Áo chíp “biến gò thành núi” gây hại nhũ hoa?
Dù vòng một khiêm tốn, nhiều chị em vẫn làm nam giới lác mắt với “khe sâu hun hút”. Các chuyên gia cho rằng nếu thường xuyên làm đẹp theo cách này, bộ ngực có thể phải trả giá.
Các đấng mày râu khi ra đường gần đây hay thắc mắc với nhau là dạo này vòng một của chị em dường như đẹp “đồng đều”, nhìn cô nào, chị nào cũng có núi đôi đầy đặn với những khe sâu hút mắt. Không ít trường hợp phải nhờ đến sự trợ giúp bí mật của những chiếc áo lót đặc biệt.
Công nghệ “biến gò thành núi”
Nếu dạo qua các cửa hàng đồ lót từ bình dân đến cao cấp, các chủ đề mua bán trên mạng liên quan đến thời trang, sẽ thấy rất nhiều sản phẩm giúp các nàng “màn hình phẳng” biến không thành có, có ít xít ra nhiều.
Ngoài các loại áo chíp có đệm giúp đẩy ngực còn có nhiều phụ kiện khác như miếng dán ngực, miếng nâng ngực tách rời, hoặc áo lót silicon không dây, mà việc tạo khe sâu hay nông chỉ tùy vào cách dán. Giá cả cũng thượng vàng hạ cám, từ vài chục nghìn đến hàng triệu đồng, bảo đảm quyền làm đẹp cho phụ nữ thuộc mọi hoàn cảnh kinh tế.
Chính nhờ những phụ kiện này mà Hà Vy, 21 tuổi, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội, có thể tự tin tung lên blog những bức ảnh chụp mình ăn mặc “thoáng mát” với những tư thế gợi cảm. Vòng một của cô vốn “khiếm tốn” nhưng nhờ loại áo lót đẩy ngực, trông cô sexy như bất cứ hotgirl nào.
Còn cô bé Ngân Khánh (Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội) mới 16 tuổi, “hai trái đào” vẫn chưa phát triển hết để có hình dáng tròn đầy, nhưng cô chủ muốn “đốt cháy giai đoạn” nên cũng tìm áo nâng ngực để trông vẫn “bốc lửa” khi diện áo rộng cổ, trang phục thường xuyên của cô. Mẹ Khánh khi biết con dùng loại áo chíp này đã khuyên không sử dụng vì sợ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bộ ngực dậy thì của con, nhưng Khánh vẫn mẹ mặc vì muốn trông “người lớn” hơn.
Video đang HOT
Áo nâng ngực cũng được phụ nữ tuổi “toan về già” tín nhiệm, vì nó giúp hai “trái đào” đã xuống cấp sau vài lần sinh nở trở nên căng đầy, vun cao, đầy sức sống. Chị Liên, 36 tuổi (tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) cho biết chị dùng loại áo này đã 10 năm, từ khi nó mới xuất hiện ở Việt Nam. Gần đây, chị thấy ngực mình có phần nhão, da nhăn hơn, thỉnh thoảng hơi khó thở và tức ngực và lo rằng có thể chiếc áo lót đã gây nên tình trạng đó.
Lợi nhiều, hại cũng đáng kể
TS Đặng Thị Minh Nguyệt, khoa Sản bệnh lý, Bệnh viện Phụ sản TƯ, khẳng định bất kỳ bộ phận cơ thể nào nếu bị chèn ép, bó buộc thì sự phát triển tự nhiên của nó đều bị ảnh hưởng xấu.
Điều này càng đúng đối với đôi bầu vú của phụ nữ, vùng cơ thể nhạy cảm có nhiều dây thần kinh, cấu tạo và chức năng đều có những đặc điểm rất đặc biệt. “Những chiếc áo lót nâng ngực gợi cảm hơn là xu thế hiện nay được nhiều người lựa chọn, nhưng cũng cần cân nhắc kỹ giữa lợi và hại”, bà Nguyệt nói.
Loại áo ngực push-up có cấu tạo đặc biệt để “vừa vun, vừa đẩy, vừa nâng” hết cỡ, để sao cho bộ ngực lép trông vẫn rất đầy đặn thường được thiết kế với gọng cứng bằng kim loại ở phía dưới, gây chèn ép các tuyến sữa, hạn chế tuần hoàn, hô hấp.
Đặc biệt đối với các thiếu nữ (như trường hợp của Ngân Khánh ở trên), ngực vẫn đang trong quá trình phát triển, kiểu áo nâng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tự nhiên của nó. Đối với những người trưởng thành, loại áo này cũng không vô hại.
Gọng áo và phần mút phải ép sát vào phần chân ngực và một bên vú, đẩy toàn bộ cơ ngực lên phía trên và vào giữa (nhằm tạo khe). Điều này trước tiên là gây khó chịu tức thời cho người mặc, về lâu dài sẽ khiến máu khó lưu thông, hạn chế hô hấp và kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Tiến sĩ Minh Nguyệt cho rằng tốt nhất nên để cho bầu ngực không bị gò bó bởi áo lót. Nếu mặc thì cũng tránh loại áo ngực quá chật, mặc trong thời gian quá lâu. Tốt nhất chỉ nên mặc dưới 10 giờ mỗi ngày.
Ngay cả khi không mang thai hay cho con bú, trong vú phụ nữ vẫn có các chất dịch thường xuyên được tiết ra. Khi mặc áo lót gây chèn ép nhiều, các chất này có thể bị tắc nghẽn, ứ đọng bên trong, gây viêm nhiễm, tắc tuyến sữa khi sinh đẻ.
Còn theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung Tâm Y tế Thái Hà, áo nâng ngực cũng như giày cao gót, đều khiến chị em đẹp và gợi cảm hơn, nhưng cũng gây phiền toái nếu lạm dụng. Những chiếc áo lót bình thường chỉ để che chắn, giữ hai bầu ngực ở đúng vị trí, trong khi áo nâng ngực có “nhiệm vụ đặc biệt” là vun và đẩy toàn bộ cơ ngực. Việc ép khối cơ này lệch khỏi vị trí chắc chắn sẽ gây cảm giác khó chịu cho người mặc.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Dung, tác hại của áo lót nâng ngực cũng không đến mức gây biến dạng ngực như một số chị em lo sợ.
Như trường hợp chị Liên ở trên, biểu hiện da nhão nhăn và xệ là do ảnh hưởng của tuổi tác chứ không phải do áo chíp. Bộ ngực của phụ nữ sẽ bị lão hóa, không còn độ săn chắc, đầy đặn khi tuổi tác tăng lên, ai cũng không tránh khỏi, cho dù có mặc loại áo lót nào.
Theo Đất Việt
Vùng kín... mọc gai
Không lâu trước ngày cưới, Hiền phát hiện "chỗ ấy" có nhiều nốt mẩn tròn nhỏ, lốm đốm, sờ vào thấy gợn tay. Cô sợ hãi không hiểu sao mình "trong sạch" mà vẫn có bệnh.
Thu Hiền, 27 tuổi (Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy) đang chuẩn bị kết hôn với Thắng, người mà cô đã yêu được hơn ba năm. Nhưng có một sự cố bất ngờ xảy ra khiến Hiền bị người yêu nghi oan và suýt nữa thì đám cưới bị hoãn vô thời hạn.
Oan ức vì... gai sinh dục
Thực ra, dù chưa làm đám cưới nhưng Hiền và Thắng đã "ăn cơm trước kẻng". Trước đám cưới ít lâu, Hiền phát hiện vùng kín của mình có biểu hiện khác lạ, xuất hiện nhiều nốt mẩn tròn nhỏ, lốm đốm, khi sờ vào thấy gợn tay. Tất nhiên là Thắng cũng nhanh chóng phát hiện ra điều này. Kiểm tra lại mình, Thắng không thấy có già khác lạ nên nghi ngờ Hiền không chung thủy với mình, dẫn đến bị lây bệnh. Còn bản thân Hiền cũng không biết giải thích ra sao ngoài câu "em không làm gì có lỗi với anh".
Hiền đi khám và thở phào khi bác sĩ thông báo kết quả là cô bị gai sinh dục, một dạng dị tật tự phát, không phải là bệnh lây qua đường tình dục. Nỗi oan được giải, đám cưới tiến hành theo đúng dự kiến.
Ảnh minh họa
Sợ lây bệnh qua... tay người yêu
Tương tự là trường hợp của Việt Thi, 21 tuổi, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội. Thi có bạn trai được hơn một năm nay. Tuy hai người chưa có quan hệ tình dục nhưng những lần đi chơi, Thi đã để cho bạn trai "âu yếm" bằng tay. Gần đây, cô bỗng thấy vùng kín xuất hiện các nốt sần lấm tấm giống như mọc rôm, không thấy có biểu hiện đau hay ngứa. Thi rất lo lắng, nghĩ mình đã bị lây bệnh tình dục qua... tay của người yêu nên đã vội vàng vào bệnh viện khám. Bác sĩ cho biết, hiện tượng này được gọi là gai sinh dục.
Không chỉ ở nữ mà gai sinh dục còn có cả ở nam giới. Trường hợp của anh Trí (35 tuổi) sau đây là một ví dụ. Một ngày, Trí thấy "dụng cụ" của mình xuất hiện từng đám gai li ti màu đỏ, trông rất "có vấn đề". Dù anh khẳng định chưa bao giờ phản bội nhưng vợ không tin. Để chứng minh,Trí vội vàng đi khám và cũng được chẩn đoán là gai sinh dục.
Tuy cuối cùng cũng chứng minh được sự trong sáng của mình nhưng anh cũng mất một thời gian dài lo lắng khiến chuyện chăn gối bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cả hai vợ chồng đều cảm thấy không tự tin mỗi lần "gần gũi" nhau.
Có thể sống chung với... "gai"
Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Thái Hà, Hà Nội, gai sinh dục không phải bệnh truyền qua đường tình dục. Nó là một dạng quá phát các tế bào gai ở cơ quan sinh dục và không có khả năng lây từ người này sang người kia.
Có thể giải thích hiện tượng "mọc gai" này thông qua hình dung về cấu tạo da như sau: Phần thượng bì (là lớp ngoài cùng của da) gồm lớp tế bào sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Trong các tế bào gai ở trên cùng của lớp gai có các tổ chức hạt. Đây là cơ quan có chức năng bài tiết lipid, giúp tránh khô da. Tế bào gai có hình đa giác, nhân tròn.
Hiện tượng "gai" sinh dục xuất hiện khi các tế bào gai này phát triển đột biến (nguyên nhân chưa được giải thích rõ ràng), vượt lên bề mặt của da, tạo các nốt mụn nhỏ, khi sờ thấy gợn tay. Khi hiện tượng này xuất hiện ở cơ quan sinh dục, nhiều người tưởng nhầm là bệnh hoa liễu như mụn rộp, sùi mào gà...
Bác sĩ Dung cho biết, gai sinh dục có thể gặp ở cả nam và nữ với các biểu hiện: xuất hiện các nốt nhỏ màu trắng hoặc đỏ ở một phần hoặc toàn bộ vùng sinh dục. Các nốt gai này không gây đau đớn hay bất kỳ cảm giác nào khác ngoài việc ảnh hưởng đến tâm lý. Bản thân người bị gai sinh dục mất tự tin trong "chuyện ấy", và "đối tác" cũng có cảm giác "sợ" hay ngại ngần, dẫn đến làm giảm chất lượng và sự thành công trong sinh hoạt tình dục.
Đi khám với các biểu hiện "bất thường" này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho làm xét nghiệm VA để phân biệt với bệnh lây lan qua đường tình dục khác. Nếu đúng chỉ là gai sinh dục, bác sĩ sẽ tư vấn tâm lý để bệnh nhân yên tâm "sống chung với...gai" vì nó không phải là bệnh. Nó hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản và mọi chức năng khác của cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, nếu vẫn không thoải mái với những chiếc gai đáng ghét này thì các bác sĩ có thể xử lý chúng bằng một số phương pháp như đốt nóng, đốt lạnh để hủy chúng đi.
Tuy nhiên bác sĩ Dung cũng lưu ý, nếu ngoài việc xuất hiện gai còn có thêm một số biểu hiện khác như đau rát, ngứa ngáy hay có mùi khó chịu ở vùng sinh dục thì nên nghĩ đến khả năng có bệnh, cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Theo Đất Việt
U nang buồng trứng trái, liệu có em bé được nữa không? U nang buồng trứng nếu được phát hiện sớm, điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, vẫn có thể khỏi bệnh và sinh con bình thường. Em năm nay 25 tuổi, ngày 28.2.2010 em có đi khám phụ khoa và được biết là bị u nang buồng trứng trái, nhưng em không đi chữa trị, bây giờ em chuẩn bị...