‘Áo choàng người say’ – hình phạt kỳ lạ với những kẻ nát rượu
‘Áo choàng’ thực ra là một thùng rượu rỗng với một lỗ khoét để thò vừa đầu ra ngoài.
Xuất hiện từ thế kỷ 16 tại Anh, ‘áo choàng của người say’ là một hình phạt công khai dành cho những người say xỉn.
Chiếc thùng gỗ dành cho những người bị nhiều lần bắt giữ vì tội say xỉn tại Anh. Ảnh: Allthatinteresting
Nếu từng thức dậy với một cơn đau đầu nhức nhối, khó chịu ở trong dạ dày, cảm giác buồn nôn và có lẽ là cả sự hối hận sau một đêm uống rượu, thì chắc chắn, bạn đã được trải nghiệm hậu quả của việc say rượu. Mọi người có thể nghĩ những triệu chứng đó là cái giá quá đủ cho việc uống say. Nhưng không, giới chức ở Anh thế kỷ 16 đã chế ra một hình phạt khác cho những người thường say xỉn: “Áo choàng của người say” (Drunkard’s Cloak).
Hình phạt này khá đơn giản. Bất kỳ ai bị kết án vì tội say xỉn nhiền lần sẽ phải mang trên mình một thùng bia gỗ rỗng với một lỗ được khoét ở trên để đưa đầu qua. Sau đó, họ sẽ bị diễu qua phố trong sự chế giễu, sỉ nhục của mọi người.
Văn hóa uống rượu luôn là một phần của lịch sử nước Anh, nhưng “áo choàng người say” đã đánh dấu một sự phản đối mạnh mẽ trước tệ nạn chè chén quá mức.
Văn hóa uống rượu ở Anh
“Áo choàng người say” còn có một cái tên khác là “Newcastle Cloak” (áo choàng Newcastle). Một số nhà sử học cho rằng nó đã được sử dụng lần đầu để làm hình phạt đối với những người say xỉn tại Newcastle upon Tyne, một thành phố miền Đông Bắc nước Anh.
Trên trang History Extra, nhà sử học Dan Jackson giải thích Newcastle vốn nổi tiếng với văn hóa uống rượu. “Newcastle là một trong những thị trấn đầu tiên ở Anh ủ bia. Và ‘Newcastle hospitality’ (lòng hiếu khách Newcastle) là một cụm từ rất phổ biến vào thế kỷ 18. Cụm từ này có nghĩa là hào phóng chiêu đãi khách bằng cách đưa họ đi uống bia rượu một buổi hoành tráng”, nhà sử học lý giải.
Sự thật là, tương tự như ngày nay, từ hàng trăm năm trước, người dân ở Newcastle đã tìm đến rượu với những lý do như cần thư giãn sau một ngày dài làm việc vất vả. Vào thời điểm đó, công việc của họ thường là những buổi lao động kiệt sức trong các mỏ than và các xưởng đóng tàu thay vì ngồi trong văn phòng 8 tiếng.
“Đó là điều không thể tránh khỏi khi mọi người muốn có thời gian nghỉ ngơi sau giờ làm việc nặng nhọc. Các công nhân khai thác than và các công nhân nhà máy đóng tàu đã quen với việc uống rượu. Đặc biệt là các thủy thủ – những người đã đi xa hàng tháng và trở về nhà rủng rỉnh tiền trong túi”, nhà sử học Jackson cho hay.
Video đang HOT
Khi càng căng thẳng và mệt mỏi thì càng uống nhiều. Tất nhiên việc đó sẽ không tránh khỏi một số người uống quá chén. Vì vậy, chính quyền đã nghĩ ra một sáng kiến để ngăn chặn nạn “ nát rượu”.
Sáng kiến “Áo choàng gỗ” cho người say
Lo sợ những hậu quả của nạn say xỉn quá mức, Quốc hội Anh bắt đầu tìm cách điều chỉnh việc tiêu thụ rượu trên khắp đất nước. Bước đầu tiên là thông qua Đạo luật Quán rượu năm 1551, chính thức coi tình trạng say xỉn là một hành vi vi phạm dân sự. Hơn nữa, Quốc hội cũng ban hành một số điều lệ nghiêm ngặt để trừng phạt những kẻ nghiện rượu, đặc biệt là khi họ bị bắt giữ nhiều lần.
Bất kỳ ai bị bắt vì say xỉn phải trả một khoản tiền phạt nhỏ là 5 đồng shilling. Nhưng nếu bị bắt nhiều lần vì say rượu nơi công cộng, họ sẽ bị trừng phạt một cách nghiêm khắc và nhục nhã hơn khi phải mang một chiếc thùng gỗ đi diễu khắp phố.
“Áo choàng” thực tế là một thùng rượu rỗng với một lỗ được khoét để cho vừa đầu ra ngoài. Đôi khi nó cũng bao gồm các lỗ cho cánh tay thò ra.
Ý tưởng độc đáo về “áo choàng của người say” có thể bắt nguồn từ Vua James I của Anh. Tuy nhiên, đến thời kỳ cai trị của Oliver Cromwell – nhà lãnh đạo quân sự và chính trị nổi tiếng người Anh, hình phạt “áo choàng người say” mới trở nên phổ biến. Theo trang Ancient Origins, ông Cromwell không thích các tệ nạn như cờ bạc, uống rượu, nhảy nhót…
Hình phạt kỳ quặc sử dụng “áo choàng người say” nhanh chóng lan rộng ra cả bên ngoài nước Anh. Ở Đức, nó được biết đến với tên gọi “schandmantel”- áo choàng sỉ nhục. Tại Đan Mạch, hình thức trừng phạt này được gọi là “Spanish Mantle”- áo choàng Tây Ban Nha. Và tất nhiên, nó nhanh chóng vượt đại dương du nhập vào Mỹ.
“Áo thùng rượu” ở Mỹ
Phiên bản “áo choàng cho người say” trong quân đội Mỹ. Ảnh: Wikimedia Commons
Mặc dù “áo choàng người say” xuất phát từ châu Âu nhưng nó đã được truyền đến Mỹ vào thế kỷ 19. Nó từng được sử dụng để trừng phạt các binh sĩ trong thời kỳ Nội chiến Mỹ.
Một tài liệu ghi lại: “Một kẻ phạm tội đáng thương đã phải mặc trên mình chiếc thùng gỗ, đầu của hắn được thò ra qua một lỗ khoét trên chiếc thùng” và “gã say xỉn đó đi lang thang một cách nhục nhã nhất, trông giống như một con gà non chưa nở”.
Trong một tài liệu khác có ghi, vào năm 1863, một đại úy của lữ đoàn Maine trừng phạt hai thành viên trong đơn vị của mình sau khi uống say, bằng cách đặt họ vào trong thùng với chỉ một lỗ được khoét để hở đầu. Họ đi quanh thị trấn trong 4 giờ với một tấm biển: “Tôi đang mặc cái này vì đã uống quá nhiều rượu”. Sau này, vị đại úy kể lại một binh sĩ đã cảm ơn ông vì kể từ khi bị tròng vào thùng rượu, anh ta không bao giờ uống một giọt rượu nào nữa trong đời.
Các binh sĩ trong thời kỳ Nội chiến cũng có thể bị bắt “mặc” áo choàng gỗ vì tội trộm cắp. Những người phạm tội phải chui vào thùng rượu có ghi dòng chữ: “Tôi là một tên trộm”.
Điều thú vị nhất về “áo choàng người say” chính là hiệu quả của nó. Tương đối nhẹ nhàng so với các phương pháp trừng phạt hay tra tấn khác, “áo choàng người say” tác động đến người vi phạm phần nhiều dựa vào việc bị sỉ nhục công khai thay vì những đau đớn mà cơ thể phải trải qua. Hình phạt này thường hiệu quả trong việc thay đổi hành vi của một con người.
Tuy nhiên, không phải lúc nào hình phạt cũng có tác dụng. “Áo choàng người say” thời nay đã trở nên lỗi thời và việc uống rượu vẫn phổ biến ở những nơi như Newcastle. “Cho dù tốt hay xấu, rượu vẫn luôn là một phần quan trọng của văn hóa của vùng Northumbrian. Nó là một phương tiện kết nối xã hội và Newcastle vẫn được coi là một thành phố tiệc tùng cho đến ngày nay”, nhà sử học Jackson kết luận.
Hát live trở thành 'hình phạt' với nghệ sĩ Kpop?
Quan điểm của phóng viên người Hàn Quốc về màn hát live của nghệ sĩ Kpop đang nhận được sự quan tâm.
Với fan Kpop, nhiều người không còn quá lạ lẫm với việc các thần tượng sẽ có sân khấu encore trên sân khấu nếu như giành thứ hạng No.1 trong chương trình. Tuy nhiên, khác với những sân khấu biểu diễn chính thức, màn hát encore lại vấp phải không ít tranh cãi trên mạng xã hội khi nghệ sĩ lộ nhiều điểm yếu khi phải hát live mà không có sự hỗ trợ của âm thanh "xịn xò" như phần trình diễn chính.
Điều này đã khiến cho phóng viên Park Sang Hoo của tờ jTBC khẳng định màn hát live không khác nào "hình phạt" đối với những thần tượng giành vị trí No.1.
Phóng viên Park Sang Hoo của tờ jTBC nhận định màn hát live đối với nghệ sĩ chiến thắng vị trí No.1 là "hình phạt"
Theo đó, trên bài viết của mình, ông Park Sang Hoo cho biết, sân khấu encore dành cho vị trí số 1 trên các chương trình âm nhạc đang là rào cản đối với các thần tượng. Thay vì được nhận những lời chúc mừng từ người hâm mộ và tận hưởng chiến thắng cùng nhau thì sân khấu encore lại trở thành nơi đánh giá năng lực hát live của nghệ sĩ. Điều này khiến cho sự lo lắng, áp lực về sân khấu encore ngày càng gia tăng.
Đối với những màn trình diễn phát sóng trực tiếp trên sóng truyền hình, đa số các nghệ sĩ đều sử dụng MR (phần nhạc đệm) bao gồm thu âm phần điệp khúc và giọng hát. Nguyên nhân là do các nghệ sĩ phải thực hiện những vũ đạo khó hay hỗ trợ thể trạng vì lịch trình dày đặc. Tuy nhiên, sân khấu encore dành cho nghệ sĩ có thứ hạng No.1 chỉ cung cấp MR đã loại bỏ toàn bộ phần thu âm giọng hát và phần điệp khúc. Qua đó cho thấy khả năng hát thật sự của mỗi nghệ sĩ hay từng thành viên nhóm nhạc.
Thời gian gần đây, sự quan tâm của các fandom nghệ sĩ Kpop dành cho sân khấu encore đang tăng lên đáng kể. Bằng chứng là đa số các trang mạng xã hội đều đăng tải các bài viết đánh giá màn hát encore của nhóm nhạc đứng thứ hạng No.1 và nhận xét năng lực hát live của từng thành viên.
Với những nghệ sĩ có màn hát live ổn định trên sân khấu encore có thể trở thành cơ hội để khán giả công nhận năng lực của bản thân. Nhưng ngược lại, cũng sẽ có những nghệ sĩ bị chỉ trích. Trên các bình luận về chủ đề này, không ít cư dân mạng đã có ý kiến chê bai nghệ sĩ đã thể hiện màn hát live với âm vực "vỡ, oét" hay không ổn định.
fromis_9 từng có màn encore được cho là "thảm họa" sau khi ca khúc DM giành cúp tại THE SHOW
Ông Park Sang Hoo cũng đưa ra dẫn chứng về trường hợp của nhóm LE SSERAFIM trong số 324 của chương trình "The Show" phát sóng ngày 9/5 vừa qua. Cụ thể, sau khi nhóm giành cúp No.1 và mang đến sân khấu encore, một số thành viên như Yoon Jin hay Sakura đã nhận phải những lời chỉ trích.
LE SSERAFIM có màn encore gây tranh cãi với ca khúc UNFORGIVEN tại "The Show"
Hay như nhóm nhạc TWICE cũng không tránh khỏi những sự đánh giá của khán giả. Theo đó, vào tháng 6/2021, nhóm đã giành chiến thắng trên Inkigayo (SBS) với bài hát chủ đề "Alcohol Free" trong mini album vol.10 "Taste of Love". Thế nhưng Chaeyoung và Jeong Yeon đã nhận nhiều chỉ trích kịch liệt từ cư dân mạng sau khi phát sóng.
TWiCE với màn hát live ca khúc "Alcohol Free" cũng được ông Park Sang Hoo đưa ví dụ về những tiết mục encore như "hình phạt"
Ông Park Sang Hoo nói thêm, khi vấn đề hát live của thần tượng trở thành chủ đề tranh cãi lặp đi lặp lại liên tục, đa số các nghệ sĩ Kpop đều bị mang mác "Idol trình diễn". Trong đó có cả những chỉ trích cho rằng cần phải có điểm năng lực trong việc chọn ngôi vị No.1 trên các chương trình âm nhạc.
Nhạc sĩ Hoài An: Vui quá cũng... khó viết Nổi tiếng với ca khúc 'Tình thơ', và sau đó là 'Nếu phôi pha ngày mai', 'Tình khúc vàng', 'Nếu chỉ còn một ngày để sống', 'Phố hoa'... Tới nay nhạc sĩ Hoài An đã sáng tác hơn 700 ca khúc. Thành công với dòng nhạc trẻ, nhưng gần đây Hoài An quay sang thực hiện dự án âm nhạc mang tên 'Hồn...