Ảo giác, loạn thần vì “đập đá”
Thấy ác quỷ, quái vật, mất ngủ, hoang tưởng, hung hăng… là những triệu chứng đang gia tăng trong những người trẻ chơi hàng “đập đá” (ma túy tổng hợp). Đáng lo ngại, căn bệnh mới này hiện chưa có phương pháp điều trị cụ thể.
Ngày càng có nhiều bệnh nhân ảo giác nhập viện do dùng hàng “đập đá”.
Thấy mặt quỷ, nghe tiếng thì thầm
Gần một tuần nhập khoa Nam (Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng), Võ Văn H. (29 tuổi, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) vẫn phải nằm khu cách ly do mất khả năng kiểm soát cơ thể.
Ngày nhập viện, ba chiến sĩ công an phường cùng người nhà mới khống chế nổi sự phản kháng của H. Thường xuyên tụ tập cùng chúng bạn chơi “hàng đá” nhiều tháng trở lại đây, H. bất ngờ xuất hiện những ảo giác kỳ lạ.
Khi thấy ác quỷ lởn vởn, lúc nghe tiếng thì thầm rên rỉ trong đầu. Giữa cơn u u mê mê, H. tưởng tượng ra cảnh em gái út của mình bị nôn mửa, nhập viện Đà Nẵng, nhưng gia đình không cho mình biết.
Thương em, H. chạy khắp các bệnh viện để tìm kiếm. Đến khi người nhà khống chế được H. mới phát hiện những gì chàng trai này nghĩ chỉ là ảo tưởng, không thực.
Cạnh khoa Pháp y và nghiện chất, bệnh nhân Lê Thiện S. (phường Nam Dương, quận Hải Châu) thỉnh thoảng đi lại, nói chuyện làm ràm một mình. Những lúc tỉnh, S. chỉ giải thích mình nghe thấy tiếng nói “thì thầm” bên tai và phải đáp lại nếu không sẽ bị quở trách! Hơn chục năm chơi ma túy, S. từng nhập trại Trung tâm 05-06 để cai nghiện.
Năm 2008, S. rời trung tâm nhưng lại tái phát. Hơn năm nay, theo chúng bạn rủ rê, S. thử chơi hàng “đập đá” và bắt đầu xuất hiện những cơn ảo giác kỳ quái.
BS.Trần Văn Mau, Phó giám đốc BV Tâm thần, kể: Đầu tháng 10, S. nhập viện trong tình trạng mất ngủ, nói nhảm một mình và đánh cả người thân. Vài ngày sau, S. chưa đủ tỉnh để biết vì sao mình phải nhập viện. Lúc phóng viên hỏi, S giải thích lí nhí “Do tôi là người không tốt nên phải vào đây”.
Từng là một thanh niên khỏe mạnh, nhưng từ ngày chơi “đập đá”, Cao Trung T. (25 tuổi, quận Sơn Trà) như mất hết năng lực hành vi. Sau lần tụ tập cùng chúng bạn “đập đá” trong khách sạn, T. lên cơn ảo giác, đập phá, hung hãn trong cơn hoang tưởng.
Video đang HOT
Phải 4 ngày sau khi nhập viện BV Tâm thần, chứng ảo giác trong T. mới dãn dần. Các bác sĩ tăng cường xử lý an thần kinh mới có thể đưa T. về gần với thế giới thực.
Dù đã tiếp xúc với đủ loại bệnh nhân tâm thần ở những mức độ khác nhau, nhưng BS Lê Văn Nguyên, Phó trưởng khoa Pháp y và nghiện chất (Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng), không khỏi kinh hãi khi gặp bệnh nhân hoang tưởng sau dùng “hàng đá”.
“Nửa đêm, bệnh nhân P. đập cửa thình thình, kêu la, liên tục gọi những người xung quanh là “mặt quỷ”. Chứng “ảo thị’ khiến P. nhìn mọi người đều kỳ quái, nguy hiểm do đó hung hãn đánh trả”, BS. Nguyên kể.
Trước đó, bệnh nhân tên Th. (28 tuổi, trú Thanh Khê) nhập viện trong tình trạng “ảo giác nguy hiểm”.
Mỗi lần nghe tiếng thì thầm bên tai, Th. chạy khắp hành lang bệnh viện, đá đánh người, đập cửa, lấy mảnh kính làm hung khí. Mãi khi lực lượng công an phường Hòa Khánh Nam can thiệp mới có thể khống chế được.
Nguy hiểm
Phải nằm phòng cách ly do chứng ảo giác, mất năng lực kiểm soát bản thân. Ảnh: Nguyễn Huy.
Theo BS Mau: Tình trạng bệnh nhân ảo giác, hoang tưởng do dùng hàng “đập đá” đang có dấu hiệu gia tăng nhanh trong vòng 2 năm trở lại đây, chủ yếu là những người trẻ. Nhiều bệnh nhân nữ cũng bị ảo giác do “đập đá”.
Thống kê tại riêng khoa Pháp y và nghiện chất, trung bình mỗi tuần có trên dưới chục bệnh nhân loại này nhập viện điều trị.
Bệnh nhân thường mắc phải những triệu chứng ảo thị, ảo thanh, thấy mặt ác quỷ, quái vật hay nghe những tiếng thì thầm dẫn đến sợ hãi, phải phòng vệ và có thái độ hung hãn khác thường.
Thậm chí nhiều bệnh nhân có hành vi nguy hiểm như ảo tưởng mình có thể bay được nên phóng mình từ trên cao xuống, hoặc lạng lách, đánh võng khi đi xe.
BS. Nguyên cũng cho hay: chứng ảo giác thường kéo dài rất nhiều ngày mới có thể dứt cơn, bình thường phải mất 3-4 ngày, có khi lên đến cả tuần, kéo theo mất năng lực, hành vi kiểm soát cơ thể. Bệnh nhân hầu như không nhớ những gì mình đã làm.
Đáng lo ngại, theo BS Mau đây là loại bệnh lần đầu mới xuất hiện do sử dụng các loại ma túy tổng hợp (hàng đá, thuốc lắc). So với thuốc phiện, những hành vi gây ra sau khi dùng hàng “đập đá” nguy hiểm và dai dẳng hơn.
Đặc biệt, đến nay vẫn chưa có phương thuốc điều trị rõ ràng, cụ thể. Thậm chí chơi hàng đá, bệnh nhân còn dễ tái phát hơn. Dù điều trị khỏi ảo giác nhưng bệnh nhân vẫn có thể bị lại nếu tiếp tục dùng “hàng đá”.
Nhiều người quan niệm sai lầm, dùng hàng đá không gây nghiện như thuốc phiện, nhưng thực tế tỉ lệ nghiện do dùng ma túy tổng hợp chiếm 11%, gần bằng một nửa so với tỉ lệ người nghiện thuốc phiện (từ 20-25%).
Theo BS Nguyên, ghi nhận từ các bệnh nhân, chỉ cần 1-2 lần chơi “đập đá” sẽ dẫn đến chứng ảo giác, từ cấp độ nhỏ đến loại ảo giác mãn tính. Lo nhất hiện nay là khả năng tái phát do bệnh nhân “đập đá” trở lại, và loại ma túy tổng hợp này cũng khá phổ biến hiện nay.
Theo Dantri
Cậu cử 'đập đá' vô tình giết chết mẹ
22 tuổi, tốt nghiệp 2 Đại học top đầu, Nam cũng có thâm niên 'đập đá' 4 năm. Hận vì mẹ đã 'tiếp tay' cho mình lún sâu vào ma túy đá, trong một lần cãi vã, những lời lẽ cay nghiệt của Nam đã vô tình giết chết mẹ khi bệnh suy tim của bà tái phát.
Mẹ chết vẫn chưa hết hận
Vốn là con trai lớn trong một gia đình "danh gia thế tộc" ở Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội, năng lực học khá nên Nam đã thi đỗ vào hai trường ĐH và được bố mẹ đầu tư cho học cả hai trường. Cậu quý tử, thư sinh điển trai ấy được mẹ ra sức chiều chuộng, muốn gì được nấy và ngay từ năm thứ nhất đã nổi danh là "công tử nhà giàu". Chính vì danh như cồn, chàng trai mới lớn bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo vào ma túy.
Điều lạ là, mẹ Nam dù biết rõ con chơi ma túy nhưng không can ngăn, mỗi khi cậu xin tiền là bà đưa hàng xấp (không cần hỏi lý do). Nam cứ thoải mái bay và tiền nhiều đến nỗi cậu bao cả cho bạn nghiện.
Với 2 tấm bằng đại học thuộc loại trường danh tiếng, đáng lẽ ra Nam phải thành danh ở những vị trí công việc xứng đáng, nhưng từ ngày cậu ra trường mẹ bảo "cứ từ từ rồi tính", bố cậu thiếu quyết đoán nên chỉ gật đầu ừ hữ cho qua chuyện. Còn Nam bị cuốn vào vòng xoáy của những cuộc "đập đá" và tơi bời trong u mê, ảo giác... hết năm này sang năm khác.
Thác loạn chán, rồi Nam yêu một cô bé nhà lành xinh xắn và quyết định hướng thiện. Cậu tự nguyện đến Trung tâm cai nghiện và trong đợt kiểm tra sức khỏe tổng quát, bác sĩ kết luận Nam vô sinh. Giải thích về lý do căn bệnh của Nam, vị bác sĩ nọ cho hay dùng nhiều ma túy chính là nguyên nhân dẫn đến vô sinh, nhưng nếu lúc nhỏ cậu từng mắc bệnh quai bị thì đó cũng là lý do sâu xa về bệnh của cậu.
Một thanh niên tuổi xuân phơi phới mà lại bị vô sinh thì làm gì có tương lai. Chơi bời thoải mái, yêu cũng thoải mái nhưng lấy vợ chẳng để làm gì. Nam tự hỏi: phải chăng Nam bị vô sinh từ lúc nhỏ, mẹ biết vậy nên mặc mình chơi ma túy... Cậu lao về nhà chất vấn mẹ. Cãi vã ngày càng lớn, bà Bảy đã ngã quỵ khi nghe những lời oán hận của Nam: "Bà là người mẹ độc ác. Chính bà đã hại đời tôi, bà vung tiền và để mặc cho ma túy cuốn tôi đi. Trong bà không có trái tim người mẹ".
Được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng suy tim nguy kịch, bà Nguyễn Thị Bảy đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 52. Đằng sau nỗi đau khổ tuyệt vọng của chồng bà Bảy là nét mặt thất thần, bàng hoàng của 3 nam thanh nữ tú - các con của họ - trong đó có Nam.
Nam rũ người như tàu lá héo. Cậu bất ngờ trước sự ra đi đột ngột của mẹ, người đã nuôi nấng, bảo bọc và ném ra hàng xấp tiền để cậu xả láng trong các cuộc phiêu bồng. Bà chết là hết, còn Nam sẽ thế nào với quãng đường đời tăm tối phía trước. Nghĩ về thân phận mình, nỗi oán hận trong Nam càng sôi sục.
Tình yêu là cứu cánh
Mẹ chết, sự nhu nhược của bố và lối sống ích kỷ của hai đứa em khiến nỗi hận đời trong Nam ngày càng lớn. Cậu giam mình ở Trung tâm cai nghiện hết liệu trình điều trị cắt cơn, cai nghiện xong, về nhà chỉ vài tuần lại tái nghiện. Chẳng ai muốn sống chung với thằng nghiện, sự có mặt của Nam ở nhà giống như cái gai trong mắt những người thân.
"Tao dù là thằng nghiện thì tao vẫn là anh của mày và mày dù có là 'ông to bà lớn' đến đâu, mày vẫn chỉ là em của một thằng nghiện thôi", Nam nói thẳng vào mặt đứa em mình như thế.
Tuổi ngót 40, tính sơ qua Nam đã cai nghiện chừng 20 lần. Lần gần đây nhất, cai nghiện xong Nam xin ở lại và nhất định không chịu ra ngoài. Tìm hiểu ra mới biết, anh ta "phải lòng" một cô y tá ở trung tâm.
Khác với những hình dung về người nghiện thường dơ bẩn, hôi hám, Nam là một "con nghiện" nhà giàu, điển trai, phong độ, nhìn biết ngay là dân trí thức. Đã thế Nam còn ăn mặc sạch sẽ, xài đồ hàng hiệu, thậm chí phòng tắm riêng của Nam ở trung tâm cai nghiện cũng thơm nức mùi nước hoa xịt phòng.
Chỉ cần Nam gọi một cuộc điện thoại là hai em của cậu lập tức có mặt mang theo đầy đủ những thứ theo yêu cầu của anh trai. Nam chăm sóc bản thân chu toàn nhằm tạo ấn tượng mỗi lần cô y tá xuất hiện. Không ít lần Nam tự hỏi mình, liệu cô y tá dễ thương như Mai có thể yêu một thằng nghiện như mình không?
Dù tự ti về bản thân, song Nam vẫn đặt nhiều hy vọng khi bắt gặp trên trang báo nào đó một câu chuyện cảm động về tình yêu của một chàng thanh niên nghiện, rồi chuyện các bác sĩ đối phó với những ca vô sinh khó...
Một thời gian dài trôi qua xin ở lại trung tâm cai nghiện, Nam quyết định rời bỏ nơi đây, một mình về sống trong trang trại rộng mấy trăm hecta của gia đình, cách Hà Nội hàng trăm cây số. Trong lòng chàng lãng tử phiêu bồng Hà Thành nung nấu quyết tâm "làm lại cuộc đời" với hy vọng một ngày nào đó, cô y tá tên Mai sẽ chấp nhận lời cầu hôn và cùng anh xây dựng hạnh phúc lứa đôi.
Theo VNN
Cơn lốc "hàng đá" - Kỳ 4: Cuộc chiến cam go Công an đã triệt phá nhiều đường dây ma túy tổng hợp quy mô lớn, nhưng "hàng đá" vẫn liên tục được tuồn vào TP.HCM. Một tên cầm đầu đường dây cung cấp "hàng đá" bị bắt giữ - Ảnh: Đ.H Tuyến biên giới Tây Nam và các tỉnh Nam bộ có một vị trí địa lý đặc biệt, với cả ngàn cây...