Anh yêu em trong tâm tưởng
Em cảm nhận được nỗi khổ tâm mà anh đang phải trải qua. Xin lỗi anh vì em đã làm anh khó xử.
Chiều nay gió thổi vào lòng người những cơn dịu mát, em thấy mình được mơn trớn để sự chờ đợi và tiếc nuối không còn đau đớn nữa. Em đã quen dần với việc chấp nhận thực tế ấy.
Điều duy nhất an ủi em chính là em biết, từ trong sâu thẳm lòng, anh yêu em. Một tình yêu mà chỉ hai ta hiểu nhưng chỉ mình em dám thừa nhận. Chính anh cũng đang cố từng ngày để phủ nhận điều đó. Làm sao anh dám nói lên điều đó khi mà bên đời anh đang có một người con gái khác. Một người con gái đã gắn bó với anh bao lâu nay. Dĩ nhiên anh không thể vất bỏ tất cả để đến bên em, để khẳng khái nói tiếng yêu. Tình yêu này ích kỉ quá!
Tình yêu đôi khi thật kì lạ phải không anh? Biết là đau khổ nhưng mình vẫn dấn thân vào. Đó là sự ngu ngốc của riêng em. Còn anh, anh biết sẽ ngàn lần có lỗi với người con gái ấy nếu anh dành tình cảm cho em nhưng rồi anh cũng không cưỡng lại được lòng mình. Nhìn vào đôi mắt anh, em hiểu được điều đó. Em cảm nhận được nỗi khổ tâm mà anh đang phải trải qua. Xin lỗi anh vì em đã làm anh khó xử. Nhưng chỉ cần em biết anh yêu em, thế là đã quá đủ rồi.
Có đôi lúc em vẫn thường tự hỏi mình rằng nếu như em gặp anh trước người con gái ấy, anh có yêu em không? Liệu em có đủ sức hấp dẫn để khiến anh rung động? Hay bây giờ chỉ đơn giản vì tình yêu kia quá quen thuộc, còn em mang tới cho anh một sự vụng trộm ngọt ngào nên anh mới động lòng? Biết đâu đấy, khi anh chưa từng bị ràng buộc, anh lại không hề bị chinh phục bởi em. Thứ tình cảm càng bị cấm cản càng trở nên mãnh liệt dù bình thường, có lẽ nó cũng không nhiều đến như vậy?
Chẳng phải tình đẹp nhất khi tình dang dở đó hay sao? (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Em đã tự hỏi mình những điều đó cả trăm lần nhưng không sao trả lời được. Đó là câu trả lời thuộc về số phận. Anh yêu em thì sao mà không yêu em thì sao? Điều quan trọng bây giờ là anh phải ở bên một người con gái khác. Đó không phải chỉ là tình yêu mà còn là tình nghĩa. So với thứ tình mới nảy sinh của chúng ta, tình cảm đó đáng trân trọng hơn nhiều. Tình của em thì thấm vào đâu so với những gắn bó mà hai người có với nhau. Vì thế mà em chấp nhận thôi. Anh yêu em, trong tâm tưởng.
Anh né tránh câu trả lời của em, rằng nếu gặp em từ đầu, anh sẽ chọn em hay chị ấy? Anh không dám đối diện với câu hỏi vì anh biết sự thật diễn ra trong lòng mình. Sự ngập ngừng đó của anh đã cho em một câu trả lời và em bằng lòng với sự im lặng mà anh gửi đến. Có lẽ như vậy sẽ tốt hơn cho hai ta và cho cả chị ấy nữa phải không anh?
Có những mối tình chẳng đầu chẳng cuối như thế đấy. Có những thứ ta chẳng thể gọi tên nhưng vẫn mải miết chạy theo nó. Anh nói đúng, tình cảm của chúng ta quá mơ hồ còn tình nghĩa giữa anh và chị ấy thì hiện hữu mỗi ngày. Anh không đủ can đảm để vất bỏ tất cả để chạy theo một ảo ảnh mà có thể nó sẽ biến mất ngay khi anh vừa nắm được. Trong cuộc đời người ta, có những thứ tình cảm rõ ràng là thật nhưng không có nghĩa người ta sẽ cố giữ nó lại cho riêng mình. Sự an toàn vẫn là điều người ta muốn nắm giữ trong cuộc đời.
Em không trách anh không dám đối diện với tình cảm trong mình vì chính em cũng không biết nó có phải là tình yêu đích thực của anh hay không? Ai dám đảm bảo rằng nếu yêu nhau lâu như anh và chị ấy, chúng ta sẽ lại không nhận ra rằng mình đã lầm lỡ. Chỉ cần em biết, ở một góc sâu nào đó trong lòng anh, em có một vị trí nhất định. Như thế là quá đủ rồi. Có lẽ như vậy sẽ trọn vẹn hơn. Một sự dang dở sẽ làm cho ta nhớ về nó thật đẹp. Chẳng phải tình đẹp nhất khi tình dang dở đó hay sao?
Theo VNE
"Cơm" ngon, vẫn thèm "phở"
Ai cũng khen em trai tôi "tốt số": kiếm được cô vợ đã đẹp lại ngoan hiền và giỏi giang. Ấy vậy mà nó vẫn tiếp tục giữ lối sống phóng túng hồi độc thân. Hiện em trai đang lén lút đi lại với một cô thua xa vợ về mọi mặt. Xin bác sĩ giải thích, tại sao em trai tôi lại dở hơi như vậy? - (Nguyễn Thị Ch., Đà Nẵng)
Gửi chị Nguyễn Thị Ch.,
Một số đấng tu mi nam tử bị mắc "bệnh gan mạn tính" rất khó chữa chị ạ, mà các cụ đã bắt bệnh trong câu ca dao: "Đàn ông năm bảy lá gan/Lá ở cùng vợ lá toan cùng người". Mặc dù đã có người "nâng khăn sửa túi", nhưng có nhiều ông vẫn tiếp tục chạy theo những bóng hồng khác với rất nhiều lý do, hoặc có khi cũng chẳng vì lý do nào.
Những người đàn ông mắc bệnh "to gan" này có một số biểu hiện:
"Thà lấy thêm chứ không đánh đổi"
Người đàn ông phát sinh những tình cảm "ngoài luồng" không phải vì chê vợ mình hay trong gia đình có những xích mích, bất hòa. Đơn giản chỉ vì anh ấy không muốn bỏ qua cơ hội. Người kiểu này sẽ chẳng dại gì bỏ vợ lấy "bồ", mà là muốn được cả hai.
"Của lạ bằng tạ của quen"
Khi cuộc sống vợ chồng đã trở nên quen thuộc đến độ nhàm chán, người đàn ông đã vượt qua thời kỳ theo đuổi và chinh phục rất thú vị, chuyển sang giai đoạn "thực hiện quyền và nghĩa vụ" với hàng núi trách nhiệm. Anh thấy tiếc cái thời vợ còn là người yêu, xinh tươi, hấp dẫn, đầy sức hút, đành thực hiện phương châm thỉnh thoảng "đổi món" cơm nhà chuyển sang ăn "đặc sản" ở bên ngoài, để thay đổi khẩu vị cho thêm phần hứng thú.
"Lấp chỗ trống"
Giữa vợ chồng không có sự hòa hợp ở vài điểm nào đó, người chồng không tìm cách khắc phục để cải thiện mối quan hệ gia đình, mà chọn cách dễ dàng hơn là đi cặp bồ để "bù đắp" những gì mà người vợ không có. Nhiều khi cùng lúc quen với vài cô mà vẫn không lấp đầy nổi khoảng trống trong tâm hồn.
"Người thợ săn"
Bản chất của phái mạnh là cạnh tranh và chinh phục, đó là niềm hãnh diện của họ. Đa số đàn ông chấp nhận thử thách trong việc thực hiện lý tưởng, sự nghiệp, công việc, một số chọn thử sức trong lĩnh vực... đàn bà. Họ coi việc tán tỉnh được nhiều phụ nữ là thành tích, khẳng định "bản lĩnh đàn ông thời nay" của mình với những người đàn ông khác.
Nhiều chị em không phát hiện ra chồng mình mắc "bệnh to gan" vì chàng ngụy trang khá tài tình. Cũng có chị biết hai năm rõ mười nhưng cam lòng chịu cảnh chồng chung, còn hơn "mất trắng cả người lẫn của".
Thật tiếc cho những ông chồng kiểu này, trong khi đang "thèm phở" ở tận đẩu tận đâu, coi chừng "cơm nguội" nhà mình lại là "đặc sản" khiến nhiều người dòm ngó.
Theo Dantri
Gia đình trẻ và nguy cơ đổ vỡ Gia đình truyền thống vốn có nhiều ưu điểm. Ở đó ông bà được sum họp cùng con cháu, thỏa mãn nhu cầu tình cảm rất lớn của người già. Con cháu cũng có điều kiện chăm sóc ông bà, cha mẹ nên các thế hệ gắn bó với nhau hơn. Trong những gia đình truyền thống, trẻ em được giáo dục tốt...