Ant Group của Jack Ma tiếp tục gặp rắc rối với các quy tắc tài chính mới của Trung Quốc
Công ty này hiện đang đối mặt với việc mất nguồn doanh thu chính sau năm 2022.
Ant Group của Jack Ma tiếp tục gặp rắc rối với các quy tắc tài chính mới của Trung Quốc
Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) vừa công bố quy định mới mà đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là công ty con Ant Group của tỷ phú Jack Ma. Theo đó, mô hình kinh doanh tín dụng vi mô của công ty này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cụ thể, các ngân hàng ở Trung Quốc được yêu cầu phải thắt chặt quản lý rủi ro đối với khoản cho vay chung cùng những nền tảng Internet, điển hình như Ant Group. Thêm vào đó, việc cho vay trực tuyến ngoài khu vực đã đăng ký cũng bị nghiêm cấm thực hiện.
Được biết, Ant Group nhận hồ sơ vay thông qua điện thoại thông minh và đánh giá tín dụng của khách hàng cho đối tác là các ngân hàng. Ant nhận được hoa hồng từ quy trinh này.
Theo đó, Ant Group thường nhận được từ 15%, 20%, thậm chí 30% thu nhập từ lãi vay của những ngân hàng đối tác và khoản này đóng góp tới 40% trong tổng doanh thu của Ant.
Nếu theo quy định mới của giới chức Trung Quốc, Ant Group không cần gửi đánh giá tín dụng cho các ngân hàng. Điều này làm giảm giá trị của Ant đối với các nhà băng dẫn đến Ant phải hạ mức phí hoặc thậm chí là đối mặt với nguy cơ mất hẳn nguồn cung đắt giá này.
Video đang HOT
Vận xui dường như vẫn chưa thôi đeo bám Ant Group và Jack Ma.
Quy định mới của giới chức Trung Quốc được cho là nhằm tăng cường quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Ant Group đã phải chịu ảnh hưởng trực tiếp khi nguồn thu chính của họ là mảng tín dụng vi mô dành cho người tiêu dùng và những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra, CBIRC còn yêu cầu các công ty tín dụng trực tuyến như Ant phải bỏ ít nhất 30% vốn cho mọi khoản cho vay chung với ngân hàng đối tác. Các khoản cho vay chung của ngân hàng không được vượt quá 25% vốn cấp I của ngân hàng.
Theo Nikkei, việc áp đặt các giới hạn về khu vực đối với những dịch vụ trực tuyến là nỗ lực nhằm ngăn chặn dòng vốn lớn chảy vào Ant. Cho tới giờ, Ant vẫn phụ thuộc vào các ngân hàng với hầu hết các khoản vay hoặc những khoản cho vay dưới dạng chứng khoán đảm bảo bằng tài sản nên ít chịu áp lực về vốn.
Hiện tại, Ant có 2 nghìn tỷ NDT (khoảng) thuộc diện các khoản vay liên kết với ngân hàng, nhưng theo quy định mới, họ sẽ phải huy động gần 90 tỷ USD để đáp ứng yêu cầu.
Dù đang sở hữu 1 tỷ người dùng ổn định, Ant Group sẽ phải hoàn tất chuyển đổi kinh doanh để đáp ứng những quy định mới vào năm 2022. Như vậy, công ty chỉ có khoảng thời gian ngắn để vạch ra một lộ trình đủ thuyết phục cho phép Ant khởi động lại đợt IPO mới.
Nhiều chuyên gia tài chính nhận định Alibaba và Ant đang dần “thất sủng” đối với người tiêu dùng tại quê nhà. Nếu không có sự ủng hộ của công chúng, chính phủ có thể cứng rắn hơn với Ant mà không do dự.
Bitcoin biến động mạnh, nhiều rủi ro "bong bóng"
Chỉ trong vòng 1 tuần, giá trị đồng Bitcoin có thời điểm lập đỉnh - vượt 58.000 USD/Bitcoin rồi lao dốc ngay sau đó. Các chuyên gia đã khuyến cáo về rủi ro "bong bóng" từ đồng tiền kỹ thuật số này.
Trong ngày 28-2, đồng Bitcoin được giao dịch trên thị trường quốc tế ở mức 45.250 USD/Bitcoin, giảm nhẹ so với hôm qua.
Trong vòng 1 tuần qua, đồng tiền kỹ thuật số này liên tục "nổi sóng" khi có thời điểm vượt mốc 58.000 USD/Bitcoin vào ngày 22-2. Nhưng chỉ 1 ngày sau đó, giá Bitcoin đã lao dốc thẳng đứng xuống 45.393 USD/Bitcoin, mất tới 27,7% so với mức đỉnh vừa lập.
Chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh phân tích: Đồng Bitcoin cùng với các loại tiền kỹ thuật số khác đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn của nhiều tổ chức đầu tư trên thế giới. Dịch Covid-19 khiến ngân hàng trung ương nhiều nước bơm tiền qua các gói cứu trợ để kích thích và sớm hồi phục nền kinh tế.
Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát và có vắc-xin, các gói kích thích tiền tệ cũng sẽ tiếp tục được bơm thêm nhằm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các quốc gia...
Trong bối cảnh này, tiền kỹ thuật số trở thành kênh đầu tư nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, cùng với vàng, chứng khoán, ngoại tệ của các tổ chức tài chính quốc tế.
Giá Bitcoin vượt 58.000 USD vào ngày 22-2 nhưng lại giảm mạnh ngay sau đó. Nguồn: Reuters
"Các quỹ đầu tư phải đa dạng hóa danh mục của mình trong bối cảnh nhiều rủi ro như vàng giảm mạnh thời gian qua, chứng khoán liên tục lập đỉnh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ "bong bóng". Ngay như Công ty Tesla của tỉ phú giàu nhất thế giới Elon Musk tiết lộ đã đầu tư 1,5 tỉ USD vào Bitcoin... cũng góp phần giúp tiền kỹ thuật số tăng mạnh" - ông Phan Dũng Khánh giải thích.
Chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo - Nghiên cứu BIDV cũng vừa công bố báo cáo mới về xu hướng tiền kỹ thuật số và Bitcoin, cùng những kiến nghị chính sách đối với Việt Nam.
Theo nhóm nghiên cứu, trong bối cảnh bất định, tiền kỹ thuật số - trong đó có Bitcoin - đang chứng kiến biến động giá lớn nhất trong lịch sử. Năm 2020, giá Bitcoin đã tăng đến 170% dù bị giảm tới 2/3 vào tháng 3-2020 do ảnh hưởng sự bùng phát của dịch Covid-19.
Biến động của đồng Bitcoin trong 1 tuần qua. Nguồn: Coindesk
Đầu năm 2021, Ngân hàng JP Morgan dự báo đồng Bitcoin có thể đạt mức "lý thuyết" trong dài hạn là 146.000 USD, khi nó bắt đầu cạnh tranh với vàng. Còn theo chuyên gia phân tích của Citibank, giá đồng tiền kỹ thuật số này có thể lên đến 318.000 USD vào cuối năm nay...
Ngược lại, các chính khách như bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, coi Bitcoin là tài sản đầu cơ và rất rủi ro. Tỉ phú Bill Gates khuyên rằng nếu không phải người giàu nhất thế giới, bạn không nên mua Bitcoin...
Dù có nhiều quan điểm trái chiều nhưng xu hướng tiền kỹ thuật số chính thống do các ngân hàng trung ương phát hành đang rõ nét, còn xu hướng phát triển tiền kỹ thuật số không chính thống như Bitcoin phụ thuộc vào những rủi ro liên quan.
Đặc biệt, giá Bitcoin biến động quá mạnh chỉ trong thời gian ngắn khiến các chuyên gia tài chính cảnh báo yếu tố "bong bóng" của kênh đầu tư này.
Theo TS Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo - Nghiên cứu BIDV, tiền kỹ thuật số không chính thống có 5 rủi ro chính, như chưa được coi là tiền tệ chính thống; mức độ biến động giá rất mạnh; chức năng đầu tư đúng nghĩa và phòng ngừa lạm phát của Bitcoin khá mơ hồ; rủi ro pháp lý; rủi ro kỹ thuật và mất tiền...
"Tại Việt Nam, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hiện không chấp nhận tiền kỹ thuật số không chính thống là tiền tệ, việc dùng loại tiền này làm phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật. Do đó, mỗi người dân, nhà đầu tư cần xác định rõ mình muốn gì, mức độ chấp nhận rủi ro đến đâu và rất thận trọng khi xem xét loại tài sản ảo này" - TS Cấn Văn Lực nói.
Ngoài ra, theo chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh, một rủi ro khác là nhà đầu tư đổ vốn vào các kênh tiền kỹ thuật số có thể quên địa chỉ bí mật của ví điện tử, bị hacker xâm nhập... và không thể lấy lại tiền.
Giá Bitcoin vượt 40.000 USD/đồng Giá Bitcoin bất ngờ xuyên thủng ngưỡng 40.000 USD/đồng hôm 6/2. Đà tăng giúp giá trị vốn hóa thị trường tiền mã hóa đạt mức kỷ lục 1.200 tỷ USD. Sau nhiều tuần điều chỉnh, đồng Bitcoin tiến gần hơn với mức kỷ lục gần 42.000 USD/đồng được thiết lập hồi đầu tháng 1. Theo Coindesk, cuối ngày 6/2 (theo giờ Việt Nam),...