Anh triển khai quân đội xử lý khủng hoảng xăng dầu
Quân đội Anh được lệnh sẵn sàng điều động binh sĩ làm nhiệm vụ chở xe bồn cung ứng cho các trạm xăng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng – những người đang hoảng loạn vì diễn biến bất ổn liên quan đến nhiên liệu ở Anh.
Biển báo hết hàng tại một trạm xăng ở Anh. Ảnh: Reuters
Tờ Guadian ngày 27/9 cho biết chính phủ Anh dự kiến sẽ lệnh cho quân đội điều động hàng trăm binh sĩ làm nhiệm vụ cung ứng xăng dầu. Số này sẽ đảm nhận phần công việc lái xe bồn, chuyển hàng tới các trạm xăng. Cùng lúc, Hiệp hội bán lẻ xăng dầu (PRA) – đầu mối kiểm soát phần lớn mạng lưới bán xăng ở Anh, ước tính có đến 50-90% các trạm xăng không còn hàng.
Ngày 26/9, giới chức cấp cao Anh, trong đó có Bộ trưởng Kinh doanh Kwasi Kwarteng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Grant Shapps và Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel, đã có cuộc họp khẩn, thảo luận, tìm kiếm giải pháp cho khủng hoảng hiện nay. Một đề xuất được nhắc đến chính là việc triển khai Chiến dịch Escalin (Operation Escalin).
Chiến dịch Escalin được hình thành từ nhiều năm trước gắn với kịch bản Anh không đạt được thỏa thuận Brexit, nhằm bảo đảm nguồn cung, lưu thông xăng dầu trước nguy cơ xuất hiện khủng hoảng. Chiến dịch do Bộ Quốc phòng Anh đảm trách và chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nhóm binh sĩ đặc trách cũng đã được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ này.
Theo kế hoạch, chính phủ Anh sẽ điều động hàng trăm binh sĩ lái khoảng 80 xe bồn chở nhiên liệu đến các trạm xăng trên cả nước. Có thể sẽ mất khoảng 3 tuần để triển khai toàn diện sáng kiến này, bởi nhiều binh sĩ có thể đã được điều động đảm nhận công việc ở những khu vực khác. Kế hoạch Escalin cùng với một số đề xuất khác sẽ được đệ tình lên Thủ tướng Boris Johson, tại cuộc họp chính phủ bàn giải pháp tháo gỡ bế tắc hiện nay trên thị trường nhiên liệu.
Bộ trưởng Kwasi Kwarteng tối ngày 26/9 cho biết ông đang tạm ngừng áp dụng luật cạnh tranh để cho phép các công ty chia sẻ thông tin và tối đa hóa nguồn cung nhằm giảm thiểu tình trạng gián đoạn này. Ông thừa nhận “chuỗi cung ứng có vấn đề”, nhưng khẳng định nguồn nhiên liệu tại các cơ sở lọc dầu, kho dữ trữ xăng dầu không hề thiếu.
Video đang HOT
Giới chức chính quyền thể hiện rõ sự bất bình với những gì đang diễn ra hiện nay. Họ cho rằng tác động thực sự của thiếu hụt nhiên liệu nhẽ ra sẽ rất nhỏ nếu như người tiêu dùng hành động bình thường. Việc thiếu hụt lái xe tải, trong đó có xe chở bồn, chỉ là tạm thời, do tác động của đại dịch COVID-19. Nhưng chính cách đưa tin của truyền thông Anh đã tạo ra tâm lý hoảng sợ, đẩy người dân ùn ùn xếp hàng mua nhiên liệu tại các trạm xăng trên cả nước.
PRA – đơn vị đại diện cho khoảng 5.500 cửa hàng xăng dầu ở Anh, cho biết 50-90% thành viên của hiệp hội đã thông báo việc hết nhiên liệu để bán và số còn lại có thể cũng sớm đóng cửa. Hôm 25/9, có cửa hàng có nhu cầu mua xăng tăng đến 500% so với cách đó một tuần. Cảnh những hàng xe rồng rắn tại các cây xăng tái diễn ngày thứ 3 liên tiếp và nhiều người phải chờ hàng giờ mới đổ được xăng.
Tập đoàn dầu khí BP cho biết gần 1/3 trong số 1.200 trạm xăng của tập đoàn này tại Anh đã hết hai loại nhiên liệu chính trong ngày 26/9, trong bối cảnh hoạt động mua nhiên liệu ồ ạt do tâm lý lo lắng đã buộc Chính phủ Anh đình chỉ luật cạnh tranh và cho phép các công ty hợp tác với nhau để xoa dịu tình trạng thiếu hụt trầm trọng này.
Một nguồn tin trong chính phủ Anh cho biết tình trạng thiếu hụt xăng dầu kéo dài khoảng năm ngày nữa, thậm chí là hơn thế nhiều nếu người tiêu dùng không thay đổi hành vi, vẫn đổ xô đến các chạm xăng để mua với tâm lý tích trữ, lo sợ khủng hoảng. Bộ trưởng Grant Shapps hôm 26/9 đã lên truyền hình, kêu gọi người dân bình tĩnh. Ông khẳng định Anh không hề thiếu nhiên liệu, mà tình trạng thiếu hụt hiện tại chỉ là do hoạt động ồ ạt mua vào do tâm lý lo lắng.
Bất ổn trên thị trường năng lượng cũng đã gây ra một số hiệu ứng lan tỏa mà chính quyền cho rằng cần phải xử lý dứt điểm. Đó là tình cảnh giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế không đổ được xăng để tới trường học, bệnh viện.
Trung Quốc gửi vaccine cho cả hai phe Myanmar
Trung Quốc gửi vaccine Covid-19 cho chính quyền quân sự Myanmar, nhưng đồng thời cũng cung cấp cho các nhóm nổi dậy chống đối quân đội.
Trung Quốc đã chuyển gần 13 triệu liều vaccine cho chính quyền của các tướng lĩnh lật đổ cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi hồi tháng 2. Cuộc đảo chính khiến cả Myanmar và hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này rơi vào hỗn loạn.
Chính quyền quân sự dường như bất lực trong ngăn chặn virus lây lan. Trung Quốc cũng được cho là đã âm thầm chuyển hàng nghìn liều vaccine, nhân viên y tế và vật liệu xây dựng cho các trung tâm cách ly, nhiều nhóm nổi dậy cho biết.
Naw Bu, phát ngôn viên Quân đội Độc lập Kachin (KIA), cho biết nhân viên Chữ thập Đỏ Trung Quốc "đôi khi đến giúp chúng tôi ngăn chặn đại dịch Covid". "Nhưng họ không ở lại đây", Naw Bu nói. "Họ chỉ đến một lúc rồi quay về".
Nhân viên y tế chuẩn bị liều tiêm vaccine Covid-19 tại một điểm tiêm chủng ở Yangon, Myanmar đầu năm nay. Ảnh: AFP .
KIA, với hàng nghìn thành viên, đang kiểm soát lãnh thổ trên những ngọn đồi giàu ngọc bích phía bắc Myanmar. Đây là một trong hơn 20 nhóm phiến quân dân tộc thiểu số Myanmar đang kiểm soát các vùng lãnh thổ biên giới xa xôi, đã chiến đấu với nhau và với quân đội về buôn bán ma túy, tài nguyên thiên nhiên và quyền tự trị.
Naw Bu cho biết khi sóng lây nhiễm thứ ba tràn qua vùng đất thấp Myanmar vào tháng 7, KIA đã tiêm chủng cho 10.000 người trong khu vực họ kiểm soát bằng vaccine Trung Quốc. Nhân viên y tế Trung Quốc cũng đi qua biên giới, sang Myanmar để giao khẩu trang, dung dịch rửa tay.
Phát ngôn viên nhóm phiến quân thuộc đảng Tiến bộ Bang Shan cho biết nhóm cũng đã tiêm vaccine cho 1.000 người ở các khu vực do lực lượng này kiểm soát và đặt thêm nửa triệu liều.
"Người láng giềng tốt" Trung Quốc cũng cam kết cung cấp vaccine cho Quân đội Giải phóng Quốc gia Taang đóng trên lãnh thổ gần đó, phát ngôn viên Tar Phone Kyaw nói.
Trong khi đó, tại thị trấn biên giới Muse, những người đàn ông làm việc tại một trung tâm kiểm dịch mới có sức chứa lên tới 1.000 giường. Trung tâm do các thương nhân muốn khôi phục kinh doanh với Trung Quốc xây dựng. Công nhân là người Myanmar, nhưng vật liệu xây dựng đều do chính quyền tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cung cấp.
Những viện trợ trên không được đề cập trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc ở những nơi khác thuộc châu Á và trên khắp châu Phi.
"Trung Quốc sẽ luôn cung cấp sự trợ giúp và hỗ trợ cần thiết cho người dân Myanmar theo nhu cầu của họ trong cuộc chiến chống dịch bệnh", một phát ngôn viên đối ngoại Trung Quốc cho biết khi được hỏi liệu Bắc Kinh có đang giúp đỡ các nhóm nổi dậy chống Covid-19.
Enze Han, phó giáo sư về hành chính công thuộc Đại học Hong Kong, cho biết việc các cơ quan chức năng qua biên giới giúp đỡ là điều "dễ hiểu". "Nếu Trung Quốc muốn bảo vệ đất nước khỏi Covid-19, họ cần tạo ra một vùng đệm", ông nói.
David Mathieson, một nhà phân tích từng làm việc tại Myanmar, giải thích rằng nếu các cuộc đụng độ lớn giữa phiến quân và quân đội nổ ra, như năm 2017 khiến hàng nghìn người chạy sang Trung Quốc, đó sẽ là "tình huống xấu nhất" đối với Bắc Kinh.
Quân đội Sudan bắt giữ nhiều đối tượng liên quan âm mưu đảo chính Ngày 21/9, quân đội Sudan thông báo đã đập tan một âm mưu đảo chính và hiện lực lượng an ninh đã hoàn toàn kiểm soát tình hình. Binh sĩ được triển khai tại Nam Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Tuyên bố trên kênh truyền hình quốc gia, người phát ngôn quân đội Sudan Mohamed Al Faki Suleiman cho biết giới chức cũng...