Ảnh vệ tinh tiết lộ Trung Quốc gia tăng hiện diện ở Nam Cực
Hình ảnh vệ tinh do trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ chụp được cho thấy Trung Quốc đã nối lại việc xây dựng trạm thứ 5 ở vùng Nam Cực lần đầu tiên kể từ năm 2018.
Hình ảnh chụp từ trên không vào ngày 4/1/2019 cho thấy các phương tiện của đội nghiên cứu đến trạm Kunlun của Trung Quốc ở Nam Cực. Ảnh: Tân Hoa xã
Theo hãng tin Reuters, Bắc Kinh đã tìm cách phát triển các tuyến đường vận chuyển mới ở Bắc Cực và mở rộng nghiên cứu ở Nam Cực. Tuy nhiên, các chính phủ phương Tây lo ngại sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh ở các vùng cực có thể giúp lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sở hữu khả năng giám sát tốt hơn.
Trạm mới được xây dựng trên đảo Inexpressible gần Biển Ross dự kiến bao gồm một đài quan sát với một trạm vệ tinh mặt đất, từ đó giúp Trung Quốc “lấp khoảng trống lớn” trong khả năng tiếp cận lục địa này.
Cụ thể, hình ảnh vệ tinh của CSIS được chụp vào tháng 1 xác định Trung Quốc đã nối lại việc xây dựng các cơ sở hỗ trợ mới, các tòa nhà tạm thời, bãi đáp trực thăng và móng tòa nhà chính với tổng diện tích rộng 5.000 mét vuông. Ước tính việc xây dựng có thể hoàn thành vào năm 2024.
CSIS nêu rõ: “Trạm mới này vừa có thể cung cấp khả năng theo dõi và liên lạc cho hệ thống vệ tinh khoa học quan sát vùng cực đang phát triển của Trung Quốc, đồng thời có thể được sử dụng để chặn liên lạc vệ tinh của các quốc gia khác”.
Video đang HOT
Xét về mặt vị trí, trạm thứ 5 của Trung Quốc tại Nam Cực có vị trí thuận lợi cho việc thu thập tín hiệu tình báo về Australia và New Zealand cũng như dữ liệu đo từ xa các tên lửa được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Arnhem mới của Australia. Sau khi hoàn thành, trạm mới của Trung Quốc dự kiến bao gồm một cầu cảng cho các tàu phá băng Tuyết Long.
Trạm Nam Cực thứ 5 của Trung Quốc sẽ cách trạm quan sát lớn nhất của Mỹ tại khu vực này là McMurdo 320 km.
Theo Hiệp ước Nam Cực năm 1959 mà Trung Quốc là một bên tham gia, các hoạt động trên lục địa này bị hạn chế vì mục đích hòa bình”. Quân nhân được phép tiến hành nghiên cứu khoa học, nhưng bị cấm thành lập căn cứ, tiến hành diễn tập hoặc thử nghiệm vũ khí.
Chuyên gia: Tên lửa của Triều Tiên ngày càng khó phát hiện, theo dõi và đánh chặn
Trong 2 tuần qua, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa từ tàu ngầm.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un còn tiết lộ về phương tiện tấn công không người lái dưới nước mà ông nhấn mạnh rằng có thể phóng vũ khí hạt nhân gây ra "sóng thần phóng xạ quy mô lớn" và tiêu diệt chiến hạm của quân địch.
Hình ảnh do tạp chí tháng Korea Today của Triều Tiên đăng phát ngày 21/3 về loại vũ khí đạn đạo của Triều Tiên, trong đó có cả tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-17. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Nhiều nhà phân tích, trong đó có bà Ellen Kim tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) bày tỏ lo ngại về mức độ da dạng của "bộ sưu tập vũ khí" được phô trương trong thời gian này. Bình Nhưỡng đã tiết lộ nhiều vũ khí mới phức tạp hơn, có thể phóng từ biển hoặc trên mặt đất.
Bà Ellen Kim đề cập: "Trước đây, chúng ta không biết rằng họ có thể phóng tên lửa hàng trình từ tàu ngầm hoặc tên lửa từ dưới lòng đất. Vũ khí của Triều Tiên trở nên ngày càng khó để theo dõi và đánh chặn".
Chuyên gia vũ khí Yang Uk tại Viện Asan (Hàn Quốc) đặc biệt lo ngại về tên lửa hành trình được phóng từ tàu ngầm. Ông giải thích rằng việc phóng tên lửa từ dưới nước gây khó cho việc phát hiện sớm vụ phóng. Sau khi được phóng đi, tên lửa hành trình có thể bay ở vị trí thấp và thậm chí là chuyển hướng khi ở trên không trung để vượt mặt hệ thống phòng không.
Theo BBC, thông điệp mà nhà lãnh đạo Triều Tiên muốn gửi đi với hàng loạt vụ phóng trong thời gian qua là "Triều Tiên hiện sở hữu năng lực đáp trả hoặc thậm chí là tấn công trước". Rất khó để phá hủy vũ khí được giấu dưới lòng đất hoặc dưới nước, hay nói cách khác, Chủ tịch Kim Jong-un muốn nhắn nhủ rằng "đừng nghĩ đến việc tấn công chúng tôi".
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) thị sát vụ phóng tên lửa đạn đạo ICBM Hwasong-17 tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng, ngày 16/33. Ảnh: KCNA/TTXVN
Có ý kiến cho rằng Mỹ và dư luận quốc tế nên hành động thêm để đưa Triều Tiên quay lại bàn đàm phán, ngăn thử nghiệm hạt nhân. Nhưng đàm phán giữa hai phía đã ngưng trệ trong hơn 4 năm. Bình Nhưỡng cũng không bày tỏ dấu hiệu muốn trao đổi.
Bà Ellen Kim nhận định rằng chắc chắn sẽ có thêm nhiều cuộc phóng thử. Đặc biệt là trong tháng 4 tới với các sự kiện như Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-ryul dự kiến đến thăm Mỹ vào 26-27/4 và hai ngày lễ lớn tại Triều Tiên là ngày sinh nhật cố Chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) vào 15/4 và ngày thành lập quân đội nhân dân Triều Tiên ngày 25/4.
Quân đội Hàn Quốc ngày 27/3 cho biết Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) vào sáng cùng ngày. Hai tên lửa đã rơi bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Đây là vụ phóng thứ 7 trong tháng này, diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận đổ bộ từ tuần trước, dự kiến kết thúc ngày 3/4 tới.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 24/3 cho biết nước này đã thử nghiệm một hệ thống vũ khí hạt nhân tấn công dưới nước mới. KCNA cũng xác nhận nước này đã phóng tên lửa hành trình trong cuộc thử nghiệm vũ khí và diễn tập diễn ra từ ngày 21-23/3.
Trước đó, KCNA đưa tin nước này tiến hành vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17 hôm 16/3. Vụ phóng ICBM Hwasong-17 được thực hiện tại Sân bay Quốc tế Bình Nhưỡng. Tên lửa bay lên tới độ cao 6.045km và rơi chính xác xuống vị trí định trước ở vùng biển ngoài khơi phía Đông Triều Tiên.
Thượng Hải (Trung Quốc) xây dựng kế hoạch dỡ phong tỏa 25 triệu dân Trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc hôm nay (11/4) ghi nhận hơn 25.000 ca mắc Covid-19 mới giữa lúc nhà chức trách bắt đầu xây dựng kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa 25 triệu cư dân. Sau hơn 3 tuần phong tỏa, Thượng Hải sẽ thực hiện những điều chỉnh "năng động" đối với hệ thống phân loại dân cư...