Ảnh: Trai làng lội ao thi bắt vịt, giành thưởng 4 triệu đồng
Ngày 12.1 Âm lịch hàng năm, hội làng Lại Yên (xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) lại tưng bừng diễn ra với nhiều trò chơi dân gian thú vị, trong đó phần thi bắt vịt dưới ao thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân cùng du khách.
Trò chơi bắt vịt được tổ chức vào 2 giờ chiều nay 16.2 (tức 12.1 Âm lịch) tại ao làng trước sân đình làng Lại Yên. Trước đó, hàng ngàn người đã chọn chỗ đứng trên bờ để theo dõi những “vận động viên làng” lao mình xuống ao, cùng tranh tài bắt vịt. Người nào bắt được vịt thì nhận giải thưởng từ 200.000 đến 4 triệu đồng.
Lễ hội thu hút đông đảo người đến xem vì tính giải trí của các trò chơi.
Tổng số có 18 con vịt do nhân dân trong vùng tự nguyện đóng góp, được lựa chọn và đưa vào trò chơi với sự tham gia của 4 đội đến từ 4 làng.
Mỗi đội chơi có 3 người đến từ các thôn khác nhau của xã cùng tranh tài. Số lượng đội không giới hạn tùy vào lượng đăng ký tham gia.
Ban tổ chức thả một con vịt xuống hồ rồi ba người chơi cùng bơi xuống bắt vịt. Họ phải thật sự khéo léo để có thể lùa và bắt được vịt trong hồ có diện tích lớn.
Video đang HOT
Ngay cả khi bị ép vào góc hồ, những chú vịt vẫn có thể thoát khỏi tay các vận động viên với khả năng bơi lội của mình.
Mỗi khi các thanh niên tiếp cận, chú vịt lại vẫy cánh lướt trên mặt nước để thoát thân.
Nhiều đội phải bơi ngửa để giữ sức khi gặp phải chú vịt “lắm chiêu”.
“Chơi cái này vui mà cũng mệt lắm anh ạ, vịt nó nhanh quá, bọn em phải phối hợp tát nước vào vịt rồi dồn vào góc hồ mới có thể bắt được”. Em Nguyễn Văn Tú (người đứng giữa) chia sẻ.
Pha ăn mừng ngay dưới nước sau khi bắt được vịt.
Một con vịt bị tóm gọn bởi “vận động viên làng”.
Chú vịt trị giá 4 triệu đã nằm gọn trong tay của em Phạm Tuấn.
Em Nguyễn Văn Mạnh bị chuột rút sau màn vật lộn ở dưới hồ.
Hội trai làng chụp ảnh bên chiến lợi phẩm của mình.
Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân xã Lại Yên. Đối với họ, hội thi bắt vịt có ý nghĩa cầu cho mùa màng tươi tốt, cũng như là sự nối tiếp các giá trị truyền thống của thế hệ ông cha.
Theo danviet.vn
"Tết sum vầy" của giáo viên vùng quê Kiên Giang
Ngày 25.1, tại Trường Tiểu học Tân Thuận 2, huyện Vĩnh Thuận, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Kiên Giang phối hợp lãnh đạo Sở GDĐT tổ chức Chương trình "Tết sum vầy" 2019 cho giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận.
Trao quà Tết cho giáo viên trong chương trình Tết Sum vầy 2019.
Về dự tết này có đồng chí Nguyễn Thị Minh Giang - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GDĐT, đồng chí Lâm Thị Mạnh - Ủy viên BTV LĐLĐ tỉnh Kiên Giang - Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục cùng lãnh đạo các đơn vị huyện Vĩnh Thuận.
Trong Chương trình "Tết sum vầy" 2019, các giáo viên được chơi các trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ, thể thao, thi gói bánh tét... Công đoàn ngành cũng đã trao 22 suất quà cho giáo viên, 41 suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, với tổng trị giá 50 triệu đồng, từ nguồn xã hội hóa giáo dục và chương trình "Tiếp sức người Thầy" của ngành giáo dục.
Giáo viên thi gói bánh tét tại chương trình Tết sum vầy.
Được biết, trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, ngành giáo dục Kiên Giang đã tổ chức thăm, hỗ trợ tặng quà cho 281 giáo viên và 50 học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 640 triệu đồng.
Dịp này, Công đoàn ngành giáo dục phối hợp Đài PTTH Kiên Giang trao 1 suất học bổng 10 triệu đồng cho em Võ Thị Trà My, học sinh lớp 4/4 Trường Tiểu học Tân Thuận 2 (Vĩnh Thuận); hỗ trợ 12 triệu đồng cho thầy Lê Hoàng Giang, giáo viên Trường Tiểu học Tân Thuận 3, trong đó 10 triệu đồng từ nguồn Chương trình "Tiếp sức người Thầy", phần còn lại do nhà hảo tâm hỗ trợ.
LÂM MẠNH
Theo laodong
Đưa trò chơi dân gian vào trường học: Thấm dần văn hóa dân tộc Nội dung đưa "trò chơi dân gian" vào trường học tuy không mới nhưng lại bị bỏ quên khá lâu. Theo ý kiến của nhiều CBQL ngành GD, từ trước đến giờ, học sinh vẫn được vui chơi ở trường học nhưng là "chơi tự do". Học sinh liên trường khối THPT tham gia chơi các trò chơi dân gian trong Ngày hội...