Ảnh vệ tinh cho thấy vệt đen ở nơi nhạy cảm trên Ấn Độ Dương
Mauritius tuyên bố ‘tình trạng khẩn cấp môi trường’ sau khi tàu thuộc sở hữu của Nhật mắc cạn ngoài khơi nước này bắt đầu bị tràn hàng tấn nhiên liệu.
Thủ tướng Mauritius, ông Pravind Jugnauth đã ban bố “tình trạng khẩn cấp môi trường” vào đêm 7/8 khi các hình ảnh vệ tinh cho thấy vệt đen loang rộng trong vùng nước xanh lam gần những khu vực môi trường được chính phủ đánh giá là “rất nhạy cảm”.
Mauritius cho biết con tàu nói trên chở gần 4.000 tấn nhiên liệu và các vết nứt xuất hiện ở phần thân tàu.
Trước đó, ông Jugnauth cho biết chính phủ Mauritius đang kêu gọi chính phủ Pháp giúp đỡ. Ông nói rằng tràn dầu sẽ gây ra đe dọa lớn cho đảo quốc Ấn Độ Dương với khoảng 1,3 triệu dân vốn phụ thuộc vào du lịch và đang chịu ảnh hưởng nặng nề vì tác động của đại dịch virus corona.
Ảnh: AP.
Video đang HOT
Hình ảnh vệ tinh cho thấy vệt đen loang rộng trong vùng nước xanh lam gần tàu MV Wakashio thuộc sở hữu của các công ty Okiyo Maritime Corporation và Nagashiki Shipping Co Ltd của Nhật Bản.
“Đất nước của chúng tôi không có các năng lực và chuyên môn để xử lý tàu mắc cạn, thế nên tôi kêu gọi sự trợ giúp từ Pháp và Tổng thống Emmanuel Macron”, ông Jugnauth nói. “Thời tiết xấu càng làm tình hình thêm khó xử lý. Tôi lo ngại điều có thể xảy đến khi thời tiết xấu đi vào ngày 9/8″.
Ông Jugnauth cũng chia sẻ một bức ảnh con tàu, có tên MV Wakashio, bị nghiêng sang một bên trên biển.
Một video đăng tải trên mạng cho thấy dầu đổ ra biển đã tràn vào bờ trong khi một số người dân đứng theo dõi từ xa. Theo dữ liệu hàng hải, con tàu treo cờ Panama này đang chở dầu từ Trung Quốc đến Brazil.
Bộ trưởng môi trường Mauritius, ông Kavy Ramano nói rằng đảo quốc đang đối mặt với tình trạng “khẩn cấp môi trường”. Ông nhấn mạnh công viên Vịnh Hải dương Xanh và các khu vực đánh bắt hải sản ở gần nơi tràn dầu thuộc vị trí “rất nhạy cảm”.
Tàu chở gần 4.000 tấn dầu đang chìm dần ngoài khơi bờ biển Mauritius. Ảnh: Getty.
Sau khi các vết nứt ở thân tàu được phát hiện, một đội cứu hộ làm việc trên tàu đã được sơ tán, ông Ramano nói với các phóng viên hôm 6/8. Khoảng 400 tàu đã được triển khai trong nỗ lực ngăn chặn sự cố tràn dầu.
Các tuyên bố từ chính phủ cho thấy tàu chở dầu mắc cạn vào ngày 25/7 và Lực lượng Tuần duyên Quốc gia không hề nhận được bất cứ tín hiệu cầu cứu nào từ thủy thủ đoàn. Cảnh sát Mauritius đang điều tra khả năng thủy thủ đoàn đã bất cẩn.
Chủ sở hữu con tàu là các công ty Nhật Bản Okiyo Maritime Corporation và Nagashiki Shipping Co Ltd.
Nhà hoạt động môi trường của tổ chức Greenpeace chi nhánh châu Phi, Happy Khambule, cho biết hàng tấn dầu diesel và các loại dầu khác đang tràn ra biển.
“Hàng nghìn sinh vật biển quanh công viên Vịnh Hải dương Xanh và các khu vực Pointe d’Esny và Mahebourg đang bị đe dọa vì ô nhiễm. Hậu quả thảm khốc có thể đè nặng lên các lĩnh vực kinh tế, sức khỏe và an ninh lương thực của Mauritius”, nhà hoạt động này cảnh báo.
Du khách bị thương nặng vì bị cá voi quẫy đuôi vào người
Một khách du lịch đang lặn ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của Australia đã phải đi cấp cứu bằng máy bay sau khi bị cá voi quẫy đuôi trúng người.
Theo AFP, nạn nhân đang trong quá trình lặn khám phá rặng Ningaloo - một Di sản Thiên nhiên Thế giới - thuộc Ấn Độ Dương thì bị đuôi của con vật khổng lồ đập vào người.
Dịch vụ cấp cứu địa phương cho biết họ đã phải đưa người phụ nữ này đến sân bay rồi di chuyển bằng đường hàng không tới thành phố Perth để điều trị. Nạn nhân được cho là bị thương nặng ở ngực, tình trạng hiện vẫn nghiêm trọng nhưng ổn định.
Đuôi cá voi được nhìn thấy ở vùng biển Melbourne, Australia. Ảnh: Unsplash.
Các báo cáo khác cho biết nạn nhân 29 tuổi bị thương do một con cá mập voi - một trong những loài cá lớn nhất đại dương - quẫy đuôi vào.
Cá mập voi trưởng thành có thể đạt chiều dài 15 m.
Khu vực nơi nạn nhân lặn thường xuyên ghi nhận sự xuất hiện của cá mập voi và cả cá voi lưng gù. Mặc dù vậy, cả 2 loại này đều được cho là khá cẩn trọng khi ở gần thuyền hoặc con người.
Ngắm sóng phát quang - màn trình diễn ánh sáng kỳ ảo trên bờ biển nước Mỹ Giữa đại dịch Covid-19, những ngọn sóng phát sáng màu xanh lam đã xuất hiện ngoài khơi bờ biển phía Tây nước Mỹ như một món quà của thiên nhiên ban tặng cho nơi đây. Những con sóng phát sáng màu xanh cuộn lên bãi biển La Jolla Shores, gần San Diego, Mỹ. (Nguồn: The Guardian) Nguyên nhân của hiện tượng sóng phát...