Anh và EU đàm phán nước rút nhằm tránh Brexit “không thỏa thuận”
Sau 4 vòng đàm phán không đạt tiến triển, Anh và EU ngày 29/6 bước vào những cuộc thảo luận nước rút về mối quan hệ tương lai hậu Brexit.
Hai bên sẽ có 5 tuần để giải quyết các bất đồng và tránh kịch bản tồi tệ nhất “không thỏa thuận” vào cuối năm nay. Việc liệu Anh và Liên minh châu Âu có thể suôn sẻ khép lại giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 1 năm hay không sẽ phần nhiều phụ thuộc vào vòng đàm phán này.
Vòng đàm phán thứ 5 sẽ bắt đầu bằng các cuộc thảo luận kéo dài 5 ngày tại Brussels (Bruxelles). Đây cũng là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Anh và Liên minh châu Âu kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại châu lục hồi tháng 3 vừa qua. Những tuần sau đó hai bên sẽ lần lượt gặp nhau tại London (Anh) và Brussels cho tới cuối tháng 7. Việc tăng cường các cuộc thảo luận được kỳ vọng sẽ giúp tạo đà mới sau 4 vòng đàm phán không tiến triển và phần nào bị rối loạn do tác động của dịch Covid-19.
Video đang HOT
Thủ tướng Anh Boris Johnson mong muốn đạt được một sự thỏa hiệp với Liên minh châu Âu ngay trong tháng 7 tới: “Tôi nghĩ rằng người dân Anh đã thực sự chán ngấy khi nghe nói tới Brexit và muốn nhanh chóng hoàn thành tiến trình này. Chúng tôi sẽ làm được điều đó. Chúng tôi sẽ giải quyết được những nhu cầu kinh tế của đất nước theo cách sáng tạo và xây dựng, mà vẫn đảm bảo hỗ trợ được ngành công nghiệp theo cách chúng ta chưa từng thấy trước đây”.
Tuy nhiên, đây là một mục tiêu khá tham vọng, nhất là trong bối c ảnh Liên minh châu Âu đang tập trung toàn lực cho kế hoạch phục hồi hậu Covid-19 và cho rằng tháng 10 tới mới là “thời điểm chín muồi”.
Chính thức rời Liên minh châu Âu hôm 31/1, song Anh vẫn tiếp tục phải tuân thủ các quy định của khối cho tới ngày 31/12. Nếu Anh và Liên minh châu Âu không thể đàm phán được một thỏa thuận từ nay đến thời điểm đó, thì mối quan hệ thương mại giữa hai đối tác này sẽ chịu sự điều chỉnh của Tổ chức Thương mại thế giới. Mức thuế cao cộng với những quy định nghiên ngặt về hải quan có thể làm suy yếu các nền kinh tế vốn chịu tác động mạnh của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, trong một dấu hiệu tích cực, cả Anh và Liên minh châu Âu trong tuần qua đều cho thấy sự lạc quan thận trọng. Dù tuyên bố chờ đợi “một tín hiệu” của Anh ngay trong tuần này, song nhà đàm phán hàng đầu Liên minh châu Âu Michel Barnier cũng cam kết về một cách tiếp cận mang tính xây dựng và sáng tạo nhằm dung hòa những khác biệt.
“Một lần nữa tôi tin rằng EU và Anh vẫn có thể đạt được thỏa thuận về mối quan hệ tương lai. Tôi hoan nghênh việc Anh đã đồng ý tăng cường đàm phán trong mùa hè bắt đầu từ tuần này để tạo cơ hội cho các cuộc đàm phán. Nhưng tôi cũng nhấn mạnh rằng, vấn đề của chúng tôi không liên quan đến thời gian hay phương pháp. Vương quốc Anh cần trở lại những cam kết trong tuyên bố chính trị”.
Trong khi đó, nhà đàm phán Anh David Frost khẳng định sẽ đến Anh với thiện chí nhằm giải tỏa các lo ngại của Liên minh châu Âu. Theo ông, đây phải là các cuộc đàm phán thực sự và một số trong những lập trường phi thực tế của Liên minh châu Âu phải thay đổi.
Một trong những khúc mắc lớn nhất hiện nay là yêu cầu của Liên minh châu Âu về đảm bảo cạnh tranh công bằng trong các lĩnh vực tài chính, xã hội hoặc môi trường để tránh sự xuất hiện của “một nền kinh tế nằm ngoài quy tắc ngay cửa ngõ Liên minh châu Âu”. Trong tuần đầu tiên này, các nhà đàm phán cũng sẽ thảo luận về vai trò của Tòa án Liên minh châu Âu, khả năng tiếp cận với vùng đánh bắt của Anh, cũng như hình thức thỏa thuận, tức là một thỏa thuận quy mô rộng lớn bao trùm mọi vấn đề như mong muốn của Liên minh châu Âu hay chỉ là một thỏa thuận thương mại đơn giản đối với từng lĩnh vực như yêu cầu của Anh./.
Thủ tướng Johnson: Anh sẵn sàng rời EU theo mô hình thương mại kiểu Australia
Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào ngày 31/1 vừa qua và giai đoạn chuyển giao dự kiến hết hiệu lực vào cuối năm nay.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay (27/6) tuyên bố nước này sẵn sàng rời Liên minh châu Âu theo mô hình thương mại kiểu Australia, nếu Anh và Liên minh châu Âu không đạt được một thỏa thuận về mối quan hệ tương lai.
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: The Conversation.
Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào ngày 31/1/2020 và giai đoạn chuyển giao dự kiến hết hiệu lực vào cuối năm nay. Theo tuyên bố của văn phòng Thủ tướng Anh, nước này sẽ đàm phán tích cực với Liên minh châu Âu để tiến tới một thỏa thuận. Tuy nhiên nếu không đạt được thỏa thuận, Anh sẵn sàng rời EU theo các điều khoản giống như Australia.
Chính phủ Anh trước đó cũng tuyên bố khả năng đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do kiểu Australia bao gồm hạn ngạch và thuế quan với EU, nếu không thể đạt được thỏa thuận toàn diện. Điều này đã khiến Ủy ban châu Âu "ngạc nhiên", bởi Australia là một đối tác lớn và có nhiều điểm tương đồng, nhưng Liên minh châu Âu không có thỏa thuận thương mại với Australia, mà hiện đang giao dịch theo các điều khoản của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Liên minh châu Âu cho rằng, Anh cần một thỏa thuận thương mại tham vọng hơn sau Brexit chứ không phải các điều khoản của Tổ chức Thương mại thế giới.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay cũng nhận định, Anh sẽ phải chấp nhận mối quan hệ kinh tế yếu hơn với khối do rời khỏi Liên minh châu Âu.
Anh chính thức khẳng định không xin gia hạn quá độ Brexit Anh sẽ không xin gia hạn thời kỳ quá độ Brexit kết thúc cuối năm 2020 và sẽ lập lại việc kiểm tra biên giới với EU từ đầu năm 2021. Chính phủ Anh ngày 12/6 chính thức xác nhận thông tin nước này sẽ không xin gia hạn thời kỳ quá độ Brexit kết thúc cuối năm 2020 và sẽ lập lại...