Anh trừng phạt các tổ chức truyền thông của Nga
Ngày 31/3, Anh đã công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào 14 thực thể và cá nhân Nga, bao gồm cả các tổ chức truyền thông nhà nước đứng đằng sau kênh truyền hình RT và hãng tin Sputnik cùng một số nhân vật cấp cao của các công ty này.
Biểu tượng kênh truyền thông nhà nước của Nga RT. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, trong số những người bị đưa vào danh sách trừng phạt có Giám đốc điều hành RT Alexey Nikolov, người dẫn tin tức nổi bật Sergey Brilev của Đài Phát thanh và truyền hình nhà nước Rossiya và Tổng biên tập Sputnik Anton Anisimov.
Chính phủ Anh cũng trực tiếp trừng phạt các tổ chức truyền thông nhà nước, bao gồm TV-Novosti sở hữu RT và Rossiya Segodnya – công ty sở hữu hãng tin Sputnik.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) thông báo cấm các kênh truyền thông nhà nước của Nga là RT và Sputnik phát sóng ở khối này.
Video đang HOT
Hồi tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật trừng phạt các hành vi phát tán “tin giả” về hoạt động của quân đội Nga và bất kỳ cơ quan nhà nước nào ở nước ngoài. Điện Kremlin nhiều lần cáo buộc truyền thông phương Tây đang tung ra chiến dịch thông tin sai lệch về Nga ở mức độ “chưa từng có” sau khi nước này mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
* Trong diễn biến khác, cùng ngày, hãng sản xuất ô tô Mỹ – châu Âu Stellantis thông báo sẽ sớm tạm dừng sản xuất xe tải thương mại tại nhà máy duy nhất ở Nga do thiếu phụ tùng.
Phát biểu trong chuyến thăm tới nhà máy Mirafiori ở Turi, miền Bắc Italy, Giám đốc điều Stellantis Carlos Tavares cho biết nhà máy của hãng tại Kaluga ở Nga sẽ phải dừng hoạt động do thiếu hụt phụ tùng.
Trước đó, Stellantis cho biết sẽ dừng tất cả hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu đến và đi từ Nga, trong khi hoạt động sản xuất tại nhà máy Kaluga, với 2.700 công nhân, đã chậm lại. Tập đoàn này đã kỳ vọng nhà máy ở Kaluga này sẽ sản xuất các xe tải Citroen, Peugeot và Opel cho thị trường châu Âu.
Tuy nhiên, việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine đã buộc hãng phải chuyển hoạt động sản xuất sang Hordain ở Pháp và Luton ở Anh. Hiện hầu hết các hãng sản xuất ô tô đã tạm dừng hoạt động sản xuất tại Nga.
Nga cấm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu
Phóng viên TTXVN tại Moskva cho biết ngày 8/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về một loạt các biện pháp về cấm xuất - nhập khẩu nhiều loại hàng hóa và nguyên liệu thô nhằm đảm bảo an ninh nội địa.
Sắc lệnh có hiệu lực ngay khi ban hành cho đến ngày 31/12/2022.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, các cơ quan chức năng Nga sẽ có hai ngày hoàn thiện và công bố danh mục hàng hóa và nguyên liệu thô thuộc diện cấm xuất - nhập khẩu căn cứ theo sắc lệnh trên.
Việc Tổng thống Putin ban hành sắc lệnh trên nhằm đáp trả việc Mỹ và nhiều nước áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và mới đây nhất, ngày 8/3, Washington thông báo cấm nhập khẩu dầu từ Moskva, trong khi London tuyên bố đến cuối năm nay sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của nước này.
Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Nga Dmitry Birichevsky nêu rõ các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga có thể gây ra thiệt hại to lớn cho công dân của chính các nước thành viên. Ông cho rằng các biện pháp của EU dẫn đến hậu quả là phá vỡ chuỗi thương mại và sản xuất hiện có cũng như gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng tại EU. Theo quan chức Nga, các biện pháp hạn chế còn đặc biệt phản tác dụng trong điều kiện kinh tế toàn cầu bất ổn sau hơn hai năm đại dịch COVID-19 hoành hành.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2, nước này đã hứng chịu các biện pháp trừng phạt trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, năng lượng, thể thao.... từ nhiều nước, các tổ chức quốc tế, nhiều tập đoàn và nhãn hàng.
Trong lĩnh vực thể thao, ngày 8/3, bộ trưởng 37 nước đã ký một tuyên bố chung kêu gọi các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga và Belarus. Tuyên bố được đưa ra sau một hội nghị trực tuyến do Bộ trưởng Văn hóa Nadine Dorries và Bộ trưởng Thể thao Anh Nigel Huddleston triệu tập hôm 3/3. Đại diện các nước Pháp, Đức, Nhật Bản, Australia, Canada và Mỹ đều đã ký vào tuyên bố chung này, yêu cầu loại Nga và Belarus khỏi danh sách các nước được quyền đăng ký, đăng cai hay được trao các giải thưởng liên quan đến sự kiện thể thao quốc tế.
Trước đó, Tòa án Trọng tài thể thao cho biết Liên đoàn Bóng đá Nga đã đệ đơn kháng cáo chống lại quyết định cấm các đội tuyển và câu lạc bộ quốc gia Nga tham gia thi đấu trong các sự kiện của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA).
EU cấm truyền thông Nga phát sóng Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm các kênh truyền thông nhà nước của Nga là RT và Sputnik phát sóng ở khối này, đồng thời cấm "một số" ngân hàng Nga tham gia hệ thống tin nhắn ngân hàng SWIFT. Biểu tượng của kênh truyền hình RT. Ảnh: Reuters Thông báo của Chủ tịch EU, dự kiến có hiệu lực từ ngày...