Anonymous: ‘Hãy xóa TikTok ngay’
Tổ chức tin tặc này cũng dẫn lại bài viết cho rằng TikTok như mã độc, người dùng không nên sử dụng.
“Hãy xóa TikTok ngay bây giờ. Nếu bạn biết ai đó sử dụng ứng dụng này, hãy giải thích với họ đây là phần mềm theo dõi do chính phủ Trung Quốc tạo ra”, nội dung đoạn tweet ngày 1/7 của nhóm tin tặc ẩn danh.
Nhóm hacker lớn nhất thế giới kêu gọi xóa TikTok
Đoạn tweet cũng dẫn lại bài viết của một người dùng tự nhận là kỹ sư, chia sẻ trên Reddit cho rằng không chỉ nội dung từ clipboard, TikTok còn ăn cắp nhiều thứ hơn thế. Tiktok lấy nhiều dữ liệu hơn Facebook, YouTube, Instagram hay bất kỳ ứng dụng nào mà bạn biết.
Bangolor gọi TikTok là malware (mã độc) chứ không phải mạng xã hội.
“Công việc của tôi là đảo ngược công nghệ bên trong các ứng dụng di động, phân tích cách chúng hoạt động và xây dựng thêm chức năng của bên thứ 3 xung quanh ứng dụng đó… Và tôi khuyến nghị mọi người không nên dùng ứng dụng này nữa”, Bangolor chia sẻ.
Video đang HOT
“Phần lớn chúng ta đã bình thường hóa việc cung cấp thông tin cá nhân của mình. Nhiều người không còn kỳ vọng nhiều vào quyền riêng tư hay bảo mật thông tin cá nhân nữa. Vì vậy, việc cấp cho TikTok dữ liệu của bản thân họ, vốn là tiền, cũng là điều không mấy ngạc nhiên”.
“Những người này cho rằng họ quá bình thường để ai đó chọn làm mục tiêu tấn công. Nói cách khác, họ cho rằng bản thân không có gì để che giấu. Sự thờ ơ này xuất phát từ việc nhiều người không hiểu ý nghĩa của việc bảo mật ở mọi cấp độ”, Bangolor viết.
Bangolor cho rằng có lý do chính đáng để một vài quốc gia cấm TikTok, “Đừng sử dụng nó nữa. Đừng để con cái bạn dùng nó. Nói với bạn bè xóa ngay ứng dụng này. Bạn có thể giải trí những nội dung tương tự ở những nền tảng khác mà không phải giao nộp thông tin của mình cho chính phủ Trung Quốc”.
TikTok hiện vẫn chưa lên tiếng xác minh những cáo buộc này.
Anonymous khuyên người dùng xóa TikTok ngay từ bây giờ.
TikTok đang trở thành nỗi lo ngại ở nhiều quốc gia
Theo Bored Panda, một kỹ sư máy tính giấu tên với 15 năm kinh nghiệm nhận định dù Facebook vướng phải bê bối bảo mật Cambridge Analytica, Instagram thừa nhận làm lộ số điện thoại và tài khoản người dùng, “dù vậy, những ứng dụng này vẫn là thiên đường bảo mật so với TikTok”. Nói cách khác, Tiktok còn nguy hại hơn Facebook.
Đây quả là khoảng thời gian khó khăn cho ứng dụng Trung Quốc. Sau khi đạt lượng người dùng kỷ lục trong thời gian Covid-19 diễn ra, TikTok liên tiếp chịu những cáo buộc về việc ăn cắp thông tin riêng tư của người dùng.
Ngày 29/6, Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ cho rằng ứng dụng này “gây tổn hại cho chủ quyền và toàn vẹn, quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công của Ấn Độ”.
Sau đó, TikTok cùng 58 ứng dụng khác đã bị quan chức nước này cấm cửa. Chính phủ Ấn Độ cho rằng các ứng dụng bị cấm đặt ra mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh của nước này. Một số báo cáo cho rằng những ứng dụng trong danh sách đã ăn cắp, sau đó lén lút truyền dữ liệu người dùng nước này đến máy chủ bên ngoài Ấn Độ. Công ty chủ quản vì thế đánh mất luôn thị trường béo bở còn chưa kịp khai thác hết.
Theo Forbes, động cơ đằng sau quyết định trên của nhà nước Ấn Độ còn xuất phát từ căng thẳng quân sự leo thang với Trung Quốc. Trong khi đó, TikTok tất nhiên bác bỏ cáo buộc trên. Công ty chủ quản ByteDance cũng cam kết hợp tác với nhà chức trách về vấn đề bảo mật thông tin người dùng, đồng thời tuân thủ luật pháp nước này.
Tại Mỹ, TikTok gây nỗi ám ảnh cho giới chức nước này về vấn đề an ninh mạng, thậm chí bị quân đội Mỹ cấm sử dụng. Vài tháng trước, một số quốc gia cấm cửa ứng dụng này vì lo ngại các vấn đề an toàn cho trẻ em.
Twitter ngăn chặn các bài viết liên quan đến thuyết âm mưu 5G
Twitter đã thông báo rằng, họ sẽ thêm các nhãn kiểm tra thực tế vào các tweet gợi ý liên kết giữa mạng di động 5G và Covid-19, sau một loạt các thuyết âm mưu cáo buộc các mạng 5G có liên quan đến Covid-19.
Các thuyết âm mưu này cho rằng các mạng 5G được cho là làm trầm trọng thêm sự lây lan của virus hoặc gây ra đại dịch này cũng như gây ra các vụ cháy rừng, hỏa hoạn.
Thay vì xóa hoặc ẩn các tweet này, nền tảng phương tiện truyền thông xã hội sẽ đưa ra thông điệp "Nhận thông tin chính xác về Covid-19", khi nhấp vào nó sẽ đưa người dùng đến một trang có tiêu đề là "Không, 5G không gây ra Covid-19". Trang này giải thích thuyết âm mưu bằng cách liên kết đến các trang web và tài nguyên đáng tin cậy. Thông báo này tuân theo cam kết của Twitter vào tháng 5 vừa qua nhằm kiểm tra thông tin sai lệch về Covid-19.
Twitter ngăn chặn các bài viết liên quan đến thuyết âm mưu 5G
Người phát ngôn của Twitter cho biết trong một tuyên bố gửi tới CNBC rằng: "Chúng tôi ưu tiên loại bỏ nội dung Covid-19 khi có lời kêu gọi hành động có khả năng gây hại. Như chúng tôi đã nói trước đây, chúng tôi sẽ không thực hiện hành động thực thi trên mỗi Tweet chứa thông tin không đầy đủ hoặc tranh chấp về Covid-19".
Một thuyết âm mưu đặc trưng được tung ra là bức xạ 5G đang làm giảm khả năng phòng vệ miễn dịch của con người, khiến con người dễ bị nhiễm virus hơn, đây là một thuyết âm mưu mà Tiến sĩ Simon Clarke, Phó Giáo sư về vi trùng học tế bào tại Đại học Reading của Anh đã gọi là 'hoàn toàn rác rưởi'.
Hơn nữa, một nhóm chuyên gia quốc tế đã tuyên bố vào tháng trước rằng, sau khi nghiên cứu sâu rộng, 5G đã được xác định là an toàn cho công chúng . Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa (ICNIRP), cơ quan khoa học có trụ sở tại Đức phụ trách thiết lập giới hạn tiếp xúc với bức xạ, đã kêu gọi hướng dẫn mới cho băng tần mmWave dành cho 5G, bản cập nhật hướng dẫn đầu tiên trong hơn 20 năm. Tuy nhiên, những hướng dẫn đó chỉ yêu cầu các cập nhật nhỏ để làm cho chúng phù hợp với 5G, nhấn mạnh rằng công nghệ 5G không gây ra nhiều mối đe dọa cho con người so với các thế hệ công nghệ di động trước đây.
Những thuyết âm mưu này gây ra những hậu quả nguy hiểm. Đến tháng 5 vừa qua, đã có 77 cuộc tấn công vào các trạm gốc 5G và nhân viên lắp đặt trạm gốc 5G tại Anh được báo cáo cùng với nhiều vụ nổ ra ở các quốc gia khác như Hà Lan và Mỹ.
Twitter, Apple, YouTube, Spotify và Facebook đều đang bị chỉ trích nặng nề vì thất bại trong việc ngăn chặn sự lan truyền của các thuyết âm mưu không có thật liên quan đến 5G bằng cách cho phép nội dung được tải lên nền tảng của họ, tiếp tay cho các đối tượng tuyên truyền thuyết âm mưu như David Icke để truyền tải thông điệp của họ tới hàng triệu người xem trực tuyến thông qua podcast và các cuộc phỏng vấn.
Twitter xóa tweet của Tổng thống Trump sau khiếu nại bản quyền Mạng xã hội Twitter vừa gỡ một tweet hình ảnh đăng bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi nhận được khiếu nại bản quyền từ New York Times. Tổng thống Mỹ Donald Trump Reuters cho biết, tweet gốc được Tổng thống Trump đăng trên trang Twitter cá nhân vào hôm 30.6, cho thấy một meme có dòng chữ "In reality they're not...