Anna Moi – Sự trở về đánh thức tài năng
Anna Moi Trần Thiên Nga là một trong những nhà văn Việt Nam nổi bật trong cộng đồng văn học Pháp ngữ. Sau một thời gian dài sinh sống và làm việc tại Pháp với vai trò là nhà tạo mẫu, năm 1992, chị quyết định quay về TP.HCM để bắt đầu sự nghiệp sáng tác. Cho đến nay, chị sở hữu 8 tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết và ký bằng tiếng Pháp, trong đó tác phẩm “ Lúa đen” (Riz noir).
Anna Moi, tên thật là Trần Thiên Nga, sinh ngày 1.8.1955 tại Sài Gòn, Việt Nam. Sau khi đỗ tú tài tại trường Pháp Marie Curie Sài Gòn, trong những năm 1970, bà sang Paris học lịch sử tại Trường Đại học Nanterre.
Cuộc gặp với những nhà tạo mẫu Agnès Troublé (Agnès B.) và Philippe Guibourgé (Dior, Chanel) khiến bà có ý định làm việc trong lĩnh vực thời trang. Trong những năm 1980, nhờ hoạt động tạo mẫu, bà sống tại Bangkok và Tokyo và đi lại rất nhiều, trở thành người nói nhiều thứ tiếng như vậy: Bà nói tiếng Việt Nam, Pháp, Thái Lan, Nhật Bản, Anh và Đức.
Anna Moi Trần Thiên Nga. Ảnh: T.L
Năm 1992, bà chuyển về quê hương và sống cùng gia đình trong ngôi nhà truyền thống, giữa một vườn chuối trong thành phố. Thời gian này, bà bắt đầu viết biên niên ký bằng tiếng Pháp trên một tạp chí Pháp – Việt. Bén mùi viết lách, những biên niên ký của bà dần chuyển thành những truyện ngắn thực sự về Việt Nam đương đại. Sau 2 tập truyện ngắn xuất bản năm 2001 và 2003 gặt hái được nhiều thành công, cuốn Tiếng vọng từ những cánh đồng (Nostalgie de la rizière) tập hợp tất cả những truyện ngắn ấy.
Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của bà, xuất bản năm 2004 tại NXB Gallimard, Lúa đen, từ bỏ phong cách nhẹ nhàng và hóm hỉnh trong các truyện ngắn. Anna Moi kể về câu chuyện bi thương của người bạn học phổ thông cũ, bị giam giữ và tra tấn tại nhà tù Poulo Condor, nằm gần biển từ Sài Gòn, cuối những năm 1960. Từ sách này sang sách khác, Anna Mo đi từ Việt Nam đến Pháp, từ thế giới đến căn phòng nghệ sĩ của bà. Ngày nay, bà tự đặt mình trong thế giới văn chương Pháp ngữ. Cuốn tiểu thuyết tới, Nọc bướm (le Venin du papillon) sẽ được NXB Gallimard xuất bản vào tháng 1.2017.
Chia sẻ về cảm xúc của mình, Anna Moi nói: “Việt Nam giống như trong ký ức thơ bé của tôi. Bao nhiêu cảm xúc ùa lại, bủa vây, thôi thúc tôi phải viết. Đó là những mùi hương, những xúc giác, vị giác, cảm giác thân thương của tình cảm con người mang lại cho tôi”.
Theo Dantri
Phố cá lóc nướng hoạt động thâu đêm ngày vía Thần Tài
Rạng sáng 25/2, dọc đường Tân Kỳ - Tân Quý (quận Tân Phú, TPHCM) hàng chục gian hàng bán cá lóc nướng đã "thi nhau" hoạt động hết công suất, xuyên đêm... để kịp ra hàng trong ngày vía Thần Tài.
Từ lâu, đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú, TPHCM được xem là "thủ phủ" của món "cá lóc nướng" tại Sài Gòn. Trong ngày vía Thần Tài năm nay, hàng chục gian hàng bán cá lóc đã huy động mọi nguồn nhân lực và hoạt động hết công suất, xuyên đêm... để kịp ra hàng, phục vụ nhu cầu của khách.
Video đang HOT
Bình thường, mỗi gian hàng chỉ bán khoảng 100 - 200 con, nhưng vào ngày vía Thần Tài, tất cả gian hàng đều nhập về hơn 700 con cá lóc, để nướng bán. "Mỗi năm chỉ có một ngày, tôi nhập về hơn 700 con cá lóc để bán. Cả gia đình đều được huy động hết ra đường nướng cá, làm việc từ 7h tối hôm qua (24/2) đến khoảng 7h tối nay (25/2 - mùng 10 tháng giêng, tức ngày vía Thần Tài) mới nghỉ" - ông Quang, chủ một cửa hàng cá lóc cho biết.
Cá lóc được lấy từ chợ đầu mối Bình Điền, giá trung bình mỗi con vào khoảng 60.000 - 90.000 đồng/con (tuỳ vào trọng lượng) và giá có xu hướng nhỉnh hơn chút ít vào ngày dịp "hút hàng". Theo đó, một suất cá lóc nướng hoàn chỉnh gồm cá nướng kèm theo các loại rau thơm, bánh tráng, nước chấm và một số nơi kèm cả bún... được bán với giá khoảng 170.000 - 200.000 đồng, vào ngày vía Thần Tài.
Hàng chục gian hàng bán cá lóc nướng trên đường Tân Kỳ Tân Quý phải hoạt động suốt đêm để kịp hàng phục vụ cho khách ngày vía Thần Tài.
Những ngày bình thường, các gian hàng nướng cá lóc ban ngày đến 8h tối. Ngày vía Thần Tài, các gian hàng đều bán suốt đêm.
Cá lóc được lấy từ chợ đầu mối Bình Điền.
Trong ngày vía Thần Tài, nhiều chủ gian hàng nhập 600-700 con cá lóc về bán.
Mỗi con cá lóc nặng hơn 1kg, được lật liên tục trên lò than để cá chín vàng.
Trong ngày vía Thần Tài, mọi thành viên trong gia đình đều được huy động ra nướng cá lóc. Lò than cũng sử dụng nhiều cái để nướng cho nhanh.
Giá cả của cá lóc tùy vào cân nặng, giao động khoảng 170.000 đồng/con.
Bé Bin thức khuya hỗ trợ mẹ nướng hơn 600 con cá lóc.
Một người tranh thủ chợp mắt trước khi đổi ca nướng cá lóc.
Thời gian nướng mỗi con cá lóc khoảng 30-40 phút. Cá nướng với mía sẽ làm cho thịt ngọt và bùi hơn.
Cá lóc sau khi nướng xong được sắp lên kệ và giữ ấm.
Cả gia đình cùng giúp nhau nướng cá lóc.
Ngoài việc nướng cá lóc, các loại rau sống được rửa sạch và bỏ vào từng túi nilon đi kèm khi khách mua cá.
Theo nhiều người dân, mua cá lóc nướng về cùng ngày vía Thần Tài sẽ mang lại nhiều may mắn.
Nguyễn Quang
Theo Dantri
Chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng ở Sài Gòn Tại một con đường ở ngoại ô Sài Gòn, hàng chục vựa bắp hoạt động cả ngày lẫn đêm cung cấp hàng trăm tấn bắp cho khắp thành phố và các tỉnh lân cận. Nhiều năm qua, chợ bắp trên đường Trịnh Thị Miếng (xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM) được xem là chợ đầu mối cung cấp hàng chục tấn...