Áo dài- từ “biểu tượng văn hóa” đến… “thảm họa văn hóa” (I)
Trải qua những biến thiên, thăng trầm, trải qua nhiều cuộc cách tân, cải tổ gây tranh cãi, cho đến tận bây giờ, áo dài vẫn là niềm cảm hứng vô tận với các nhà thiết kế. Những cuộc tranh cãi ồn ào quanh tà áo dài vì thế cũng chưa bao giờ dừng lại.
Hành trình của một “biểu tượng văn hóa”
Chưa có văn bản chính thức nào công nhận áo dài là quốc phục của Việt Nam nhưng từ lâu, áo dài đã được xem là biểu tượng cho vẻ đẹp phụ nữ Việt.
Cùng với những biến cố lịch sử thăng trầm từ thế kỉ 16, áo dài đã có cả cuộc hành trình riêng bên cạnh đời sống văn hóa biến thiên của người Việt. Áo dài đi vào thơ ca, nhạc họa. Áo dài đi vào đời sống với vẻ đẹp riêng. Áo dài đi vào những câu chuyện thời trang của từng thời đại. Với cả hành trình quá khứ, hiện tại, tương lai chứa đựng trong tà áo dài suốt nhiều thế kỷ, áo dài đã trở thành một biểu tượng văn hóa của người Việt.
Các nguyên thủ quốc gia diện áo dài Việt Nam tại hội nghị APEC năm 2006
Cùng với hành trình trở thành biểu tượng văn hóa, áo dài cũng đi qua những cuộc cách tân ồn ào để trở thành tà áo “vừa truyền thống, vừa hiện đại” ở nhiều thế kỷ.
Năm 1930, họa sỹ Cát Tường từng thực hiện cuộc cải cách quan trọng với chiếc áo dài. Thời điểm ấy, vạt trước của chiếc áo được may dài chấm đất đồng thời thân trên may ôm sát theo đường cong cơ thể người mặc tạo vẻ yêu kiều, gợi cảm. Tuy nhiên, áo dài của họa sỹ Cát Tường đã bị chỉ trích là “lai căng” thái quá với phần tay bồng, cổ hở. Chiếc áo dài của họa sỹ Cát Tường với lối tân thời mới đã không nhận được thiện cảm trong những tác phẩm như Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thời kỳ này.
Năm 1934, họa sỹ Lê Phổ cũng “vào cuộc” trong quá trình cách tân áo dài. Với Lê Phổ, ông bỏ bớt những nét lai căng trong áo dài của Cát Tường. Lê Phổ đưa các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào tạo ra kiểu áo dài cổ kín, ôm sát thân người, với những tà áo bay bổng. Kiểu áo dài này đã nhận được sự yêu mến đặc biệt thời ấy, và từ đây, chiếc áo dài của họa sỹ Lê Phổ được xem là kiểu dáng chuẩn mực cho áo dài.
Trải qua nhiều thế kỷ, áo dài đã đi qua những cuộc “cải cách” ồn ào. Cho đến tận bây giờ, áo dài vẫn là niềm cảm hứng vô tận của các nhà thiết kế.
Video đang HOT
Hay cuối những năm 1950, bà Trần Lệ Xuân đã thiết kế ra kiểu áo dài riêng, ở đó, bà Trần Lệ Xuân bỏ đi phần cổ cao quen thuộc và thay vào đó là kiểu cổ thuyền, cổ hở. Kiểu áo dài này vẫn được gọi là áo dài Trần Lệ Xuân. Tuy được những người phương Tây khen đẹp, quyến rũ, nhưng kiểu áo dài Trần Lệ Xuân lại khiến những người Việt Nam hoài cổ lên án cho rằng nó lai căng, không hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt.
Trải qua những biến thiên, thăng trầm, trải qua nhiều cuộc cách tân, cải tổ gây tranh cãi, cho đến tận bây giờ, áo dài vẫn là niềm cảm hứng vô tận với các nhà thiết kế. Những cuộc tranh cãi ồn ào quanh tà áo dài vì thế cũng chưa bao giờ dừng lại.
“Áo dài là vật thể có linh hồn”
Đầu thế kỷ 21, nhiều nhà thiết kế đương đại vẫn tiếp tục cuộc “chạy đua” với cải cách, cách tân áo dài. Ý tưởng ngày càng nhiều hơn. Sự táo bạo được nhân lên với những đường cắt, xẻ tân tiến. Không chỉ đổi mới về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, áo dài còn “đột phá” với những cách kết hợp trang phục như áo dài mặc với quần Jean, thậm chí có nghệ sỹ từng kết hợp áo dài và… “quần soóc”.
Những cách tân “vô độ” với áo dài ở thế kỷ 21
Những cách tân “vô độ” với áo dài nhiều năm trở lại đây đã biến “biểu tượng văn hóa” trở thành… “thảm họa văn hóa” khiến công chúng phẫn nộ.
Trao đổi với phóng viên Dân trí quanh việc cách tân áo dài, giới hạn cách tân đến đâu với trang phục truyền thống, NTK Minh Hạnh cho biết, “Áo dài là một vật thể có linh hồn. Ở trên mỗi tà áo chứa đựng tinh thần dân tộc, truyền thống văn hóa đúc kết hàng trăm năm, bởi thế, các nhà thiết kế đừng mượn danh “cách tân” để biến biểu tượng văn hóa trở thành thảm họa văn hóa”.
“Áo dài là vật thể có linh hồn. Không thể mượn danh “cách tân” để biến áo dài thành thảm họa văn hóa”- NTK Minh Hạnh khẳng định.
Theo NTK Minh Hạnh để cách tân áo dài, “nhà thiết kế chỉ có tình yêu với áo dài thôi cũng chưa đủ” và “Phải cần có nhiều hơn tình yêu để nhà thiết kế bước vào cuộc cải cách với áo dài. Đó sẽ là bản lĩnh nghề nghiệp. Đó là sự hiểu biết, là nền tảng văn hóa cần thiết. Và trên tất cả, nhà thiết kế phải biết đặt tinh thần dân tộc lên cao nhất để chiếc áo dài luôn là vật thể có linh hồn”.
Cùng với những ý kiến về hình ảnh áo dài, NTK Minh Hạnh còn đưa ra nhiều phân tích để cho thấy, nguyên nhân sâu xa của những cách tân đã đẩy áo dài trở thành… “thảm họa”.
(Còn nữa)
Theo Dantri
Hà Nội có thể phải xả nước sông Nhuệ vào nội thành
Do mực nước sông Nhuệ dâng cao nên có thể phải xả nước qua đập Thanh Liệt vào nội thành. Sáng nay, hàng loạt các khu vực bị ngập nặng như Phạm Hùng, Thái Hà, Thái Thịnh, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng... khiến giao thông đình trệ.
Gia cố đê sông Nhuệ tại xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm. Ảnh: Phương Sơn.
Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, nước sông Nhuệ dâng cao có thể tràn vào nội thành gây ngập diện rộng, do vậy lãnh đạo đơn vị này đang xin ý kiến Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP Hà Nội về khả năng phải mở đập Thanh Liệt cho một lượng nước nhất định tràn vào nội đô. Như vậy diện ngập có thể thu hẹp và kiểm soát được.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Hà Đức Trung, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, Ban phòng chống lụt bão thành phố đang theo dõi sát diễn biến mực nước sông Nhuệ, phụ thuộc vào tình hình thực tế sẽ có hướng xử lý.
Trong cơn mưa lịch sử năm 2008, Hà Nội từng phải tiêu thoát nước cho khu vực ngoại thành bằng cách xả nước từ sông Nhuệ vào hệ thống thoát nước Hà Nội thông qua cửa cống Thanh Liệt. Ngoài ra, thủ đô đã phải cầu cứu Hà Nam để hút bớt nước sông Nhuệ qua trạm bơm Yên Lệnh.
Cơn mưa nặng hạt lúc 0h30 ngày 9/8 đã khiến tình hình ngập úng ở Hà Nội càng nghiêm trọng. Tổng lượng mưa sau 2 ngày tại Hà Nội tính đến 6h sáng 9/8 tại Hồ Tây là 290 mm, Long Biên 297 mm, Vân Hồ 253 mm. Trong khi đó, các hồ điều hòa đã đầy nên khả năng thoát nước hạn chế.
Úng ngập nặng nhất là các đoạn đường Phạm Hùng, Thái Hà, Thái Thịnh, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng... với mức độ 0,4 m. Dự kiến các vị trí này sẽ rút hết nước sau một giờ nếu không tiếp tục xảy ra mưa.
Úng ngập nghiêm trọng quanh tòa nhà Keangnam. Ảnh: Đ.L.
Ngoài ra, 22 tuyến đường khác vẫn bị úng ngập do mưa rả rích từ hôm qua như ngã ba Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, trước số 1 Liễu Giai, trước 343 Đội Cấn, Trần Bình, Phan Văn Trường, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Khuyến, Thái Hà, Ngọc Lâm, Cầu Chui, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng...
Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết đã chủ động hạ mực nước hồ điều hoà Yên Sở, hạ mực nước trên các kênh dẫn, kênh bao và con sông. Các cửa xả nước hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu, Đống Đa... đã được mở để điều hoà nước. Trạm bơm Yên Sở vận hành liên tục 20 tổ máy cùng trạm bơm Đồng Bông I, Đồng Bông II và các trạm bơm cục bộ khai thác hết công suất để hạ mực nước trên hệ thống.
Tuy nhiên, do nước trên sông Nhuệ lên quá nhanh nên khu vực Phạm Hùng - vành đai 3 nước rút chậm và có nguy cơ vỡ đê sông Nhuệ. Công ty thoát nước cho biết tiếp tục vận hành các trạm bơm và đã bố trí nhân viên ứng trực tại hiện trường.
Theo ghi nhận của VnExpress, úng ngập trên nhiều tuyến đường trọng điểm nên giao thông Hà Nội hai hôm nay bị đảo lộn. Trên tuyến vành đai 3, nhiều phương tiện bị chết máy do đường ngập nên cảnh sát giao thông phải phân luồng cho xe máy đi đường trên cao.
Các tuyến đường như Huỳnh Thúc Kháng, Kim Mã, Thái Hà... cũng trong cảnh ùn tắc do phương tiện tránh đường ngập.
Sông Nhuệ là nhánh nhỏ của sông Hồng, dài 76 km, bắt đầu từ cống Liên Mạc, huyện Từ Liêm, chảy qua Thanh Trì, quận Hà Đông, các huyện Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên (Hà Nội) và cuối cùng là Phủ Lý (Hà Nam). Nhiệm vụ chính của sông Nhuệ là tiêu thoát nước cho lúa với tiêu chí mưa 3 ngày tiêu 5 ngày. Nhưng nay do đô thị hóa phía Tây Hà Nội, lưu lượng tiêu tăng gấp đôi gây quá tải cho sông và úng ngập cho nội thành Hà Nội
Theo VNE
"Xã hội Việt Nam sau một thế kỷ, sự lố lăng vẫn còn nguyên?" Tái hiện lại trên phim xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với tất cả sự học đòi, trưởng giả, những lố lăng, vong quốc... đạo diễn- NSƯT Phạm Nhuệ Giang chia sẻ, "Thế mới biết nhà văn Vũ Trọng Phụng thật tài. Xã hội ông miêu tả thời ấy như vẫn còn nguyên...". Đạo diễn NSƯT Phạm Nhuệ Giang và chồng...