đã bị thu nhỏ ngực do trị bệnh và những bệnh nhân bị ung thư vú. Dạng phẫu thuật này có thể được áp dụng từ năm tới, theo báo The Sun.
Dù rất hoan nghênh loại hình phẫu thuật mới, nhưng các chuyên gia yêu cầu sự thận trọng và kêu gọi tiến hành thêm các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn nhằm kiểm tra những ảnh hưởng lâu dài của áo ngực dưới da đối với chị em phụ nữ.
Theo giáo sư Kefah Mokbel thuộc Viện nghiên cứu Vú London, kỹ thuật cấy ghép áo ngực dưới da đã được phát triển từ năm 2007 và là một thành tựu rất thú vị.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh tới tầm quan trọng phải tiến hành các thử nghiệm toàn diện để đánh giá mọi tác dụng phụ tiềm tàng đối với người dùng, chẳng hạn liệu áo nâng ngực dưới da có ảnh hưởng tới hình dáng “núi đôi” hay gây sẹo về dài hạn hay không hoặc việc điều chỉnh dây áo lụa gắn với xương sườn có tác động tiêu cực tới chủ nhân hay không.
Video đang HOT
Ông Mokbel nói thêm rằng: “Ngực chảy xệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như thể tạng sinh học của người phụ nữ, kích cỡ vòng 1 của họ, số lần sinh đẻ và các yếu tố khác. Kỹ thuật mới được quảng cáo là một giải pháp kỳ diệu để đối phó với tình trạng cặp tuyết lê bị chảy xệ mà không để lại mấy sẹo.
Dẫu vậy, nhiều phụ nữ có vòng 1 chảy xệ không muốn nâng mô vú. Họ đòi hỏi phẫu thuật để giải quyết lớp da ngoài nhão chùng. Do đó, kỹ thuật mới có thể được sử dụng đồng thời với phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực phổ biến hiện nay để giảm nguy cơ xuất hiện chảy xệ vòng 1″.
Theo Tuấn Anh
Vietnamnet, Daily Mail
Dễ chết vì làm đẹp giá bèo bằng silicon
Sau nhiều ca tử vong do bơm silicon, nhiều người vẫn tiếp tục chọn công nghệ làm đẹp rẻ tiền này mà không biết rằng nó đã bị cấm từ lâu.
Gần đây nhất là trường hợp một phụ nữ ở Trà Vinh sau khi bơm silicon vào nhiều bộ phận đã bị sốc nhiễm trùng, dẫn đến suy hô hấp rồi tử vong.
Đầu năm ngoái, một chàng trai tên Trí, 21 tuổi ở Tiền Giang tử vong vì làm đẹp mông bằng silicon. Bệnh nhân đã mua 500cc silicon lỏng về nhà và nhờ một người bạn bơm trực tiếp vào mông mình. Hai ngày sau, vùng này sưng lên đau nhức và kèm theo khó thở. Người nhà đưa Trí đến bệnh viện cấp cứu thì silicon đã ngấm vào các mô mỡ và mạch máu gây tắc phổi kèm suy hô hấp nặng.
Còn Duy (ở TP HCM) vì mông lép nên bị nhóm bạn đặt biệt danh "Duy Lép". Do mặc cảm, cậu đã tìm đến cơ sở thẩm mỹ tại quận 8 để độn cặp mông với giá 14 triệu đồng. Sau đó Huy thấy mông sưng vù do bị biến chứng nên đã nhập viện điều trị. Các bác sĩ cho biết cậu bị dị ứng silicon tại chỗ bơm. Duy may mắn thoát chết khi được phẫu thuật kịp thời để gắp toàn bộ silicon ra khỏi cơ thể.
Silicon vón thành cục được gắp ra từ mông của Duy. Ảnh: LN.
Một bác sĩ chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ ở TP HCM cho biết, việc tự bơm silicon lỏng vào bất kỳ bộ phận nào của cơ thể để làm đẹp là rất nguy hiểm. Nguy cơ biến chứng gây liệt hoặc tử vong rất cao. Chính vì lý do đó mà silicon đã bị cấm lưu hành trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, thứ chất lỏng chết người này vẫn còn lưu hành "chui". Thậm chí một số cơ sở thẩm mỹ còn dùng một tên khác là "mỡ nhân tạo" để đánh lừa khách hàng.
Bơm silicon làm đẹp được nhiều người nghèo ở các vùng quê sử dụng vì giá rẻ, không khó kiếm. Nó cũng đặc biệt được ưa chuộng trong nhóm chuyển giới từ nam sang nữ, những người có nhu cầu làm đẹp rất cao. Họ thường tự mua về rồi nhờ người quen tiêm dùm. Đa phần họ cho rằng "không sợ chết vì chẳng còn gì để mất".
Linh, một người chuyển giới thường xuyên giúp bạn bè bơm silicon vào ngực cho biết, những năm trước, nguồn silicon không dễ mua, chủ yếu do một số người Việt qua Thái Lan xách tay về bán. Song vài năm gần đây, silicon được bán rộng rãi nên có thể dễ dàng mua được trong nước nhờ sự giới thiệu của bạn bè trong giới.
"Silicon bị cấm sử dụng nên không có bệnh viện nào dám tiêm. Ai giàu thì qua Thái Lan làm, còn tụi em đứa nào cũng nghèo, dù biết nguy hiểm nhưng silicon mua về tự tiêm rẻ hơn nhiều, mỗi lần tiêm chỉ hết chừng 100-200 nghìn đồng", Linh nói.
Hữu Nam (26 tuổi, người chuyển giới từ nam sang nữ tại quận 1, TP HCM) sử dụng cách này đã vài năm nay vì muốn có bầu ngực căng tròn và thân hình nữ tính. Cậu thường mua silicon và hormone nữ ngoài chợ về rồi nhờ bạn bè tiêm cho.
Nam biết đến công nghệ bơm silicon này là nhờ quen một nhóm người chuyển giới chuyên hát "tạp kỹ pêđê", biểu diễn xiếc, ảo thuật ở các đám ma, sinh nhật... Những người này mách nước phải bơm hormone nữ và silicon để thân hình nữ tính và bầu ngực được tròn trịa hơn. Có ngực tròn đẹp, khách sờ nắn thích thú thì mới "bo" cho nhiều tiền.
Để tiết kiệm tiền, nhóm đã tự góp tiền rồi đi mua kim tiêm, hormone và silicon trôi nổi ở một khu chợ trời thuộc quận 8 về để tiêm cho nhau. Người bán quảng cáo là hàng nhập từ Thái Lan về, nhưng thực ra chất lỏng giao cho khách chỉ được đựng trong một túi nylon trắng mà không hề có nhãn mác, xuất xứ.
"Mỗi lần tiêm xong người em mệt mỏi rã rời. Những vết thâm tím khi đâm kim vô phải mất rất lâu mới lành được. Khi em đi hát đám ma, mấy người đàn ông cứ nhảy lên sân khấu nắn bóp ngực làm em đau đớn khủng khiếp. Nhưng có như vậy người ta mới cho tiền mình nên đành phải cắn răng chịu thôi", Hữu Nam vừa tâm sự vừa chỉ tay lên bầu ngực với những vết sẹo cũ mới chi chít.
Vì muốn làm đẹp, nhiều người bất chấp nguy hiểm khi bơm ngực, độn mông bằng silicon. Ảnh minh họa: Womenshealth.
Huy (một người chuyển giới trong nhóm tạp kỹ) mà Nam quen cũng cho biết: "Trước khi tiêm, mấy chị cũng nói trước là bơm silicon vào người có thể chết nếu bị tắc mạch máu hoặc nhiễm trùng. Nhưng tụi này xác định rồi, dù chết cũng phải chết trong hình hài của một người con gái". Theo Huy, hormone nữ khi tiêm vào người làm da dẻ mịn màng hơn, nhưng tác dụng phụ làm teo cơ. Do đó phần người được tiêm sẽ trở nên yếu ớt, điệu đà, nữ tính hơn.
Huy cho biết năm ngoái đã có người trong giới chết vì tắc tĩnh mạch sau khi chích hormone và bơm silicon vào ngực. Có người nhẹ hơn thì bị teo cơ, liệt tay... nên cậu không khỏi lo lắng. "Năm ngoái chứng kiến một người trong nhóm hấp hối sau khi tự bơm silicon bị tắc mạch máu, em sợ quá đã tìm đến bác sĩ thẩm mỹ nhờ tiêm dùm nhưng họ không làm. Cuối cùng, một thời gian sau bọn em lại tự tiêm cho nhau", Huy bộc bạch.
Tiến sĩ Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, khoa ông vẫn thường xuyên tiếp nhận nhiều bệnh nhân biến chứng sau tiêm silicon lỏng từ các nơi như Nam Định, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội... Nhiều người sau tiêm vì hoang mang nên đi khám, có người khác bị viêm nhiễm, đau, thậm chí phải cắt cả hai vú do nhiễm trùng.
Theo tiến sĩ Sơn, do giá thành của silicon lỏng y tế khá đắt nên phần lớn silicon lỏng được sử dụng trên thị trường là silicon công nghiệp, tồn tại trôi nổi dưới tên gọi "mỡ nhân tạo", không rõ xuất xứ. Việc quản lý và bán các sản phẩm silicon lỏng công nghiệp hầu như chưa bao giờ được chú ý. Giá thành mỗi lần tiêm silicon lỏng không đắt, hiệu quả nhanh, thực hiện dễ dàng nên "công nghệ" này được nhiều người sử dụng để kiếm lời.
Việc tiêm silicon lỏng đã bị cấm nhưng vẫn tràn lan hiện nay, một lý do là bởi việc quản lý lỏng lẻo và chế tài xử lý chưa có tính răn đe. "Tại nhiều nước, người thực hiện việc tiêm silicon lỏng có thể bị phạt tới khuynh gia bại sản, trong khi ở nước ta, số tiền phạt có thể chỉ là vài triệu đồng, mà chỉ cần tiêm một lần họ đã có được số tiền lớn hơn nhiều", tiến sĩ Sơn trăn trở.
Bác sĩ Cao Ngọc Bích, Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật thẩm mỹ TP HCM, Trưởng khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV An Sinh, cũng nhận định do hiểu biết của người dân được nâng cao và sự quản lý của cơ quan chức năng chặt chẽ hơn nên hiện tượng "hành nghề thẩm mỹ dạo" đã giảm đi rất nhiều. Tuy vậy ở những vùng nông thôn xa tầm tay quản lý và nơi thiếu vắng thông tin vẫn còn có những người nhờ đến bơm chích để làm đẹp. Thường thì khi xảy ra một tai biến do chích, thậm chí là tai biến chết người thì dư luận mới lưu tâm và giật mình rằng việc làm đẹp liều lĩnh như vậy vẫn còn tồn tại.
Với những tai nạn như vậy dư luận thường cho rằng cái chất mà họ chích là silicon lỏng. Nhưng cũng chỉ là phỏng đoán. Tuy thế, với chất gì thì việc chích dạo như vậy cũng là liều lĩnh và nguy hiểm, kể cả nguy cơ thiệt mạng. Bởi vì ngay cả việc chích thuốc ở các cơ sở y tế cũng phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo để đảm bảo an toàn cao nhất. Nhưng với "thẩm mỹ dạo", người chích thuốc rất có thể không phải là nhân viên y tế và loại chất dùng để chích không hề được cho phép, thậm chí họ cũng không biết là chất gì và xuất xứ ở đâu.
"Chích như vậy không xảy ra tai biến mới là chuyện lạ. Và có giữ được mạng sống cũng chỉ là chuyện hên xui", bác sĩ Bích nhấn mạnh.
Với những trường hợp tai biến như ca chích silicon lỏng vừa qua thì có thể do 2 khả năng là thuyên tắc mạch và nhiễm trùng. Thuyên tắc mạch thường xảy ra sớm trong một vài ngày đầu sau khi chích và tỷ lệ tỷ vong rất cao. Nhiễm trùng có thể diễn biến chậm hơn nhưng nếu xử lý chậm trễ dẫn đến nhiễm trùng máu thì nguy cơ tử vong cũng rất lớn.
Cần lưu ý rằng 2 tai biến nguy hiểm này không chỉ có khi chích silicon lỏng mà có thể xảy ra với bất cứ chất nào khi người chích không có chuyên môn y khoa; thực hiện chích ở những nơi không đủ điều kiện vệ sinh, trang thiết bị y tế và khi có tai biến không được phát hiện, cấp cứu kịp thời.
Thi Trân - Lê Phương - Minh Thùy
Theo VNE
Tai biến kinh hoàng vì bơm silicon làm đẹp Hỏng "cậu nhỏ", nhiễm trùng, tử vong... là những tai biến kinh hoàng của việc bơm silicon làm đẹp của một số nạn nhân. Hỏng "cậu nhỏ" vì bơm silicon Bệnh nhân 36 tuổi, ở Kiên Giang đã phải nhập viện trong tình trạng "cậu nhỏ" bị sưng to, viêm nhiễm và hoại tử do tiêm silicon lỏng với hy vọng cải thiện...