Anh trai Floyd nói Trump không cho cơ hội nói chuyện
Philonise Floyd, anh trai người da màu bị cảnh sát ghì chết, cho biết cuộc điện thoại giữa Trump và anh chóng vánh tới mức anh không kịp nói chuyện.
“Ông ấy thậm chí không cho tôi cơ hội để nói. Điều đó thật khó khăn. Tôi đã cố nói chuyện, nhưng ông ấy cứ như muốn né tránh tôi kiểu ‘tôi không muốn nghe những gì anh đang nói’”, Philonise Floyd, anh trai của George Floyd, nói trong cuộc phỏng vấn với MSNBC tối 30/5.
Gọi cái chết của em trai mình là “vụ giết người giữa ban ngày trong thời hiện đại”, Philonise cho biết anh muốn Derek Chauvin, sĩ quan ghì chân lên cổ George, phải bị buộc tội giết người cấp độ một chứ không phải cấp độ ba.
Philonise cũng nói thêm anh mong ba sĩ quan còn lại liên quan tới vụ việc cũng phải bị bắt và buộc tội giết người cấp độ một cũng như lĩnh án tử hình, dù Minnesota nằm trong số 25 bang bãi bỏ án tử hình.
Philonise Floyd, anh trai của George Floyd, trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 28/5. Ảnh: CNN.
Philonise cho biết anh đã gọi cho cả cựu phó tổng thống, ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, đề nghị ông hãy đòi lại công bằng giúp George.
“Tôi đã hỏi cả Biden. Tôi chưa từng phải cầu xin bất cứ người đàn ông nào, nhưng tôi đã hỏi ông ấy liệu có thể làm ơn đòi lại công bằng cho em trai tôi”, Philonise Floyd nói thêm.
Các cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd đã lan rộng khắp các thành phố Mỹ và ngày càng diễn biến phức tạp, trở nên bạo lực. Chính quyền các bang, thành phố đã yêu cầu Vệ binh Quốc gia chi viện cũng như áp giới nghiêm để ngăn người biểu tình xuống đường.
Một người biểu tình nhảy lên chiếc xe hơi bị đốt cháy ở Los Angeles hôm 30/5. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Người biểu tình được cho là không hài lòng với bản án của Chauvin, người bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát. Họ tiếp tục đòi công lý cho người da màu và khơi lại những cái chết thương tâm trong cộng đồng này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên án hành vi của người biểu tình quá khích là “những kẻ cướp bóc, vô chính phủ”. Trump còn cảnh báo người biểu tình sẽ gặp “những con chó dữ tợn nhất” nếu tấn công hàng rào bảo vệ Nhà Trắng, song đám đông vẫn xô đổ hàng rào bên ngoài Nhà Trắng và đụng độ với lực lượng Mật vụ.
Các cuộc biểu tình đòi công lý cho Floyd gợi lên ký ức về các cuộc bạo loạn ở Ferguson, bang Missouri, năm 2014, sau khi một sĩ quan cảnh sát bắn chết một thanh niên người Mỹ gốc Phi bị nghi ngờ là cướp.
Giữa tâm dịch Covid-19 ở New York, thầy trò ĐH Brooklyn làm gì để vượt khó?
Điều làm nên sự vững mạnh của một tập thể là các thành viên có tâm huyết, trách nhiệm. Trường Đại học Brooklyn quyết tâm vượt qua được những khó khăn trong đại dịch Covid-19 là nhờ những con người như thế.
Ông Hamilton Raymond sắp xếp kho thực phẩm từ thiện cho sinh viên nghèo
Quan tâm đến những người châu Á và da màu
Ông Anthony Brown, Giám đốc văn phòng Bình đẳng Sắc tộc (Diversity and Equity Programs) ở trường Brooklyn luôn làm việc không mệt mỏi để hạn chế những bất bình đẳng đối với người châu Á và da màu. Ông luôn trực tiếp nhận và xử lý các lời than phiền hay các báo cáo từ giáo sư và học sinh về các vấn đề trên một cách chu đáo và nghiêm túc.
Hàng tuần ông đều nhắc nhở mỗi thành viên nên tôn trọng và đối xử bình đẳng với nhau và luôn bảo vệ cũng như nghiêm khắc nhắc nhở nếu có hiện tượng này xảy ra ở trong trường. Nhờ thế, trường đại học của tôi luôn là một ngôi trường an toàn và bình đẳng.
Luật sư Anthony Brown, trường Đại học Brooklyn
Nỗ lực tại trung tâm hỗ trợ việc làm
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều các thị trường việc làm của sinh viên khắp New York. Tuy nhiên, trung tâm việc làm Magner Career Center của trường Đại học Brooklyn đã thành công trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho các sinh viên trong tình hình tìm kiếm việc làm khó khăn chưa từng thấy như hiện nay.
Mùa xuân, hoa anh đào nở rộ trong trường Đại học Brooklyn
Bà Natalia Guarin-Klein, bà Sabine Saint-Cyr và ông Michael Sarrao, những người lãnh đạo trung tâm thường xuyên có những sáng kiến mới cho học sinh đi tìm việc, ví dụ có một khóa tự học 5 tuần (Career Readiness Academy) để giúp sinh viên trang bị kỹ năng giao tiếp khi phỏng vấn, cách đặt câu hỏi cho người tuyển dụng, bổ sung kỹ năng cho ngành nghề mình chọn, cách tạo một hồ sơ hoàn hảo...
Các em sinh viên phụ việc bán thời gian (student staffs) như em Samantha Blafford và Clifford Fontera, vừa hoàn thành học kỳ, vừa quản lý mạng xã hội của trung tâm Magner để có thể cập nhật được tin tức mới nhất đến từng sinh viên hàng giờ mỗi ngày.
Mặc dù thêm chương trình và thêm việc nhưng tất cả đều nói: "Niềm vui của chúng tôi là thấy học sinh tìm được việc làm ưng ý".
Ấm áp như một gia đình
Giáo sư Joshua Fogel gọi điện thoại và email hỏi thăm tình hình sức khỏe và sự an toàn của đồng nghiệp cũng như sinh viên thường xuyên. Đặc biệt đối với các giáo sư từ nơi khác đến.
Hoa tulip rực rỡ trong khuôn viên trường
Một mình trong thành phố này mùa dịch, tôi thường xuyên được thăm hỏi và động viên tinh thần từ các bạn đồng nghiệp Laura, Yoshie, Darlene, và Vincent. Thật là một cử chỉ ấm áp tình người.
Ông James Lynch, trưởng khoa của tôi thường gửi các lời cổ vũ cho các thành viên của khoa và kèm với những bài hát lạc quan và tươi vui.
Giáo sư Hersey Friedman và Dov Fischer, những người có thâm niên lâu năm tại trường, luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi liên quan đến công việc trong thời Covid-19.
Giáo sư Claudio Schapsis, người rất giỏi về kỹ thuật công nghệ trở thành chuyên viên tư vấn 24/7 cho đồng nghiệp về những thắc mắc trong lĩnh vực tin học chẳng hạn Zoom, Slack, Blackboard, Provost của nhà trường.
Bà Anne Lopez (Provost) nhắc nhở các giáo sư kiểm tra tình hình sức khỏe của sinh viên để kịp thời giúp đỡ nếu như bị nhiễm bệnh hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống.
Trường đại học Brooklyn đầy màu xanh
Bà Carolina Munoz, đại diện công đoàn nhà trường luôn trường trực có mặt để giúp đỡ các giáo sư và nhân viên trong trường gặp khó khăn về mặt hợp đồng và phúc lợi.
Ông Hamilton Raymond, phó chủ tịch bộ phận quản lý hoạt động sinh viên đã chuyển qua hoạt động trực tuyến 100%. Ông đã vận động được 11.000 USD cho chương trình Phát thức ăn từ thiện (BC Food Bank) để giúp đỡ sinh viên nghèo và các sinh viên là mẹ đơn thân của trường.
Tất cả vì "ngôi trường thân yêu của chúng ta" và "mình vì mỗi người, mỗi người sẽ vì mình". Đó là những điều mà tôi đang thấy tại trường Đại học Brooklyn thân thương này.
Thương lắm! Cái tổ ấm thứ hai của tôi tại thành phố New York!
Đôi tay đổi màu sau khi được cấy ghép Cô gái Ấn Độ được cấy ghép đôi tay từ một người đàn ông da màu hiến tặng. Qua thời gian, làn da sáng lên, rụng hết lông và không có nhiều khác biệt với người được cấy ghép. Năm 2016, Shreya Siddanagowder, một sinh viên ở Ấn Độ 18 tuổi, bị tai nạn xe buýt. Điều kiện chữa trị không đảm bảo...