Ảnh vệ tinh hé lộ Israel chuẩn bị cho chiến dịch tấn công Rafah
Các bức ảnh vệ tinh hôm 23/4 cho thấy một khu lều trại mới đang được dựng lên gần Khan Younis, phía nam Dải Gaza trong bối cảnh quân đội Israel tiếp tục phát tín hiệu về kế hoạch tấn công thành phố Rafah.
Hình ảnh vệ tinh từ Planet Labs PBC cho thấy các khu lều trại đang được xây dựng gần Khan Younis ở Dải Gaza vào ngày 21/4. Ảnh: Planet Labs PBC
Các bức ảnh vệ tinh do Planet Labs PBC chụp lại và được AP phân tích cho thấy khu lều trại bắt đầu được dựng lên hoàn chỉnh vào ngày 16/4, ngay phía tây thành phố Khan Younis. Các bức ảnh chụp hôm 22/4 cho thấy khu lều trại đã mọc lên nhiều hơn.
Tờ Haaretz của Israel không cung cấp thông tin chi tiết nhưng cho biết Ai Cập đang xây dựng khu lều trại này trước nguy cơ Tel Aviv triển khai chiến dịch tấn công Rafah.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) nói với hãng thông tấn AP rằng họ không đứng sau hoạt động xây dựng khu lều trại này.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Benjamin Netanyahu đe dọa “sẽ giáng thêm những đòn đau đớn” vào Hamas do các cuộc đàm phán thả những con tin còn lại bị giam giữ ở Dải Gaza đã bị phá vỡ.
Nhà lãnh đạo Israel không nêu rõ sẽ hành động như thế nào. Song giới quan sát cho rằng điều đó có thể bao gồm cuộc tấn công kéo dài vào Rafah, nơi khoảng 1,4 triệu người ở Dải Gaza đang trú ẩn. Mỹ, đồng minh chính của Israel, đã nhiều cảnh báo bất kỳ hoạt động quân sự nào cũng cần bảo vệ dân thường.
Thủ tướng Netanyahu cho biết ông sẽ ra lệnh cho quân đội sơ tán dân thường khỏi Rafah để chuẩn bị cho cuộc tấn công, nhưng không nói rõ họ có thể đi đâu.
Theo Wall Street Journal hôm 22/4, IDF đã sẵn sàng sơ tán thường dân Palestine khỏi Rafah trước cuộc tấn công theo kế hoạch nhằm vào Hamas. Dẫn lời giới chức Israel và Ai Cập, nguồn tin mô tả kế hoạch của Israel bắt đầu bằng hoạt động sơ tán dân thường trong khoảng 2 đến 3 tuần đầu tiên của chiến dịch, với sự phối hợp của Mỹ, Ai Cập và các nước Arab khác.
Video đang HOT
Cụ thể, người dân sẽ chuyển đến thành phố Khan Younis gần đó, cùng các khu vực khác ở Gaza. Israel sẽ thiết lập những nơi trú ẩn với lều trại, thực phẩm và cơ sở y tế tại những khu vực này.
Hình ảnh vệ tinh từ Planet Labs PBC cho thấy lều trại và khu nhà ở tạm được xây dựng xung quanh khu vực trại tị nạn Tel al-Sultan ngày 20/4. Ảnh: Planet Labs PBC
Sau đó, giới chức cho biết IDF sẽ dần điều quân tới Rafah và nhắm mục tiêu vào các khu vực mà họ tin rằng các thủ lĩnh và thành viên Hamas đang ẩn náu.
Israel cho rằng Hamas đã triển khai 4 tiểu đoàn ở Rafah và đây là thành trì lớn cuối cùng của Hamas ở Dải Gaza sau khi IDF hoạt động ở phía bắc và trung tâm. Tel Aviv cũng tin rằng nhiều người trong số 133 con tin còn lại bị Hamas bắt giữ trong cuộc tấn công ngày 7/10/2023 đang bị giam giữ ở Rafah.
Giới chức Ai Cập cho biết giao tranh ở Rafah dự kiến sẽ kéo dài ít nhất 6 tuần, mặc dù vẫn chưa chắc chắn về thời gian diễn ra chiến dịch.
Một quan chức an ninh Israel giấu tên nói rằng IDF sẽ “có kế hoạch hoạt động rất chặt chẽ vì ở đó rất phức tạp”.
Thông tin trên được đưa ra sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller bác bỏ quan điểm cho rằng Mỹ có thể hỗ trợ một cuộc tấn công lớn vào Rafah.
“Chúng tôi không nghĩ có biện pháp nào hiệu quả để sơ tán 1,4 triệu người Palestine. Không có cách nào để tiến hành chiến dịch ở Rafah mà không dẫn đến tổn hại nghiêm trọng cho dân thường và cản trở nghiêm trọng việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo”, ông Miller lập luận.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần phản đối cuộc tấn công hàng loạt của IDF vào Rafah. Washington cho rằng cuộc tấn công quân sự quy mô lớn ở Rafah sẽ khiến người Palestine trú ẩn ở đó gặp nguy hiểm, tàn phá trung tâm nhân đạo chính nằm ở phía nam Gaza, tiếp tục cô lập Israel trên trường quốc tế mà không thực sự tăng cường an ninh cho quốc gia này.
Thay vào đó, một quan chức Mỹ nói với The Times of Israel rằng Washington đang thúc đẩy Tel Aviv theo đuổi các hoạt động có mục tiêu hơn chống các thủ lĩnh Hamas ở Rafah, đồng thời phối hợp với Cairo để bảo vệ biên giới Ai Cập – Gaza, tạo ra một bức tường ngầm để ngăn chặn hoạt động buôn lậu vũ khí và tiêu diệt các tay súng còn lại trong khu vực.
Cuối tuần trước, Ngoại trưởng Antony Blinken cho rằng Israel có thể đạt được các mục tiêu chiến tranh bằng biện pháp khác.
“Tổng thống Biden đã nói rất rõ ràng về điều này: Chúng tôi không thể hỗ trợ một chiến dịch quân sự lớn ở Rafah. Một động thái như vậy sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp đối với bất kỳ thường dân nào còn ở lại thành phố”, ông nhấn mạnh.
Về phần mình, Israel lập luận rằng họ không thể đánh bại Hamas nếu không phát động cuộc tấn công lớn ở Rafah để tiêu diệt các tiểu đoàn còn lại của phong trào này ở đó. Israel nói rằng họ sẽ chỉ tiến hành cuộc tấn công sau khi sơ tán dân thường trong thành phố, đảm bảo người dân có thể tiếp tục nhận viện trợ nhân đạo khi sơ tán và phối hợp với Ai Cập, quốc gia giáp Rafah.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định bất kỳ cuộc tấn công quân sự lớn nào cũng là một “canh bạc chiến lược”, đặc biệt nếu số dân thường thiệt mạng cao sẽ làm xói mòn vị thế quốc tế của Israel và làm suy yếu mối quan hệ với Mỹ. Việc cố gắng giảm thiểu thương vong dân sự cũng có thể khiến chiến trường trở nên rủi ro hơn đối với quân đội Israel, dẫn đến tỷ lệ thương vong cao hơn.
Mỹ và Israel tiếp tục mâu thuẫn về chiến dịch tấn công Rafah
Thủ tướng Israel tuyên bố "không thế lực nào có thể chặn chiến dịch tấn công Rafah", bất chấp cảnh báo từ Mỹ rằng sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (thứ 2, phải) chủ trì phiên họp nội các tại Tel Aviv. Ảnh: AFP/TTXVN
Kênh CNN ngày 9/4 dẫn lời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố không thế lực nào trên thế giới có thể ngăn cản quân đội Israel tiến vào Rafah ở phía Nam Gaza để tiêu diệt các lực lượng Hamas ở đó.
Phát biểu tại một sự kiện tuyển quân tại một căn cứ quân sự, ông Netanyahu nêu rõ: "Chúng tôi sẽ hoàn tất việc tiêu diệt các tiểu đoàn Hamas, bao gồm cả ở Rafah. Không có lực lượng nào trên thế giới có thể ngăn cản chúng tôi. Nhiều thế lực đang tìm cách làm điều này, nhưng điều đó sẽ không giúp ích gì".
Đầu tuần này, ông Netanyahu cho biết đã ấn định thời điểm thực hiện chiến dịch quân sự ở Rafah nhưng không thông báo thông tin chi tiết.
Theo Thủ tướng Netanyahu, Israel có 3 mục tiêu với chiến dịch này: Thứ nhất, giải thoát con tin. Thứ hai, loại bỏ Hamas. Thứ ba, đảm bảo rằng Gaza không còn là mối đe dọa với Israel.
Phản ứng về vấn đề trên, Mỹ cho rằng Israel không có kế hoạch đáng tin cậy cho Rafah, tờ Jerusalem Post cùng ngày đưa tin.
Cụ thể, Mỹ phản đối cuộc tấn công trên bộ vào Rafah vì lo ngại sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo. Phát biểu với các phóng viên, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói: "Tôi chưa thấy một kế hoạch đáng tin cậy và khả thi nào để di chuyển người dân cũng như chưa có bất kỳ chi tiết nào về cách Israel không chỉ cung cấp thức ăn cho các gia đình và cung cấp thuốc men cho những thường dân Palestine vô tội".
Ông phát biểu khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) mua 40.000 lều bạt để làm nơi ở cho thường dân Palestine, những người cần sơ tán khỏi khu vực Rafah, nếu IDF tiến hành chiến dịch tiêu diệt các tiểu đoàn Hamas ở khu vực phía nam Gaza.
"Mỹ cho rằng cách tốt nhất không phải là tấn công trên bộ quy mô lớn vào Rafah, nơi có 1,3 triệu người trở lên đang trú ẩn. Có nhiều cách tốt hơn để truy lùng Hamas ở Rafah", ông Sullivan tuyên bố.
Ông cũng chỉ trích Israel vì chưa đáp ứng được tiêu chuẩn cần thiết liên quan đến việc cung cấp và phân phối viện trợ nhân đạo, đồng thời cảnh báo: "Nếu chính sách của Israel không thay đổi một cách bền vững và theo hướng đó, chính sách của chúng tôi sẽ thay đổi".
Thông điệp của ông Sullivan dành cho Israel cũng chính là thông điệp mà Tổng thống Biden đã gửi tới Thủ tướng Netanyahu trong cuộc điện đàm vào tuần trước.
Nhà lãnh đạo Israel đang chịu áp lực phải thay đổi chiến thuật ở Gaza từ đồng minh chủ chốt là Mỹ, quốc gia có nguồn cung cấp vũ khí rất quan trọng cho Israel. Trước áp lực đó, Israel đã thực hiện các bước để cải thiện tình hình khi cho 468 xe tải chở hàng viện trợ vào Gaza hôm 9/4. Họ cũng tuyên bố sẽ mở cửa khẩu Erez để viện trợ và cho phép dỡ hàng hóa tới Gaza tại cảng Ashdod gần đó.
Vai trò của các quốc gia vùng Vịnh trong căng thẳng Israel - Iran: Giữa phòng ngừa rủi ro và bình thường hóa Cả Saudi Arabia và UAE đều là trung gian để truyền tải thông điệp giữa Iran với Mỹ và Israel, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công "ăn miếng trả miếng" dẫn đến leo thang thành một cuộc chiến toàn diện ở khu vực Trung Đông. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (thứ 2, trái) và các Ngoại trưởng Hội đồng Hợp tác vùng...