“Áo mưa” vẫn là số 1
Đối với những người có đời sống tình dục phong phú, “áo mưa” thực sự là một cuộc cách mạng bởi nó giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Mặc dù có những mâu thuẫn trong các nghiên cứu khoa học nhưng tất cả đều thống nhất rằng “áo mưa” thực sự là một vật dụng hữu ích, có khả năng ngăn cản và chống lại sự xâm nhập hiệu quả của các mầm bệnh như: bệnh lậu, nấm chlamydia ở cả nam và nữ.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra việc sử dụng “áo mưa” đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh herpes sinh dục và vi rút u nhú.
Tuy nhiên, việc khuyến khích dùng bao cao su ở nhiều nước lại luôn là một đề tài gây tranh cãi, trong đó có Mỹ. Ở một khía cạnh nào đó, việc khuyến khích, tuyên truyền dùng bao cao su chẳng khác gì “vẽ đường cho hươu chạy” mặc dù nó có thể ngăn ngừa được các bệnh lây lan qua đường tình dục.
Giống như bất kỳ công cụ có tác dụng bảo vệ nào, “áo mưa” không mang lại hiệu quả 100% như mong đợi. Vậy nên những thông điệp “chính xác” về chiếc “áo mưa” vẫn đang tiếp tục được xây dựng để làm sao không khiến số đông lảnh tránh hay quá hồ hởi với nó.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vấn đề chính đối với chiếc “áo mưa” nhỏ bé này vẫn là một tỉ lệ đáng kể, đặc biệt là tuổi teen và thanh niên, không sử dụng nó thường xuyên, mặc dù họ hoàn toàn hiểu biết và được tiếp nhận thông tin đầy đủ. Kết quả là 2/3 các bệnh lây lan qua đường tình dục rơi chủ yếu vào lứa tuổi này.
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy mặc dù chính phủ có rất nhiều nỗ lực trong việc khuyến khích sử dụng bao cao su để giảm tỉ lệ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, đặc biệt là ở cả những nước đưa chương trình giáo dục “sex an toàn” vào trường học như Canada, Thụy Điển và Thụy Sĩ… nhưng dường như đều không thành công.
Vậy nên, để “áo mưa” thực sự là một công cụ phòng ngừa bệnh hiệu quả, chính những người trong cuộc phải có ý thức bảo vệ mình và bảo vệ bạn tình của mình.
Theo Dân trí
Vợ không muốn dùng bao cao su
Tôi và chồng cũng hòa hợp tình dục, nhưng mỗi khi anh ấy sử dụng bao cao su là tôi thấy khó chịu và chẳng hứng thú gì.
Tôi dùng thuốc tránh thai thì bị rối loạn kinh nguyệt, cũng không hợp với việc đặt vòng. Vì vậy, ngoài việc tính chu kỳ ngày kinh thì khoảng thời gian có thể thụ thai anh ấy sử dụng biện pháp "cho ra ngoài".
Với tình hình này tôi thấy khá ổn, nhưng không biết có lâm bệnh gì không (dù tôi tin chồng là người chung thủy). Tôi phải làm sao? (Nguyễn Bình - Phú Yên)
Vấn đề chị nêu là một trong những thắc mắc khá phổ biến. Đang có xu hướng đi tìm sự an toàn tuyệt đối nhưng vẫn đạt nguyên vẹn cảm xúc trong tình dục. Đã dùng "áo mưa" nhưng vẫn muốn "cảm giác như thật", đã uống thuốc tránh thai nhưng vẫn yêu cầu sức khỏe không bị ảnh hưởng chút nào, đã đặt vòng nhưng đòi hỏi cơ thể phải êm thắm tuyệt đối... Thực ra, đó là những đòi hỏi phi lý.
Chuyện mặc "áo mưa" cũng giống như chuyện đang đi xe gắn máy ngoài đường mà phải mặc áo mưa thì làm sao đòi hỏi thoải mái, không vướng víu như không mặc áo mưa được? Chuyện đặt vòng cũng vậy, đưa cái vòng bằng nhựa có quấn đồng vào trong cơ thể, trái tự nhiên, ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe. Nói như thế để chúng ta cùng đồng thuận rằng, cái gì cũng có "mặt trái" của nó.
Biện pháp tránh thai nào an toàn nhất, không để bất cứ tác dụng phụ nào? Xin trả lời là không có! Bởi nếu tránh thai theo phương pháp tự nhiên, thì "tác dụng phụ" của nó cũng khá nguy hiểm: tính sai ngày hoặc chu kỳ kinh thay đổi là có thể mang thai ngoài ý muốn ngay.
Thực tế, các bà vẫn thường "xao động" với việc lựa chọn biện pháp tránh thai. Có chị đang dùng vòng tránh thai ngon lành, lại nghe ai đó "xúi giục": "Uống thuốc đi, vừa tránh thai, vừa bớt mụn!". Thế là vội đi tháo vòng ngay, nhưng sau khi dùng thuốc thì chị lại cảm thấy uể oải và bớt hứng thú với "chuyện ấy". Với những người mắc bệnh tim, gan, huyết áp cao, đái tháo đường, việc uống thuốc ngừa thai lại càng nguy hiểm. Thế nên, chỉ nghe bạn bè tư vấn qua đường "rỉ tai" mà không hiểu rõ sự lựa chọn mới của mình, sẽ "lợi bất cập hại".
Thực tế, so với các biện pháp tránh thai còn lại, dùng bao cao su được nhiều người cho là "ổn" nhất vì không gây tác dụng phụ, lại ngăn ngừa được bệnh tật. Vì vậy, nếu các biện pháp còn lại gây cản trở hơn nhiều so với dùng bao cao su, thì chị nên chọn bao cao su và tập cách "kết thân" với nó thôi.
Dông dài như vậy để chia sẻ rằng, việc chọn biện pháp tránh thai nào không quan trọng bằng việc biện pháp ấy có hợp với bản thân mình hay không. Như trường hợp của chị, dùng thuốc tránh thai thì bị rối loạn kinh nguyệt, lại không hợp với việc đặt vòng, nhưng không "ưa" bao cao su. Vậy thì chị nên chọn biện pháp ít phiền toái nhất trong các biện pháp gây phiền toái ấy. Còn với những người đã "êm thắm" với cách tránh thai đang dùng thì đừng nghe "xúi giục" mà đổi cách khác. Xét cho cùng, biện pháp nào thì cũng "được cái này, mất cái kia".
Theo alo
"Áo mưa" tăng khoái cảm cho phụ nữ Nghiên cứu mới cho thấy bao cao su không chỉ giúp các cặp đôi an toàn khi quan hệ, mà còn giúp phái nữ thêm khoái cảm trong "chuyện ấy". Xưa nay, nhiều người "dị ứng" với bao cao su vì nghĩ rằng nó ngăn cản sự khoái cảm cả hai phía. Tuy nhiên, hai nghiên cứu mới đây đã tìm ra rằng...