Anh tuyển gần 2.000 điệp viên đối phó IS sau vụ khủng bố Paris
Anh sẽ thuê thêm 1.900 điệp viên để đối phó với Nhà nước Hồi giáo (IS) sau một loạt các vụ tấn công đẫm máu của tổ chức này vào Paris.
Trụ sở MI6 tại London. Ảnh: Telegraph
Theo CNN, số lượng nhân viên tình báo của Anh sẽ tăng 15%, lên gần 15.000 người, con số lớn nhất kể từ sau vụ tấn công khủng bố vào London năm 2005.
“Sự trỗi dậy không ngừng về số lượng thành phần Hồi giáo âm mưu khủng bố Anh và tấn công Bỉ, Pháp, Tunisia và những nơi khác, khiến thủ tướng quyết định tăng cường nguồn lực điệp viên”, chính phủ Anh hôm qua thông báo.
Thủ tướng David Cameron cho biết, Anh sẽ tăng chi tiêu quân sự cho hoạt động chống khủng bố lên 3 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Thông báo này được đưa ra ba ngày sau vụ khủng bố đẫm máu ở Paris hôm 13/11, khiến ít nhất 129 người thiệt mạng và 352 người bị thương.
Các nhân viên an ninh mới sẽ làm việc trong ba cơ quan tình báo của Anh là MI5, MI6 và Tổng cục Thông tin Chính phủ (GCHQ). MI5 là cơ quan phụ trách an ninh nội địa, MI6 hoạt động ở nước ngoài, còn GCHQ là cơ quan tình báo ngoại giao.
Mỗi năm, ngân sách của Anh chi cho ba cơ quan trên khoảng 3 tỷ USD. Ngoài tăng cường ngân sách cho tình báo, Anh cũng đang có kế hoạch tăng gấp đôi ngân sách cho hoạt động kiểm tra an ninh ở sân bay nước ngoài.
Nước này sẽ chi thêm 13,5 triệu USD, thuê thêm chuyên gia an ninh hàng không để tăng cường nguồn lực vào nhiệm vụ kiểm tra an ninh tại các sân bay trên thế giới, nâng cao năng lực ứng phó tình huống khẩn cấp như vụ rơi máy bay Nga ở Ai Cập hai tuần trước, khiến 224 người thiệt mạng.
Bản kế hoạch chi tiết sẽ được chính phủ công bố trong sách trắng quốc phòng tuần tới.
Video đang HOT
Hồng Hạnh
Theo VNE
Tình báo Anh giải mật tài liệu: Tình dục, điệp viên và bom nhiệt hạch
Cơ quan tình báo Anh (MI5) công bố hàng loạt hồ sơ về việc Anh lo sợ bom nhiệt hạch của Mỹ, những câu chuyện điệp viên Anh phản quốc chạy sang Liên Xô, và đời sống tình dục trụy lạc của chính trị gia đồng tính Anh.
Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch vào năm 1952 - Ảnh: Reuters
Hàng trăm tài liệu mật của MI5 lần đầu tiên trong vòng 50 năm qua đã được công bố, theo đài Russia Today (Nga) ngày 23.10.
Những tài liệu này hé lộ bầu không khí sợ hãi do thông tin Mỹ phát triển bom nhiệt hạch (bom khinh khí), những chiến dịch tình báo thất bại thời Chiến tranh lạnh, hay đời sống riêng tư trụy lạc của các điệp viên Anh.
Bom nhiệt hạch
Khi các nhà khoa học Mỹ thử nghiệm quả bom nhiệt hạch đầu tiên vào năm 1952, có sức công phá mạnh gấp 1.000 lần bom nguyên tử, các quan chức an ninh Anh tưởng tượng viễn cảnh London rơi vào chiến tranh lạnh, hứng bom nhiệt hạch của Liên Xô.
"Thay vì thả 32 quả bom nguyên tử xuống thủ đô London, họ có thể chỉ cần dùng 3-5 quả bom nhiệt hạch", nhà khoa học vũ khí hạt nhân Anh William Penney viết trong lá thư gửi cho chủ tịch Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Anh.
Một bức phác họa mặt sau lá thư của nhà khoa học Penney cho thấy bom nhiệt hạch có thể tàn phá hoàn toàn London.
Theo các tài liệu giải mật, chính quyền Anh đã lên kế hoạch "sống còn" cho đất nước trong trường hợp Liên Xô tấn công bằng đầu đạn hạt nhân thông thường. Các tài liệu nhấn mạnh, những cuộc tấn công bằng bom nhiệt hạch sẽ nghiêm trọng và tàn khốc hơn.
Điệp viên phản bội
Tập tài liệu vừa được công bố còn phơi bày sự phản bội của hai điệp viên Anh Donald Maclean và Guy Burgess. Hai người này bị gọi là "kẻ phản quốc" sau khi họ đào tẩu sang Liên Xô vào năm 1951.
Vụ việc này trở thành tâm điểm của báo chí Anh lúc bấy giờ. Các tờ báo còn treo tiền thưởng cho bất kỳ ai cung cấp thông tin về hai "kẻ phản quốc" này.
Điệp viên Anh Guy Burgess bỏ chạy sang Nga - Ảnh: AFP
Tài liệu cho thấy sự hoảng loạn ở Anh sau khi hai điệp viên này mất tích và các nhà ngoại giao, điệp viên Anh chật vật truy lùng Burgess và Maclean.
Chiến dịch do thám tàu chiến Nga thất bại
Các tài liệu cũng hé lộ một chiến dịch do thám thất bại của Anh thời chiến tranh lạnh.
Vào năm 1956, người nhái Anh Lionel "Buster" Crabb mất tích trong lúc thực hiện sứ mạng do thám tàu chiến Nga ghé vào cảng Portsmouth (Anh). Tàu chiến này chở hai lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev và Nikolai Bulganin đến thăm Anh.
Một năm sau đó, thi thể không đầu, không tay của ông Crabb trôi dạt vào bờ biển thành phố Chichester (Anh). Theo các tài liệu, các quan chức Anh tin rằng người Nga đã phát hiện ông Crabb, bắt lên tàu rồi giết hại ông ta.
Chiến dịch do thám thất bại này là do "sự hiểu lầm" trong chỉ đạo giữa MI5 và một cố vấn Bộ Ngoại giao Anh lúc bấy giờ. MI5 cho rằng họ được cố vấn thông qua sứ mạng do thám này. Nhưng sau đó, ông cố vấn bảo rằng ông chưa hề nhận được thư đề nghị thực hiện sứ mạng do thám từ MI5.
Tiệc sex, săn trai trẻ
Vụ bê bối tình ái giữa ông Robert Boothby, nghị sĩ Đảng Bảo thủ, và Ronnie Kray, người đứng đầu đường dây tội phạm khét tiếng ở London cũng được phơi bày trong tập tài liệu.
Ông Boothby và Kray đã tham gia nhiều bữa tiệc sex đồng tính và cả hai được mô tả như "những kẻ săn trai trẻ".
Báo chí Anh phanh phui mối quan hệ tình ái này vào năm 1964 và MI5 chịu trách nhiệm điều tra mối hai quan hệ của ông nghị này.
Bộ trưởng Nội vụ Anh lúc bấy giờ là ông Henry Brooke đã triệu tập và hỏi giám đốc MI5 Roger Hollis có biết thông tin về mối quan hệ tình ái giữa ông Boothby và Kray, và nhận được câu trả lời: ông Boothby là "người lưỡng tính".
Tiến sĩ Richard Dunley, chuyên gia nghiên cứu lịch sử Anh, nhận định đây là một trong số những vụ bê bối lớn nhất lịch sử chính trường Anh.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Vì sao trận bóng ở sân vận động Pháp vẫn tiếp tục khi vụ khủng bố diễn ra Tổng thống Pháp quyết định không để khán giả ra khỏi sân vận động và cho tiếp tục trận bóng vì ông cho rằng bên trong an toàn hơn bên ngoài và có thể tránh được bẫy kích động của khủng bố. Tổng thống Pháp Franois Hollande trong phòng kiểm soát an ninh tại sân vận động Stade de France hôm 13/11. Ảnh:...