Ảnh: Tuyến đường ‘đắt nhất hành tinh’ khiến hàng nghìn hộ dân sắp phải chuyển nhà
Tuyến đường vành đai 1 Hoàng Cầu – Voi Phục chạy qua 2 quận Ba Đình, Đống Đa (Hà Nội) được thi công sẽ khiến hàng nghìn hộ dân phải di dời.
Video: Tuyến đường ‘đắt nhất hành tinh’, hàng nghìn người rục rịch chuyển nhà
UBND TP Hà Nội mới đây phê duyệt dự án tuyến đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục giai đoạn 1, với mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng. Trong đó chi phí xây dựng gần 628 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng hơn 5.800 tỷ, được bố trí từ nguồn ngân sách TP. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018-2020.
Để làm được tuyến đường này, sẽ có khoảng 2.328 hộ dân phải di dời, trong đó quận ống a 808 hộ, Ba ình 1.520 hộ; nhu cầu tái định cư khoảng 2.239 căn hộ.
Theo tính toán, trung bình mỗi mét dài tuyến đường Hoàng Cầu – Voi Phục có tổng chi phí là hơn 3,1 tỷ đồng. Như vậy tuyến đường này sẽ cao gấp gần 3 lần đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa (hơn 1,1 tỷ đồng/m) và gấp hơn 2 lần tuyến Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu (1,4 tỷ/m).
Bản đồ chi tiết 2,2 km Hoàng Cầu – Voi Phục chuẩn bị được thi công mở rộng. (Ảnh: Google Maps)
Tuyến đường này có chiều dài 2.274m, chạy qua các quận Đống Đa, Ba Đình. Mặt cắt ngang B=50m, bao gồm bề rộng mặt đường 31m, hè 16m, dải phân cách 3m.
Điểm đầu giao với đường Cát Linh – Đê La Thành – Yên Lãng (Hoàng Cầu), điểm cuối tại nút giao Voi Phục; 2 cầu vượt sẽ được xây dựng tại nút Giảng Võ và Nguyễn Chí Thanh.
Chiều dài tuyến đường là 2.274m, diện tích khoảng 153.341m2.
Điểm từ Voi Phục – Nguyễn Chí Thanh kéo dài khoảng gần 1km, đây là nút giao thông lớn của thủ đô với tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội chạy qua cũng đang được thi công.
Tuyến đường chạy qua nhiều cơ quan lớn như bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Nhi Trung ương, Đài truyền hình Việt Nam…
Theo tính toán, trung bình mỗi một mét dài tuyến đường Hoàng Cầu – Voi Phục có tổng chi phí đầu tư lên đến hơn 3,1 tỷ đồng. Trong ảnh là nút giao Nguyễn Chí Thanh – Đê La Thành.
Đoạn đường có 2 cầu vượt tại các nút Giảng Võ – Láng Hạ và nút Nguyễn Chí Thanh. Trong ảnh là nút giao Nguyễn Chí Thanh – Đê La Thành – Nguyên Hồng.
Dự án đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục được đầu tư xây dựng các hạng mục chiếu sáng, cây xanh, thoát nước… khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan.
Đường được kỳ vọng sẽ giảm tải cho đường Đê La Thành quá nhỏ, thường xuyên ùn tắc.
Hàng cây xà cừ cổ thụ chạy dọc tuyến đường.
Dự án cũng sẽ mở các ngõ ngang theo quy hoạch năm 1999 tại ngõ 879 Đê La Thành (dốc bệnh viện Nhi Trung ương) và đường vào bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Tổng số các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng khoảng 2.328 hộ, trong đó quận ống a 808 hộ, Ba ình 1.520 hộ.
Các hộ dân nằm trong diện giải tỏa giải phóng mặt bằng được bố trí tái định cư tại KĐT Nam Trung Yên, khu tái định cư Trung Hòa – Nhân Chính, dự án nhà ở cho cán bộ Bộ Công an…
Điểm kết thúc của dự án giao với đường Cát Linh – Đê La Thành – Yên Lãng tại Hoàng Cầu, đây cũng sẽ là điểm nối với Xã Đàn – Ô Chợ Dừa.
Chi phí làm tuyến đường Hoàng Cầu – Voi Phục cao gấp 3 lần làm đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa (hơn 1,1 tỷ đồng/m) và gấp hơn 2 lần đường Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu (1,4 tỷ đồng/m).
Giám đốc Sở GTVT: Bãi xe đường "đắt nhất hành tinh" không vì lợi ích cá nhân!
Ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - khẳng định việc thu hồi đất làm bãi đỗ xe, trồng cây xanh (thuộc dự án xây dựng đường Vành đai 1) không vì lợi ích cá nhân mà chỉ góp phần đồng bộ quy hoạch hạ tầng.
Ngày 9/1, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Sở GTVT Hà Nội và UBND quận Đống Đa cùng làm rõ những vấn đề liên quan đến việc người dân phản đối thu hồi đất làm bãi đỗ xe, trồng cây xanh thuộc Dự án xây dựng đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Ông Nguyễn Sỹ Bảo - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội - cho hay, việc mở rộng đường này được quy hoạch từ năm 2000. Theo đó, phần diện tích đất mà 139 hộ đang sử dụng thuộc phần đất xen kẹt được quy hoạch là đất cây xanh.
Cũng theo ông Bảo, khi công bố mốc chỉ giới đường đỏ vào tháng 5/2017 có sự tham gia của các sở, ban, ngành, chi bộ, tổ dân phố, đại diện người dân trong khu vực và nhận được sự đồng thuận. Trên cơ sở đó mới cắm mốc giới cả tuyến đường, người dân đồng thuận. Việc phản đối của người dân là sau này mới có.
Ông Nguyễn Sỹ Bảo làm rõ những vấn đề liên quan đến Dự án xây dựng đường Vành đai 1
"Hiện có 139 hộ dân đang không đồng thuận. Nhiệm vụ của chúng tôi trong thời gian tới là cùng với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng phối hợp với các quận Đống Đa, Ba Đình đối thoại với người dân để tạo sự đồng thuận", ông Bảo nói.
Theo ông Nguyễn Hoàng Giáp, Phó Chủ tịch quận Đống Đa, tại thời điểm năm 2000, khi xây dựng quy hoạch, pháp luật không quy định phải công khai lấy ý kiến cộng đồng. Tuy nhiên, sau khi được phê duyệt, quận đã công khai để người dân biết.
"Tại quy hoạch thì phần đất xen giữa đường Vành đai 1 và đường Đê La Thành là đất cây xanh và bãi đỗ xe", ông Giáp nói và cho rằng, nếu thực hiện đồng bộ như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Cùng vấn đề trên, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT cho hay, trong quá trình triển khai xây dựng các dự án tiến hành thu hồi đất, GPMB sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận người dân. Thành ủy, UBND TP đang có chính sách tạo điều kiện tốt nhất cho người dân trong diện GPMB.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cam kết trong quá trình triển khai dự án sẽ thực hiện đúng chính sách, chế độ của nhà nước. "Chúng tôi sẽ đảm bảo mục tiêu chung mà không có lợi ích cá nhân hay lợi ích gì ở đây, góp phần xây dựng đồng bộ quy hoạch Hà Nội", ông Vũ Văn Viện nói.
Ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục nhằm hoàn thiện đồng bộ tuyến đường vành đai 1 từ đê Nguyễn Khoái đến Cầu Giấy theo quy hoạch, kết nối giữa các tuyến đường đã và đang được đầu tư xây dựng, tăng diện tích đường giao thông, góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông trên mạng lưới và trong khu vực đô thị trung tâm của TP Hà Nội.
Hà Nội dự kiến trong năm 2018 sẽ khởi công tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục, hoàn thành trong năm 2020. Tuyến đường, có chiều dài 2.274 m, mặt cắt ngang rộng 50 m.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 7.779 tỷ đồng, trong đó tiền xây lắp chỉ 785 tỷ đồng, tiền giải phóng mặt bằng hơn 6.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng mức đầu tư mỗi mét chiều dài tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục lên đến hơn 3,4 tỷ đồng.
Tổng số hộ dân thuộc diện GPMB khoảng 2.328 hộ, trong đó, quận Đống Đa có 808 hộ; quận Ba Đình có 1.520 hộ. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018 - 2020.
Quang Phong
Theo Dantri
Cuộc gặp gỡ xúc động của 2 đứa trẻ sau vụ cháy lớn ở Đê La Thành: "Anh đây, em đừng khóc" "Anh đây, không khóc. Em đừng khóc. Cố gắng mạnh mẽ nhé, để về với anh...". Em bé 3 tháng tuổi khóc ré lên khi nhìn thấy anh trai. Bàn tay Minh bé xíu, cố vươn ra nắm chặt đôi tay Công, ông nội, như chẳng muốn rời xa. - "Lần cuối cùng gặp bố mẹ, nếu được nói một điều, Công sẽ...