Anh xe ôm rút món đồ trong chiếc túi vải khiến cô gái xấu hổ như bị “ăn tát”
Cũng là chiếc mũ bảo hiểm nhưng cô gái cảm thấy được sự trân trọng của nam tài xế khi nó được giữ sạch sẽ trong một chiếc túi vải.
Câu chuyện được chia sẻ trong một nhóm đông thành viên của Facebook và nhanh chóng hút hàng nghìn like. Trong một lần gọi xe ôm công nghệ, cô gái đã gặp anh tài xế tử tế, tận tậm với công việc.
” Anh tài xế Grab này vừa cho mình… một cái tát.
Cái tát dành để nhắc nhở mình về việc làm nghề một cách chỉn chu, tử tế và tận tâm!
Lần đầu tiên có tài xế cẩn thận như vậy: bọc mũ trong túi trước khi đưa cho khách hàng. Anh bảo như này cho sạch, thấy các anh em chạy Grab khác toàn treo mũ ở xe, đi đường bụi bẩn, nước bẩn bắn vào làm cho khách không dám đội và đánh giá sao thấp.
Vậy nên anh “đầu tư” hẳn 50 nghìn để mua một cái bao túi cho sạch. Nhưng cái túi trong video này không phải cái đó, nó là cái anh đang phơi ở nhà. Túi anh dùng hôm nay là túi phụ, anh tự may để có cái dùng thêm.
Và anh cũng cực kỳ khiêm tốn và khéo léo. Tính mình hay tò mò, nên cố gặn hỏi thu nhập anh bao nhiêu, có ổn không? Hỏi 2 lần thì:
- Câu trả lời lần 1: “như mình thấy các anh chạy lâu năm, tài khoản vip, tổng đài đổ đơn nhiều thì tháng cũng phải được 15 triệu (sau khi đã trừ phí)
- Câu trả lời lần 2: “à mình cũng đủ ăn và có chút dư ra chút, đồng ra đồng vào”
Tính hỏi thêm lần 3 nhưng thôi nghĩ lại thấy mình khiếm nhã vậy đủ rồi.
Trên cả đoạn đường, anh đi khá an toàn, không có lúc nào vượt quá 40km/h. Vừa đi vừa bảo “có gì bạn chỉ đường giúp mình nhé, vì mình chưa rành đường lắm”. Điểm trừ nhỏ là có 3 lần dừng đèn đỏ quá vạch, nhưng cái này hiểu được, chắc do thói quen.
Nhà văn Nam Cao từng viết “Cẩu thả trong bất kỳ nghề nào cũng đều là bất lương…”. Và trong một ngày mà cái đứa viết status này đã có một quyết định rất “bất lương” thì hành động của anh tài xế Grab kia không khác nào cái tát vào thẳng mặt và cho nó một bài học về sự chỉn chu, cẩn thận và trách nhiệm với nghề nghiệp của mình.
Cuốc xe này 44 nghìn đồng, mình thanh toán bằng thẻ visa trước. Lúc xuống xe, trong ví còn 20 nghìn tiền mặt nên rất hạnh phúc biếu và bắt tay cám ơn anh tài xế vì trải nghiệm không thể nào quên “, cô gái chia sẻ.
Anh xe ôm rút món đồ trong chiếc túi vải khiến cô gái xấu hổ như bị “ăn tát”
Nam tài xế khiến cô gái ấn tượng và thán phục từ những điều nhỏ nhất. Chiếc mũ bảo hiểm, cách chạy xe an toàn đến sự khiêm tốn thể hiện qua lời nói.
Nhiều người nghĩ rằng, chạy xe ôm công nghệ là việc đơn giản. Chỉ cần có chiếc xe máy và phần mềm kết nối với khách hàng là có thể kiếm ra tiền. Hiếm người dành thời gian và công sức cho công việc như tài xế nói trên.
Thế nhưng, khách hàng rất tinh ý. Họ có thể để ý tài xế từ những điều nhỏ nhất và cũng bằng cách đó, họ thán phục những người làm nghề có tâm, cái tâm hướng đến khách hàng. Không phải những nghề cao sang, bề ngoài trang trọng, lịch sự mới cần sự chỉn chu, tinh tế. Bất cứ công việc nào, dù thu nhập cao hay thấp đều cần sự cẩn thận và nhiệt tình.
” Câu chuyện đáng yêu quá. Nếu mình là bạn, cũng sẽ đánh giá anh ấy 5 sao. Thực sự là bát cháo hành ấm lòng giữa cuộc sống xô bồ, khi còn rất nhiều người làm dịch vụ cẩu thả “, tài khoản Hải Đăng bày tỏ.
” Đội mũ bảo hiểm bẩn đúng là ám ảnh mỗi lần đi xe ôm. Ước chi ai cũng sạch sẽ như anh tài xế này “, một dân mạng khác bình luận.
” Mình cũng từng gặp bác tài xế siêu tâm lý. Chuẩn bị sẵn giấy ướt khi phòng khi khách cần, hôm đó mình kêu đau đầu, bác cũng tinh ý đi rất chậm và thường xuyên hỏi thăm mình nữa. Cuộc đời tươi đẹp hơn khi có những người tốt bụng như vậy “, thành viên Trâm Anh bày tỏ.
Cụ ông chạy xe ôm công nghệ được dân mạng gọi 'Lục Vân Tiên thời hiện đại'
Ông Út chạy xe ôm công nghệ khiến nhiều đồng nghiệp trẻ ngưỡng mộ vì luôn sẵn sàng ứng cứu đồng đội và được nhiều dân mạng yêu quý bình chọn "Lục Vân Tiên thời hiện đại".
Từ ngày chuyển sang GrabBike, ông Út mới tập tành sử dụng smartphone - ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Mỗi ngày, ông Ngô Văn Út (71 tuổi) chạy từ Đức Hòa (Long An) xuống trung tâm TP.HCM để làm xe ôm công nghệ. Dù tuổi cao, nhưng ông Út khiến nhiều đồng nghiệp trẻ ngưỡng mộ vì luôn sẵn sàng ứng cứu đồng đội. Câu chuyện của ông lan truyền trên mạng xã hội, được nhiều người yêu quý bình chọn "Lục Vân Tiên thời hiện đại".
Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha...
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, ông Út sắm hộp đồ nghề vá xe để mưu sinh gần chợ Bến Thành. Từng chứng kiến nhiều vụ cướp giật trắng trợn, lại là người lớn lên trong khu Mả Lạng - nơi được ví là "đất dữ" Sài Gòn nên ông chẳng ngại gì, cứ tay không đuổi theo.
Thế rồi ông cùng vài người khác lập nên nhóm SBC (săn bắt cướp), lấy "trụ sở" ở 149 Hàm Nghi (Q.1).
"Ngày đó đội chỉ có 7 người, hoạt động giống hệt hiệp sĩ đường phố ngày nay vậy. Tôi dân Mả Lạng nên chẳng sợ gì hết. Ba năm sau, đội giải tán, một số người đi học để vào làm trong Công an TP.HCM, còn tôi ra làm bảo vệ thuộc Ban Quản lý chợ Bình Tây", ông Út kể.
Gần 50 tuổi, ông ra chạy xe ôm truyền thống. Nơi ông thường đậu đón khách là ngã tư Lý Chính Thắng - Bà Huyện Thanh Quan (Q.3). Đến năm 2014, khi Hãng Grab vừa ra mắt, ông lấy tiền dành dụm mua chiếc smartphone tập tành làm tài xế xe ôm công nghệ.
Vốn bản tính nghĩa hiệp, ông tình nguyện tham gia vào đội cơ động do chính các tài xế GrabBike lập ra để kịp thời hỗ trợ đồng nghiệp khi gặp sự cố. Bao lần chạy dọc đường hay thấy trên nhóm báo có đồng nghiệp gặp nạn, ông đều tức tốc phi ngay đến hiện trường.
Anh Lê Kim Tùng (một tài xế công nghệ, trước đây là "đồng nghiệp" xe ôm truyền thống của ông Út) cười xòa khi nhắc về ông: "Ổng khỏe lắm, nắng mưa gì trưa nào cũng gặp ổng ở đây. Tuổi cao vậy chứ chưa bao giờ tui thấy ổng đổ bệnh, mà cứ loay hoay giờ nghỉ giúp người này người kia hoài".
Sức khỏe trời cho
Dưới trời nắng oi ả, ngồi vắt vẻo trên chiếc xe tay ga đỏ, ông Út vẫn mang bao tay "tông xuyệt tông" cùng chiếc khăn quấn cổ, bao tay kín mít... rất phong cách.
Đôi mắt mờ đục, khuôn mặt đen sạm vì cháy nắng nhưng ông Út hoạt bát, nói năng lanh lẹ, nhìn khó ai đoán đúng được tuổi thật của ông.
"Từ nhà tôi xuống đây hơn 40 km, mà chạy thấy khỏe re à, còn sức thì còn chạy được. Chạy đến trưa nắng mà không có khách thì tôi lại tắt app (ứng dụng) và về lại ngã tư này gặp anh em. Trong đội cơ động, ai cần giúp đỡ ở Q.3 thì tôi sang ngay", ông chia sẻ.
Đến tầm 13 giờ 30, ông mở app và tiếp tục chạy đến 20 giờ thì thong thả chạy về Đức Hòa. Mỗi ngày, ông kiếm được từ 300.000 - 400.000 đồng, chưa trừ chi phí.
Ông Út có 3 người con. Hai người con trai của ông đều có gia đình riêng và ở trọ tại khu Mả Lạng, người làm thợ hồ, người làm thợ sơn. Cô con gái út theo chồng đi làm rẫy thuê ở Long Khánh (Đồng Nai).
Giờ nghỉ trưa của ông Út
"3 đứa con tôi không được học hành tới nơi tới chốn, chỉ đi học vài năm biết chữ thì nghỉ, như tôi ngày xưa vậy nên giờ cuộc sống tụi nó khó lắm. Nó lo cho nó, con cái nó chưa xong mà bảo sao mình nhờ nó được", ông Út bộc bạch.
Dù vậy, nhìn ông Út nắng mưa ngoài đường, các con của ông cũng đôi lần kêu ông bà về ở cùng để phụng dưỡng nhưng ông bà nhất định không chịu. Đợt dịch vừa qua, công ty gọi điện thoại hẹn gặp ông Út để hỗ trợ gạo, ông cũng từ chối nhận vì cho rằng mình vẫn ổn, còn nhiều người khác khổ hơn.
Bà Trần Kim Yến (70 tuổi, vợ ông Út) cho biết mỗi ngày bà đi bán hàng ở chợ kiếm được chừng 200.000 đồng, cộng với thu nhập từ chạy GrabBike của chồng là vừa đủ xoay xở tuổi già.
Bà Yến tâm sự: "Vợ chồng tôi già nhưng trời thương cho sức khỏe nên cả hai vẫn tự lao động được. Mưa nắng gì ổng cũng xách xe chạy xe ôm, tôi thì ra chợ bán. Tính chồng tôi nào giờ đều vậy, cứ mang tinh thần "hiệp sĩ" đi khắp nơi, nhiều khi tôi cũng lo vì tuổi đều cao rồi, nhưng hiểu tính chồng nên cứ để ổng làm, miễn sao không làm gì trái với đạo đức là được".
Tài xế xe ôm rón rén tiến đến một vị khách rồi đưa ra đề nghị khiến ai nấy đều rưng rưng Đặc biệt nhất chính là cách hành xử cuối cùng của vị khách đáng mến khiến dân mạng không ngừng trầm trồ khen ngợi. "Chuyến xe cuối ngày... Vừa bước xuống xe là ảnh rón rén tới gần. Thấy mình cầm điện thoại nhí nhoáy nhắn tin mới nói nhỏ: - Cậu, đừng bắt xe trên đó gì hết, giờ tui nói giá...